Thứ bảy 12/07/2025 18:08
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

TP. Hồ Chí Minh tinh gọn bộ máy, giảm 24 đảng bộ, 8 sở, 5 cơ quan hành chính

Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM có định hướng sắp xếp bộ máy bước đầu, trên tinh thần bám sát chỉ đạo của Trung ương, trong đó nghiên cứu đề xuất sắp xếp theo hướng Trung ương có Bộ nào thì Thành phố có Sở tương ứng.

Theo đó, dự kiến TP. HCM sau khi sáp nhập, tinh gọn bộ máy, giảm được 24 đảng bộ, 8 sở, 5 cơ quan hành chính thuộc UBND Thành phố. Thông tin trên đã được bà Văn Thị Bạch Tuyết - Trưởng Ban tổ chức Thành ủy TP. HCM nêu tại Hội nghị triển khai việc tổng kết Nghị quyết 18 vào chiều 04/12/2024.

Trên cơ sở đó, sau khi rà soát hệ thống cơ sở đảng cùng các cơ quan trực thuộc chính quyền TP. HCM, Ban Thường vụ Thành ủy đã đưa ra định hướng sắp xếp bộ máy hệ thống chính trị bước đầu tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại Thành phố.

dự kiến TP. HCM sau khi sáp nhập, tinh gọn bộ máy, giảm được 24 đảng bộ, 8 sở, 5 cơ quan hành chính thuộc UBND Thành phố.
Dự kiến TP. HCM sau khi sáp nhập, tinh gọn bộ máy, giảm được 24 đảng bộ, 8 sở, 5 cơ quan hành chính thuộc UBND Thành phố.

Về khối đảng, sáp nhập Ban Tuyên giáo vào Ban Dân vận Thành ủy; nghiên cứu kết thúc hoạt động của 11 Đảng Đoàn, ba Ban Cán sự Đảng và Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng TP. Thành lập mới hai Đảng bộ trực thuộc Thành ủy gồm Đảng bộ cơ quan Đảng Đoàn thể Tư pháp TP và Đảng bộ Khối Chính quyền TP.

Theo đó, chuyển các tổ chức Đảng trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND Thành phố, Mặt trận Tổ Quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, các tổ chức Đảng, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ về thuộc Đảng bộ cơ quan Đảng Đoàn thể Tư pháp Thành phố.

Chuyển các tổ chức Đảng trong các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Thành phố và 24 Đảng bộ cấp trên cơ sở về trực thuộc Đảng bộ Khối Chính quyền.

Ba Đảng bộ Quân sự, Công an, Bộ đội biên phòng Thành phố được giữ như hiện nay.

Các Đảng bộ được chuyển về Đảng bộ Khối Chính quyền gồm: các Đảng bộ cấp trên cơ sở ở các Tổng công ty nhà nước, Đảng bộ Lực lượng TNXP, Liên hiệp các hợp tác xã thương mại, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Cục Hải quan, Viễn thông, Bưu điện, Đại học quốc gia, Khối Đại học – Cao đẳng Thành phố; Đảng bộ Khối cơ quan Trung ương TP, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Thành phố, Đảng bộ khối cơ sở Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đảng bộ Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giao thông vận tải.

Nghiên cứu chuyển giao một số tổ chức cơ sở Đảng và loại hình doanh nghiệp sự nghiệp về trực thuộc các Quận, Huyện ủy, Thành ủy TP. Thủ Đức.

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP. HCM Văn Thị Bạch Tuyết
Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP. HCM Văn Thị Bạch Tuyết (Ảnh: VGP)

Bà Văn Thị Bạch Tuyết cho biết sau khi sắp xếp theo định hướng trên, Đảng bộ TP. HCM còn 27 Đảng bộ trực thuộc, giảm 24 Đảng bộ.

Về Khối chính quyền, TP. HCM nghiên cứu sáp nhập các cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác thuộc UBND Thành phố trên nguyên tắc Trung ương có Bộ nào thì Thành phố có Sở tương ứng

Theo đó, sẽ nghiên cứu sáp nhập 10 Sở, kết thúc hoạt động 2 Sở; nghiên cứu sắp xếp các cơ quan: Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp, Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao, Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu chế xuất và công nghiệp TP và Văn phòng thường trực Ban An toàn giao thông TP.

Cụ thể, nghiên cứu sáp nhập Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư, chuyển đổi Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp thành đơn vị trực thuộc.

Nghiên cứu sáp nhập Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc; chuyển Văn phòng thường trực Ban An toàn giao thông thành đơn vị trực thuộc.

Nghiên cứu sáp nhập Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp, tài nguyên và môi trường; chuyển một số nhiệm vụ khác của hai Sở này về các Sở, cơ quan có liên quan và chuyển Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao thành đơn vị trực thuộc.

Nghiên cứu sáp nhập Sở Du lịch và Sở Văn hóa và Thể thao; nghiên cứu sáp nhập Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ, chuyển đổi số; chuyển một số nhiệm vụ khác về các Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan.

Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Sở Lao động - thương binh và xã hội, chuyển nhiệm vụ về Sở Nội vụ, Sở Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thể thao.

Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Sở An toàn thực phẩm, chuyển nhiệm vụ về Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương.

Nghiên cứu sáp nhập Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ vào Ban Dân tộc Thành phố; sáp nhập Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố và Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết cho biết nếu thực hiện theo phương án này, TP.HCM sẽ giảm 8 Sở và 5 cơ quan hành chính khác thuộc UBND TP.

Ngoài ra, nghiên cứu sắp xếp các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND TP gồm các ban quản lý, đơn vị sự nghiệp báo chí,giáo dục, y tế… Nghiên cứu cách thức hoạt động sáp nhập đối với một số ban chỉ đạo cấp thành, chỉ giữ lại Ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ cần thiết.

Từng cơ quan, đơn vị trực thuộc Thành phố xây dựng đề án sắp xếp đơn vị trực thuộc.

Với cấp huyện, TP. HCM nghiên cứu, xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo hướng: Đề xuất sáp nhập Ban Dân vận và Ban Tuyên giáo; thành lập Đảng bộ khối Đảng, Đoàn thể, Tư pháp cấp huyện và Đảng bộ Khối Chính quyền cấp huyện. Nghiên cứu, đề xuất sáp nhập phòng Kinh tế và phòng Tài chính - Kế hoạch; kết thúc hoạt động đối với phòng Lao động - thương binh và xã hội.

Nghiên cứu, đề xuất sắp xếp các đơn vị sự nghiệp thuộc quận, huyện. Riêng TP. Thủ Đức có nghiên cứu, đề xuất phù hợp với đặc điểm, tình hình.

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP. HCM Văn Thị Bạch Tuyết thông tin thêm, việc sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ tiến hành song song với công tác Đại hội Đảng bộ và các công tác thường xuyên khác. Vì vậy, Ban Thường vụ Thành ủy đề nghị lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương, đơn vị quan tâm triển khai thực hiện.

Đó là hoàn thành công tác kiểm điểm, phân tích chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên và đánh giá cán bộ năm 2024 gửi về Ban Tổ chức chậm nhất vào ngày 15/12/2024.

Các tổ chức Đảng trực thuộc Thành ủy tập trung triển khai chủ trương tổng kết Nghị quyết 18 và sắp xếp, tinh gọn, tổ chức bộ máy trong các đơn vị trực thuộc, quán triệt kỹ, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên khi xây dựng đề án và triển khai thực hiện… Các đơn vị gửi đề án cho Ban Tổ chức Thành ủy trước ngày 20/12/2024.

Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố xây dựng báo cáo thực hiện Nghị quyết 18, đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, cơ quan chính quyền TP, các sở …, gửi Ban Tổ chức Thành ủy trước ngày 20/12/2024.

Quận ủy, Huyện ủy, Thành ủy TP. Thủ Đức, các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố không thuộc diện kết thúc hoạt động sáp nhập, xây dựng đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của đơn vị, trình Ban Thường vụ trước 20/12/2024.

Đảng ủy cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy thuộc diện sắp xếp phối hợp với ban tổ chức Thành ủy, cơ quan đơn vị có liên quan xây dựng đề án sắp xếp của đảng bộ mình trình Ban thường vụ Thành ủy xem xét.

Sau khi có kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy triển khai thực hiện tiếp tục chuyển giao tổ chức đảng, đảng viên thực hiện các thủ tục bàn giao, tiếp nhận tài liệu, hồ sơ… theo quy định.

Ban Thường vụ Thành ủy giao Ban Tổ chức Thành ủy xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương; phối hợp Sở Nội vụ TP tham mưu xây dựng chính sách cho cán bộ, đảng viên, các đối tượng thuộc diện phải sắp xếp, trình Ban Thường vụ Thành ủy vào cuối năm nay.​

Tin bài khác
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh logistics xanh và phát triển bền vững giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Luật Việc làm sửa đổi được đánh giá là một bước ngoặt lớn để thống nhất quản lý thị trường lao động, trọng tâm là vận hành sàn giao dịch việc làm quốc gia từ tháng 9/2025.
Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Ông Hồ Văn Mừng yêu cầu đến ngày 30/9/2025 tất cả các dự án phải giải ngân vốn đầu tư công tối thiểu 70% tại tỉnh An Giang; khẩn trương thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng.
Tập đoàn Sumitomo mở đầu dòng vốn FDI vào Phú Thọ hậu hợp nhất

Tập đoàn Sumitomo mở đầu dòng vốn FDI vào Phú Thọ hậu hợp nhất

Chiều 10/7, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Trần Duy Đông tiếp lãnh đạo Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) – đoàn công tác doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên kể từ sau hợp nhất tỉnh.
Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tới châu Á diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington chuẩn bị áp thuế mạnh tay lên nhiều quốc gia ASEAN và các đồng minh.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.
Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Biên bản cuộc họp tháng 6/2025 của Fed cho thấy, mặc dù đa số thành viên ủng hộ giảm lãi suất trong năm nay, nhưng mức độ và thời điểm vẫn gây tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách.
Phú Thọ: Công nghiệp tăng 16,23%, chiếm hơn 46% GRDP trong 6 tháng đầu năm 2025

Phú Thọ: Công nghiệp tăng 16,23%, chiếm hơn 46% GRDP trong 6 tháng đầu năm 2025

6 tháng đầu năm 2025, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm hơn 46% GRDP của tỉnh Phú Thọ (mới). Trong đó, ngành công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng đóng vai trò trụ cột thúc đẩy phát triển kinh tế toàn tỉnh sau sáp nhập.
Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, trở thành trụ cột kinh tế, đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2045.
Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent dự báo doanh thu từ thuế quan có thể đạt mức kỷ lục 300 tỷ USD trong năm 2025, nhờ làn sóng áp thuế mạnh mẽ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.
Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Theo các chuyên gia, công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế phát thải thấp, sạch và tuần hoàn.
Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân đề xuất cần trao quyền chính thức cho hiệp hội để đại diện, phản biện chính sách và đối thoại để giúp doanh nghiệp vượt thách thức.
Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Giải ngân đầu tư công đã có mức tăng ấn tượng 40% trong nửa đầu năm nay, theo số liệu từ Bộ Tài chính, phản ánh sự cải thiện trong thủ tục hành chính – một rào cản từng gây đình trệ giải ngân trong những năm trước.