Bài liên quan |
OpenAI đối mặt với việc bị điều tra do sản phẩm AI gây ra mối lo ngại |
Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số, gồm 6 chương với 51 điều, đặt ra khuôn khổ pháp lý đầu tiên cho lĩnh vực công nghiệp công nghệ số tại Việt Nam, đặc biệt là đối với trí tuệ nhân tạo (AI). Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026.
Một trong những nội dung trọng tâm và được chú ý nhất là quy định về dấu hiệu nhận dạng đối với hệ thống AI và sản phẩm AI tạo ra, nhằm đảm bảo tính minh bạch, an toàn và kiểm soát trong quá trình phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
![]() |
Sản phẩm AI tạo ra phải có dấu hiệu nhận dạng từ năm 2026 |
Tại Điều 44 của Luật, quy định rõ: Các hệ thống trí tuệ nhân tạo tương tác trực tiếp với con người bắt buộc phải có thông báo cho người sử dụng biết rằng họ đang tương tác với một hệ thống trí tuệ nhân tạo – trừ trường hợp người dùng đã hiển nhiên nhận biết được điều đó.
Bên cạnh đó, các sản phẩm công nghệ số do AI tạo ra, thuộc Danh mục do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, cũng phải có dấu hiệu nhận dạng rõ ràng, có thể được con người hoặc máy móc nhận biết. Mục tiêu là tránh việc nhầm lẫn giữa sản phẩm của con người và sản phẩm do AI tạo ra, từ đó góp phần bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo minh bạch trong môi trường số.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cũng được giao trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực thi quy định này.
Luật Công nghiệp công nghệ số lần đầu tiên xác lập một bộ nguyên tắc phát triển, cung cấp và triển khai sử dụng trí tuệ nhân tạo. Những nguyên tắc này là kim chỉ nam để định hướng các chủ thể tham gia hệ sinh thái AI tại Việt Nam, bao gồm:
Đặc biệt, Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ sẽ căn cứ tình hình thực tiễn của ngành, lĩnh vực mình phụ trách để ban hành hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc AI cho phù hợp.
Việc Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý cho lĩnh vực công nghệ số và trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Với yêu cầu minh bạch, kiểm soát rủi ro và bảo vệ người tiêu dùng, Luật không chỉ đặt nền móng cho một môi trường công nghệ an toàn mà còn định hướng sự phát triển có trách nhiệm và bền vững của AI trong thời đại số.