
Tốc độ tăng trưởng tín dụng đang vượt tăng trưởng huy động vốn
Tính đến ngày 30/9, việc huy động vốn đã tăng khoảng 5,9% so với cuối năm 2022. Trong khi đó, tín dụng tăng 5,91% tính đến ngày 21/9 và dự kiến hết năm sẽ tăng khoảng 6,1% - 6,2%.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 30/9, việc huy động vốn đã tăng khoảng 5,9% so với cuối năm 2022. Trong khi đó, tín dụng tăng 5,91% tính đến ngày 21/9 và dự kiến tăng khoảng 6,1% - 6,2% đến cuối năm so với năm 2022.
Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy, tốc độ tăng trưởng huy động vốn thực tế vẫn chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Giá trị tổng cộng của vốn huy động đến cuối tháng 9 ước đạt khoảng 12,9 triệu tỷ đồng, trong khi tổng dư nợ của nền kinh tế khoảng 12,63 triệu tỷ đồng.

Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, tính đến ngày 20/9/2023, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 5,8%, và tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 5,73%. Với số liệu này, tốc độ tăng trưởng huy động vốn cũng chỉ cao hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Về mức lãi suất, số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, mức giảm trung bình đối với các khoản vay mới khoảng 1 - 1,5% so với cuối năm 2022. Hiện nay, mức lãi suất cho vay bình quân cho khoản vay ngắn hạn là khoảng 5,5 - 7%/năm và cho vay trung dài hạn là khoảng 8,5 - 10%/năm (đây là lãi suất cho các khoản vay mới). Các khoản vay nợ trước đây chưa đến kỳ trả nợ thường gặp độ trễ do trước đây các ngân hàng thương mại thường áp dụng lãi suất cao.
Riêng tín dụng chính sách dành cho người nghèo và người thu nhập thấp đã đạt tốc độ tăng trưởng 8,19% so với cuối năm 2022, với tổng dư nợ lên tới 316 nghìn tỷ đồng, phục vụ hơn 6,7 triệu khách hàng.
Trong vòng 3 năm gần đây, tín dụng toàn hệ thống đã tăng thêm mức bình quân khoảng 1 triệu tỷ đồng/năm. Quy mô tín dụng cung cấp cho nền kinh tế là 17,4 triệu tỷ đồng năm 2021, 19,7 triệu tỷ đồng năm 2022, và gần 10,2 triệu tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023.
P.V (t/h)
Cùng chuyên mục


Lãi suất huy động giảm mạnh, chỉ còn 2,4%/năm

Giảm lãi suất đến 3% cho khoản vay tín chấp áp dụng lãi suất linh hoạt của VPBank

HDBank dẫn đầu tốc độ tăng trưởng số lượng giao dịch NAPAS 247

Giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần liệu có ngăn chặn được tình trạng sở hữu chéo ?

Chứng khoán VPBank thổi làn gió mới vào thị trường quản lý tài sản Việt Nam
-
Ông Thomas Krause: Áp dụng kinh tế tuần hoàn cho nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ để hướng tới phát triển đô thị bền vững
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã phục hồi dù vẫn còn rào cản
-
Tối ưu hóa quá trình khử cacbon trong các tòa nhà đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu net-zero
-
TS. Trần Xuân Lượng: Chưa thông qua Luật Đất đai vì cần thời gian để thống nhất một số nội dung
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới