Thứ ba 01/07/2025 12:21
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử

24/03/2025 13:43
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là truyền thống tốt đẹp được người dân gìn giữ cho đến ngày nay.

Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc là việc thờ cúng và linh thiêng hóa những nhân vật có công trạng lớn với đất nước và dân tộc. Khi họ qua đời, hậu thế nhớ ơn, tôn thờ là thần, thánh và được người dân thành tâm thờ cúng. Những người có công với đất nước thường được nhà nước phong kiến công nhận chính thức, sắc phong thần và có quy định cụ thể về thiết chế thờ cúng. Ở Việt Nam, rất nhiều anh hùng dân tộc được nhân dân tôn vinh, thờ phụng, họ là những người yêu nước, thương dân, đánh giặc cứu nước, chữa bệnh, tổ nghề… Tiêu biểu như: thờ cúng Quốc Tổ Hùng Vương (tên gọi chung của 18 đời Vua Hùng trong họ Hồng Bàng), Kinh Dương Vương, An Dương Vương, Phù Đổng Thiên Vương, Hai Bà Trưng… Thông qua tín ngưỡng, hậu thế có thể hiểu rõ hơn về công lao to lớn của các vị anh hùng, đồng thời thế hệ sau còn ý thức hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học tập và rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử
Di tích lịch sử Quốc gia đền Đuổm (Phú Lương, Thái Nguyên).

Trải qua hàng trăm năm xây dựng, nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật trên khắp cả nước bị xuống cấp, hư hỏng nặng nề, cần được tu bổ, sửa chữa. Việc tu bổ, tôn tạo di tích tiếp tục được quan tâm trong Chương trình mục tiêu quốc gia chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người giai đoạn 2025-2030. Theo đó đến năm 2030 sẽ có 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo.

Mặc dù, hàng năm Nhà nước đều quan tâm đầu tư kinh phí để trùng tu và tôn tạo nhưng nguồn lực này chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nhiều di tích trên cả nước vẫn đang xuống cấp nghiêm trọng cần sớm được trùng tu.

Di tích lịch sử Quốc gia đền Đuổm (Phú Lương, Thái Nguyên) là một trong số đó. Di tích này có tổng diện tích khuôn viên khoảng 3,7ha. Tương truyền, ngôi đền được nhân dân trong vùng dựng lên từ năm 1180 để phụng thờ danh tướng Dương Tự Minh - người có công lao to lớn trong việc giành lại đất đai từ tay giặc Tống và bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía Bắc Đại Việt.

Đền được dựng theo lối kiến trúc Á Đông, kiểu tam cấp gồm: Đền Thượng là nơi thờ Mẫu Địa; đền Trung thờ Phò Mã Đô úy Dương Tự Minh; đền Hạ là hai phủ thờ công chúa Diên Bình và công chúa Thiều Dung - hai phu nhân của danh tướng Dương Tự Minh. Năm 1993, Di tích đền Đuổm được Bộ Văn hóa, Thể thao công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia; năm 2017 Lễ hội đền Đuổm được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Theo các cụ cao niên trong vùng: Trước năm 1980, Di tích lịch sử đền Đuổm chưa có nhiều hạng mục công trình, chỉ gồm ngôi đền Trung có diện tích 40m2 và đền Hạ là phủ thờ 2 vị công chúa (15m²). Các hạng mục được làm giản đơn với cột tre mái lợp lá cọ. Các khu vực thờ tự khác chủ yếu là cây hương, hoặc đặt bát hương. Qua nhiều năm tháng và thời tiết khắc nghiệt, vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, lá tự nhiên, nên Đền bị hư hại, xuống cấp, nhân dân trong vùng hằng năm phải tu sửa để tổ chức các nghi lễ vào ngày 5, 6 tháng Giêng. Từ năm 1980 đến năm 2023, chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng đã 9 lần tu bổ, tôn tạo Đền. Lần tu bổ, tôn tạo năm 1993, cổng tam quan được đầu tư xây dựng theo kiến trúc thời Lý.

Từ nguồn xã hội hóa, mỗi lần tu bổ, tôn tạo, Di tích lại được mở rộng hơn và xây dựng bằng các vật liệu tốt hơn. Tuy nhiên, các vật liệu xây dựng được lựa chọn đưa vào công trình chưa đảm bảo yếu tố lịch sử và niên đại. Hơn thế, quy mô tổng thể của Di tích đòi hỏi được đầu tư xây dựng bài bản, khoa học, phù hợp với kiến trúc, đảm bảo tính lịch sử, xứng tầm giá trị di tích phụng thờ đức thánh Đuổm.

Toàn bộ nguồn kinh phí dành cho tu bổ, tôn tạo, xây dựng mới và mở rộng Đền từ trước đến nay đều từ nguồn xã hội hóa. Nhưng do kính phí hạn hẹp nên các hạng mục công trình được xây dựng, tu bổ, tôn tạo, sửa chữa cơ bản mang tính chất tạm thời, chưa đạt đư
Toàn bộ nguồn kinh phí dành cho tu bổ, tôn tạo, xây dựng mới và mở rộng Đền từ trước đến nay đều từ nguồn xã hội hóa. Nhưng do kính phí hạn hẹp nên các hạng mục công trình được xây dựng, tu bổ, tôn tạo, sửa chữa cơ bản mang tính chất tạm thời, chưa đạt được độ bền chắc lâu dài, thiếu đồng bộ, ảnh hưởng tới mỹ quan chung của Di tích.

Theo PGS.TS Trần Lâm Biền, đền Đuổm được xếp hạng di tích lịch sử- danh thắng quốc gia từ năm 1993 nhưng về tổng thể, có thể đánh giá các hạng mục trong quần thể di tích không xứng tầm, chủ yếu là các hạng mục nhỏ bé. Trước đây, hạ tầng di tích là tranh tre nứa lá, đơn sơ, không có nhiều hạng mục mang giá trị nghệ thuật. Vì thế mà từ năm 1980 đến nay, quần thể di tích đã trải qua đến 9 lần tu bổ, tôn tạo. Do điều kiện khó khăn về kinh phí nên việc tu bổ còn nhỏ lẻ, chắp vá, thậm chí tùy tiện. Thực trạng hiện nay, nhiều hạng mục đang tiếp tục xuống cấp trầm trọng. Không chỉ kết cấu mà tính thẩm mỹ, độ an toàn của hạng mục công trình di tích cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thời gian, thời tiết và địa thế của di tích nằm ở vị trí sườn núi đá. Việc tu bổ, tôn tạo di tích do đó không chỉ là nguyện vọng, mong muốn của chính quyền địa phương và nhân dân mà còn là yêu cầu cấp thiết, như một cách ứng xử văn hóa nhằm tôn vinh công lao to lớn của bậc tiền nhân.

Đền được dựng theo lối kiến trúc Á Đông.
Đền được dựng theo lối kiến trúc Á Đông.

Vấn đề đặt ra là cần phải tu bổ, tôn tạo di tích một cách chuẩn mực, không làm to hơn nhưng phải đẹp hơn, tốt hơn. Hiện trạng di tích cho thấy dấu vết nhiều lần sửa chữa, nhiều hạng mục được xây dựng mới làm phai mờ dấu tích khởi nguyên. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, ở đây dấu tích khởi nguyên của thời Lý là không có.

Bằng lòng kính trọng của thế hệ hôm nay, với mong muốn đặt đền thờ danh tướng Dương Tự Minh trong hệ thống đền thờ mang dấu ấn bản sắc văn hóa dân tộc, với đầy đủ những giá trị biểu tượng truyền thống, chúng ta cần có ý thức làm cho ngôi đền thờ ngài đẹp hơn, mang ý nghĩa về giá trị biểu tượng văn hóa tâm linh cao hơn.

Việc nghiên cứu kỹ mọi khía cạnh để triển khai tu bổ, tôn tạo sẽ giúp thể hiện rõ được những giá trị lịch sử, những thông điệp từ các bậc tiền nhân, thể hiện qua kiến trúc và các hiện vật, đồ thờ. Như thế, việc tu bổ, tôn tạo sẽ góp phần nâng tầm giá trị di tích, tạo điểm nhấn đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tâm linh của người dân địa phương và du khách thập phương.

Điều cần chú ý là những giá trị biểu tượng trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung, tại công trình di tích đền Đuổm nói riêng cần được chú trọng. Ý nghĩa sâu xa của từng biểu tượng linh vật, từng đường nét, ẩn ý, thông điệp… đều cần được làm cho ra bản sắc văn hóa Việt Nam, không thể tùy tiện, chắp vá như một số yếu tố đang tồn tại trong các hạng mục tại di tích hiện nay.

Để bảo đảm an toàn cho nhân dân, du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh và hành lễ an toàn, đồng thời bảo quản các linh vật tại Đền không bị hư hại, việc tu bổ, tôn tạo Di tích đền Đuổm là bức thiết, quan trọng; cần được triển khai khẩn trương, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, mang lại nhiều lợi ích chung cho xã hội.

Bởi vậy, chính quyền địa phương và ngành chức năng đã tích cực triển khai các bước theo quy định. Các hạng mục được tu bổ, tôn tạo lần này gồm: Đền Thượng; đền Trung (khu thờ tự chính của Di tích); 2 phủ thờ nhị vị công chúa; lầu chuông; khu vực hàng rào, cảnh quan Di tích.

Tất cả các hạng mục được làm mới, bề thế, hoành tráng hơn và được thiết kế xây dựng giữ nguyên bản theo kiến trúc thời Lý. Các loại vật liệu xây dựng có độ bền chắc. Tổng kinh phí xây dựng từ nguồn xã hội hóa khoảng 22 tỷ đồng.

Việc tu bổ, tôn tạo Đền là hết sức cần thiết, đáp ứng niềm mong đợi của nhân dân trong vùng. Chính vì thế, việc đơn vị thi công khởi động triển khai đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Hàng trăm lượt người địa phương đến giúp Ban Quản lý dọn dẹp mặt bằng, di chuyển các linh vật phục vụ tế lễ và tài sản của Di tích đến các vị trí an toàn, tránh thất lạc; vỡ, hỏng.

Việc tu bổ, tôn tạo lần này hứa hẹn làm cho Di tích xứng tầm hơn với giá trị lịch sử. Đền thờ Đức thánh Đuổm vẫn uy linh dựa vào chân núi Đuổm, hướng mặt ra cánh đồng rộng rãi, xa xa là những ngọn núi tựa như cánh nhạn bay, tạo nên cảnh quan vừa thơ mộng vừa hùng vĩ của Di tích.

Theo hoanhap.vn
Tin bài khác
Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực

Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực

Hôm nay (ngày 1/7), nhiều chính sách mới liên quan thiết thực đến đời sống người dân bắt đầu có hiệu lực.
Công bố nhân sự lãnh đạo 36 đơn vị hành chính mới tại Bình Dương

Công bố nhân sự lãnh đạo 36 đơn vị hành chính mới tại Bình Dương

Sáng 30/6, đồng loạt 36 xã, phường mới của Bình Dương tiến hành lễ công bố các nghị quyết, quyết định quan trọng về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.
Ông Bùi Thanh Nhân giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh

Ông Bùi Thanh Nhân giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ra quyết định giao nhiệm vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh cho ông Bùi Thanh Nhân kể từ ngày 1-7-2025, nhiệm kỳ 2023-2028.
Thời tiết hôm nay 1/7: Bắc Bộ đang trong cao điểm mưa lớn

Thời tiết hôm nay 1/7: Bắc Bộ đang trong cao điểm mưa lớn

Thời tiết hôm nay 1/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa, Bắc Bộ nhiều nơi có mưa to, lũ xuất hiện trên các sông; Trung Bộ trưa nay có nắng nóng, chiều tối có mưa to cục bộ đến ngày 5/7; Nam Bộ trưa có nắng gián đoạn, mưa dông về chiều.
Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Từ 1/7/2025, Quảng Trị và Quảng Bình hợp nhất thành tỉnh Quảng Trị. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt hành chính - phát triển, mở ra cơ hội liên kết vùng và phát triển bền vững.
Thời tiết ngày mai 1/7/2025: Miền Bắc “mưa chồng mưa” liên tiếp

Thời tiết ngày mai 1/7/2025: Miền Bắc “mưa chồng mưa” liên tiếp

Thời tiết ngày mai 1/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc tiếp diễn mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Cầu Tam Thanh – “Trăng trên sông”: Biểu tượng kiến trúc mới của TP Tam Kỳ

Cầu Tam Thanh – “Trăng trên sông”: Biểu tượng kiến trúc mới của TP Tam Kỳ

Khám phá phương án kiến trúc “Trăng trên sông” – thiết kế giành giải cao nhất trong cuộc thi kiến trúc cầu Tam Thanh, Quảng Nam, với hình ảnh vầng trăng in bóng trên Trường Giang đầy chất thơ và bản sắc dân tộc.
Thời tiết hôm nay 30/6: Hà  Nội có mưa dông về chiều tối

Thời tiết hôm nay 30/6: Hà Nội có mưa dông về chiều tối

Thời tiết hôm nay 30/6, Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn diện rộng đến ngày 2/7; Bắc Trung Bộ ngày trời nắng, có mưa dông về chiều tối; Tây Nguyên mưa về chiều tối; Nam Bộ tăng mưa từ ngày mai.
Sẵn sàng cho lễ công bố sáp nhập đơn vị hành chính tại Quảng Bình – Quảng Trị

Sẵn sàng cho lễ công bố sáp nhập đơn vị hành chính tại Quảng Bình – Quảng Trị

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa kiểm tra công tác chuẩn bị lễ công bố nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình, sự kiện sẽ được tổ chức trang trọng, truyền hình trực tiếp toàn quốc.
Thời tiết ngày mai 30/6/2025: Miền Bắc mưa to liên tục nhiều ngày

Thời tiết ngày mai 30/6/2025: Miền Bắc mưa to liên tục nhiều ngày

Thời tiết ngày mai 30/6/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Doanh nghiệp đang “chạy đua” cho mục tiêu Net Zero vào năm 2050

Doanh nghiệp đang “chạy đua” cho mục tiêu Net Zero vào năm 2050

Không còn là cam kết trên giấy, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực chuyển đổi công nghệ, tái cấu trúc chuỗi cung ứng và đẩy mạnh đầu tư xanh, nhằm hiện thực hóa mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên, hành trình này vẫn còn nhiều thử thách nếu thiếu cơ chế hỗ trợ rõ ràng và đồng hành từ chính sách.
Từ 1/7/2025: Lương hưu sẽ có thay đổi lớn

Từ 1/7/2025: Lương hưu sẽ có thay đổi lớn

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ ngày 1/7 tới, mức lương hưu hàng tháng đối với lao động nữ được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Thời tiết hôm nay 29/6: Bắc Bộ trưa và chiều nay trời oi, Trung Bộ nắng nhiều

Thời tiết hôm nay 29/6: Bắc Bộ trưa và chiều nay trời oi, Trung Bộ nắng nhiều

Thời tiết hôm nay 29/6, miền Bắc nhiều nơi mưa lớn đến ngày 2/7, cảnh báo lũ lên ở các sông; Trung Bộ nắng nóng cục bộ; Tây Nguyên và Nam Bộ trưa nay trời nắng, có mưa dông về chiều.
Thời tiết ngày mai 29/6/2025: Mưa lớn kéo dài, miền Bắc đối mặt nguy cơ ngập úng

Thời tiết ngày mai 29/6/2025: Mưa lớn kéo dài, miền Bắc đối mặt nguy cơ ngập úng

Thời tiết ngày mai 29/6/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc mưa lớn ở nhiều nơi, đặc biệt vùng núi và khả năng tâm điểm là Hà Giang. Trung Bộ chủ yếu vẫn có nắng, có nơi nắng nóng. Tây Nguyên và Nam Bộ mưa giông vào tầm chiều.
Quảng Trị: Đồng bộ hạ tầng làm bệ phóng cho nông thôn mới phát triển bền vững

Quảng Trị: Đồng bộ hạ tầng làm bệ phóng cho nông thôn mới phát triển bền vững

Quảng Trị tập trung đầu tư đồng bộ hạ tầng nông thôn, từ giao thông, điện, trường học đến văn hóa, tạo nền tảng phát triển bền vững và nâng cao chất lượng sống người dân.