Thứ tư 23/07/2025 07:28
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Trung Quốc hưởng lợi từ kiểm soát xuất khẩu chip AI của Mỹ

Lệnh kiểm soát chip AI của Mỹ khiến Nvidia thiệt hại hàng tỷ USD, nhưng lại tạo cơ hội vàng cho Huawei và Cambricon – hai doanh nghiệp chip Trung Quốc đang vươn lên thay thế, trong cuộc đua công nghệ.
Trung Quốc hưởng lợi từ kiểm soát xuất khẩu chip AI của Mỹ
Trung Quốc hưởng lợi từ kiểm soát xuất khẩu chip AI của Mỹ.

Việc Mỹ siết chặt kiểm soát đối với các dòng chip AI của Nvidia đang tạo cơ hội vàng cho các đối thủ nội địa Trung Quốc, như Huawei và Cambricon Technologies, theo nhận định của giới phân tích ngành bán dẫn.

Theo đó, Bộ Thương mại Mỹ hồi tuần trước thông báo rằng dòng chip H20 của Nvidia – từng được thiết kế để né các hạn chế trước đó – giờ đây cũng phải xin giấy phép xuất khẩu. Một số dòng chip từ hãng AMD cũng chịu ảnh hưởng tương tự. Nvidia đã tạm dừng xuất khẩu các GPU liên quan và ước tính thiệt hại khoảng 5,5 tỷ USD trong quý này.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng tổn thất của Nvidia có thể trở thành cơ hội cho các nhà sản xuất chip Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh đang tăng tốc tìm kiếm các giải pháp thay thế trong nước. Trong đó, Huawei được xem là ứng viên sáng giá nhất.

Ông Brady Wang, Giám đốc phụ trách nghiên cứu tại Counterpoint Research, cho biết Trung Quốc đã có một số công ty nội địa phát triển chip cạnh tranh trực tiếp với Nvidia, như Huawei và Cambricon – doanh nghiệp nhà nước được niêm yết công khai và chuyên thiết kế GPU.

Cổ phiếu của Cambricon đã tăng hơn 10% trong vòng 5 phiên gần nhất, và tăng hơn 400% trong 12 tháng qua, nhờ kỳ vọng hưởng lợi từ lệnh cấm xuất khẩu chip của Mỹ.

Huawei tăng tốc, nhưng thách thức vẫn còn

Huawei hiện đang phát triển dòng chip Ascend 910, với phiên bản mới nhất được cho là Ascend 910C. Theo báo cáo của SemiAnalysis, dù công nghệ chip của Huawei vẫn đi sau Nvidia một thế hệ, song hiệu suất phần cứng đang được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, sản lượng chip AI của Trung Quốc vẫn bị hạn chế nghiêm trọng do thiếu cơ sở sản xuất hiện đại. Huawei không tự sản xuất chip, mà phải phụ thuộc vào các nhà máy đúc (foundry). Trước đây, họ từng hợp tác với TSMC – công ty sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới, nhưng giờ đây TSMC không còn được phép giao chip cao cấp cho Huawei do quy định kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.

Điều này buộc Trung Quốc phải trông cậy vào những cái tên trong nước như SMIC. Tuy nhiên, SMIC cũng đang nằm trong danh sách hạn chế, không được tiếp cận các thiết bị sản xuất chip tiên tiến từ Mỹ và châu Âu, khiến năng lực sản xuất vẫn bị bó hẹp.

Ông Phelix Lee, chuyên gia phân tích tại Morningstar, nhận định rằng Huawei có thể thiết kế chip giỏi, nhưng sẽ không thể nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất chip tương đương H20 để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Các lỗ hổng kiểm soát và tồn kho chiến lược

Dù vậy, theo các chuyên gia, các công ty Trung Quốc chưa cần vội vàng lấp đầy khoảng trống do H20 để lại. Trước khi các hạn chế mới có hiệu lực, các doanh nghiệp đã kịp đặt hàng lượng lớn GPU từ Nvidia. Một báo cáo cho biết riêng trong quý I/2025, các công ty Trung Quốc đã đặt hơn 16 tỷ USD chip H20.

Ông Brady Wang cho rằng lượng hàng tồn kho này có thể giúp Trung Quốc "câu giờ", để các công ty nội địa nâng cao năng lực sản xuất. Trong ngắn hạn, ảnh hưởng của lệnh cấm là có giới hạn, còn về dài hạn, thành công sẽ phụ thuộc vào tốc độ phát triển chip nội địa.

Một điểm đáng chú ý là dù bị cấm, Huawei vẫn có thể tiếp cận các thành phần linh kiện từ nước ngoài. Theo SemiAnalysis, chip Ascend hiện tại vẫn chứa HBM (bộ nhớ băng thông cực cao) từ Hàn Quốc, tấm wafer từ TSMC, và được lắp ráp nhờ thiết bị đến từ Mỹ, Hà Lan và Nhật Bản. Điều này cho thấy các biện pháp kiểm soát của Mỹ vẫn tồn tại nhiều kẽ hở.

Thậm chí, SMIC – nhà máy sản xuất chính của Huawei – có thể mở rộng công suất đáng kể nếu tiếp tục mua được thiết bị sản xuất từ nước ngoài và không gặp phải các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn.

Gần đây, TSMC cũng bị Bộ Thương mại Mỹ điều tra sau khi một mẫu chip do họ sản xuất cho công ty Sophgo (Trung Quốc) trùng khớp với bộ xử lý AI Ascend 910B của Huawei.

Nhiều chuyên gia bán dẫn đã bày tỏ hoài nghi về tính hiệu quả của các lệnh cấm mới. Theo ông Paul Triolo, Phó chủ tịch cấp cao tại DGA Group, các biện pháp kiểm soát chủ yếu đang làm tổn hại các công ty Mỹ – bao gồm cả Nvidia – trong khi tác động thực tế lên năng lực phát triển AI của Trung Quốc là khá hạn chế.

Thay vì kìm hãm, lệnh cấm có thể đang thúc đẩy ngành bán dẫn Trung Quốc đổi mới mạnh mẽ hơn, và hướng tới việc “loại bỏ phụ thuộc vào công nghệ Mỹ” trong thiết kế và sản xuất.

Tin bài khác
Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025: Phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025: Phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025 với chủ đề chuyên sâu về nâng cấp sản xuất thông minh, phát triển hệ sinh thái bán dẫn và tăng trưởng bền vững. Đây là sự kiện nhằm cụ thể hóa các định hướng của Nghị quyết 57-NQ/TW, tạo cầu nối giữa chính sách của Chính phủ và thực tiễn triển khai tại doanh nghiệp.
Xuất khẩu công nghệ tăng tốc vượt trội tại châu Á

Xuất khẩu công nghệ tăng tốc vượt trội tại châu Á

Xuất khẩu công nghệ tại châu Á đã tăng vượt trội so với nhóm phi công nghệ, với khoảng cách lớn nhất ghi nhận ở Thái Lan, theo báo cáo mới nhất của Nomura.
Kinh tế số và công nghệ chiến lược: Lối đi tất yếu cho mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam

Kinh tế số và công nghệ chiến lược: Lối đi tất yếu cho mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam

Kinh tế số và công nghệ chiến lược đang trở thành hai trụ cột then chốt trong mô hình tăng trưởng mới, dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trong giai đoạn 2026–2030.
Huawei trở lại ngôi vương thị trường smartphone Trung Quốc

Huawei trở lại ngôi vương thị trường smartphone Trung Quốc

Lần đầu tiên sau hơn bốn năm, Huawei đã vượt qua các đối thủ nội địa để dẫn đầu thị trường smartphone Trung Quốc, bất chấp sức mua yếu và tổng lượng tiêu thụ toàn ngành giảm sút.
Giao hàng hỏa tốc: Cuộc đua của những “ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc

Giao hàng hỏa tốc: Cuộc đua của những “ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc

Alibaba và JD.com đang đổ hàng tỷ USD vào cuộc chiến giành ngôi vương thị trường bán lẻ tức thời tại Trung Quốc, trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và cạnh tranh khốc liệt với Meituan.
AI đang làm sụt giảm nhu cầu tuyển dụng tại Anh

AI đang làm sụt giảm nhu cầu tuyển dụng tại Anh

Nhiều doanh nghiệp tại Anh đang giảm tuyển dụng ở các vị trí dễ dàng bị thay thế bởi AI, cho thấy công nghệ này đang tác động rõ nét đến thị trường lao động và chiến lược nhân sự.
Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025”: Cú hích cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025”: Cú hích cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025” sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 4 - 6/9/2025.
Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại

Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại

Cụ bà N.T.C 85 tuổi vừa được phẫu thuật giải ép rễ thần kinh điều trị hẹp ống sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Phú Quốc. Chỉ sau một ngày, người bệnh đã có thể ngồi dậy và đi lại - kết quả vượt mong đợi đối với người bệnh cao tuổi có bệnh lý vùng cột sống và nền sức khỏe phức tạp.
Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá 4000 tỷ USD

Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá 4000 tỷ USD

Nvidia trở thành công ty đầu tiên chạm mốc vốn hóa 4.000 tỷ USD, phản ánh vai trò dẫn đầu trong làn sóng AI toàn cầu và niềm tin mạnh mẽ từ Phố Wall.
Từ năm 2026, hàng hóa online bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng

Từ năm 2026, hàng hóa online bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng

Từ 2026, tất cả hàng hóa online trên thương mại điện tử phải công bố chứng nhận chất lượng theo nhóm rủi ro, truy xuất nguồn gốc và tuân thủ quy định mới.
"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

Tại buổi toạ đàm: “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI" diễn ra sáng nay (9/7), ông Trần Khánh Tư đã chia sẻ 5 bước ứng dụng AI giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tăng trưởng vượt bậc.
Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Shark Hưng nhận định AI là cơ hội lớn, dữ liệu là “vàng mới”, doanh nghiệp nào làm chủ được công nghệ, sẽ chiến thắng trong kỷ nguyên chuyển đổi số toàn diện.
"Công nghệ AI thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

"Công nghệ AI thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

Công nghệ AI đang tạo ra cuộc chuyển đổi sâu rộng, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên mới. Đây cũng là nhận định được ông Bùi Quang Hiếu - Giảng viên tại Viện Quản trị & Công nghệ FSB (Đại học FPT) chia sẻ mới đây.
Giá điện thoại HONOR tháng 7/2025 giảm mạnh: Cơ hội tốt để nâng cấp

Giá điện thoại HONOR tháng 7/2025 giảm mạnh: Cơ hội tốt để nâng cấp

Tháng 7/2025, giá điện thoại HONOR tại Việt Nam giảm mạnh, từ phân khúc phổ thông đến cao cấp. HONOR 400 series chính thức mở bán, với giá từ 8,8 triệu đồng.
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ tiêu chí chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ tiêu chí chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn.