Thứ hai 07/07/2025 06:12
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Thuỷ sản cầm cự được đến bao giờ?

12/10/2020 00:00
Dự báo xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam còn khó khăn ít nhất cho đến hết tháng 6.

Dịch bệnh bùng phát đã khiến các doanh nghiệp thuỷ sản vốn gặp khó khăn nay càng khó khăn hơn. Tuy nhiên vẫn còn có những cơ hội để thuỷ sản Việt Nam bứt phá.

Tình hình ở 4 thị trường chính

Trong suốt 2 năm qua, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc là 4 thị trường nhập khẩu chính của thủy sản Việt Nam. Trong tháng 1.2020, 4 thị trường này vẫn chiếm 54,9% tổng giá trị xuất khẩu.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản chiếm 18,02% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 28,16% so với cùng kỳ năm 2019. Mỹ chiếm 17,62%, giảm 26,34%. Hàn Quốc chiếm 10,27%, giảm 31,53% và Trung Quốc chiếm 8,94%, giảm tới 43,48%. Trung Quốc là thị trường giảm mạnh nhất, trong khi trước đây thị trường này vốn được nhiều doanh nghiệp Việt mong chờ sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong 2020.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep, dịch COVID-19 đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều ngành, và dĩ nhiên hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thủy sản cũng không tránh khỏi ảnh hưởng, ít nhất cho đến hết tháng 6.2020.

Cụ thể, theo khảo sát của Vasep, tỷ lệ các đơn hàng vẫn được giao bình thường theo hợp đồng đã ký của các doanh nghiệp thủy sản hiện chỉ chiếm 30-50%. Trong khi đó, tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu tạm hoãn và tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu dừng là 20-40% và hủy là 20-30%. Nguyên nhân chính do chính phủ các nước đóng cửa biên giới vì dịch COVID-19. Khách hàng không bán được hàng nên không nhập hàng tiếp, các cửa hàng dịch vụ thực phẩm cũng ngừng hoạt động.

Cũng theo thống kê cảu Vasep, các thị trường có tỷ lệ khách hàng yêu cầu hoãn giao hàng hoặc hủy đơn hàng nhiều là châu Âu (EU), Hàn Quốc và Trung Quốc. Các thị trường khác cũng có đơn hàng bị hoãn và hủy như Nhật Bản, Mỹ, Nga... nhưng không nhiều như các nước trên. Đặc biệt tại thị trường châu Âu phần lớn các đơn hàng tôm bị yêu cầu hoãn hoặc hủy đơn hàng, mặt hàng cá tra chịu tác động ít hơn do giá tiêu thụ rẻ hơn và chủ yếu bán cho các hệ thống siêu thị.

Theo đại diện của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, các lô hàng xuất khẩu cá tra, cá basa của Vĩnh Hoàn vẫn đang được xuất khẩu sang EU và Mỹ bằng đường biển.Theo thống kê của Bộ Công thương, 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đã sụt giảm 4,56%, chỉ đạt 5,15 tỉ USD.

Một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến tình hình sụt giảm xuất khẩu thuỷ sản như, các hãng tàu biển thu hẹp lượng tàu và bỏ chuyến. Do đó, hành trình của tàu về Việt Nam hoặc đi từ Việt Nam sang các nước bị kéo dài, đã ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch giao hàng và làm tăng đáng kể chi phí của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, do lệnh phong tỏa của nhiều nước, một số nước không cấp được chứng từ gốc (như H/C gốc, C/O gốc...) nên nhiều khi các container hàng nguyên liệu đã về cảng nhưng doanh nghiệp không đưa được hàng về vì chưa nhận được chứng từ gốc của nhà xuất khẩu gửi. Quá trình xuất khẩu hàng sang các nước cũng bị ảnh hưởng tương tự vì nguyên nhân chứng từ gốc đến chậm hơn các container hàng…

Cũng do COVID-19, doanh nghiệp thu hồi tiền hàng từ khách hàng chậm và rất chậm. Doanh thu xuất khẩu lại giảm mạnh. Vì vậy, doanh nghiệp không xoay vòng được vốn, không có tiền trả các khoản vay ngân hàng.

Thuỷ sản cầm cự được đến bao giờ?

Còn cơ hội nào cho thuỷ sản Việt?

Theo một số thông tin thực tế, ngành thuỷ sản vẫn đang có những cơ hội, nhất là khi dịch bệnh lắng xuống ở các thị trường quan trọng. Từ tháng 3, thị trường Trung Quốc đã bắt đầu có các đơn hàng trở lại. Theo dự đoán của một số doanh nghiệp cá tra, sang tháng 4, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc có thể phục hồi 50%, đến tháng 6 có thể hồi phục hoàn toàn 100%.

Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại cũng là một lợi thế. Cá tra xuất sang EU chủ yếu bán cho hệ thống bán lẻ chứ không phải là phân khúc dịch vụ thực phẩm. Do đó thị trường này là cơ hội cho ngành cá tra khôi phục lại về xuất khẩu, nhất là sau khi EVFTA có hiệu lực, thuế nhập khẩu cá tra từ Việt Nam vào EU giảm từ 5% xuống 0%.

Ở thị trường Mỹ, giá cá tra bị ảnh hưởng do giá nguyên liệu xuống nhưng sản lượng tiêu thụ năm nay dự báo sẽ tốt hơn năm 2019 vì tồn kho đã hết. Dịch bệnh ở Mỹ dù lan rộng, nhưng cá tra vẫn có thể đứng vững trên thị trường này. Các nhà máy chế biến cá thị trắng ở Trung Quốc bị đóng cửa do dịch bệnh, khiến cho sản lượng cá pollock từ Trung Quốc đưa sang Mỹ giảm, cũng là cơ hội cho cá tra. Giá cá Pollock cũng đang tăng sẽ là một yếu tố khiến cho các nhà máy chế biến EU có thể sẽ cân nhắc thay thế một phần bằng cá tra

Với ngành tôm, nếu người nuôi tôm cùng doanh nghiệp duy trì nuôi ở mức độ nào đó, để cầm cự đến tháng 6, tháng 7 khi thị trường hồi phục, thì ngành này vẫn có nguyên liệu để chế biến và xuất khẩu, bù đắp sụt giảm những tháng đầu năm.

Vừa qua, doanh nghiệp thuỷ sản cũng đã có một số kiến nghị lên chính phủ về những giải pháp giúp ngành vượt qua khó khăn. Cụ thể, về bảo hiểm xã hội (BHXH), trước mắt, các hiệp hội đề nghị cho phép doanh nghiệp và người lao động ngừng đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và tùy theo tình hình tác động của dịch bệnh xin miễn đóng với mức tương ứng.

Dùng tiền dư của quỹ BHXH, BHTN hỗ trợ 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động, còn 50% do doanh nghiệp chi trả. Dùng tiền dư quỹ BHXH và BHTN cho doanh nghiệp vay không lấy lãi để chi phí cho người lao động. Quốc hội thông qua việc giảm tỷ lệ đóng của người sử dụng lao động và người lao động vào quỹ BHTN từ 1% xuống còn 0,5%.

Về mức lương, đề nghị Quốc hội và Chính phủ cho phép lựa chọn 1 trong 2 giải pháp. Người lao động chấp nhận mức lương thấp hơn lương tối thiểu vùng do 2 bên thỏa thuận. Đề nghị cho phép áp dụng ngay Điều 99 của Luật Lao động 2019 trong trường hợp ngừng việc do dịch thì 14 ngày đầu tiên lương không thấp hơn lương tối thiểu vùng, từ ngày 15 trở đi mức lương do 2 bên thỏa thuận.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp, các hiệp hội xin cho phép nộp chậm thuế doanh nghiệp 2019 đến hết 2020 và không tính lãi nộp chậm. Thuế VAT hoãn cho các doanh nghiệp trong năm 2020 và không tính lãi nộp chậm. Các hiệp hội cũng xin miễn kinh phí công đoàn cho các doanh nghiệp và phí công đoàn cho người lao động trong năm 2020.

Hiệp hội cũng xin hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trước năm 2020, cụ thể hạ 4 - 5% đối với VNĐ và 2 - 3% đối với USD. Ngân hàng có chính sách cho các doanh nghiệp giãn các khoản nợ đến hạn trong năm 2020 (với thời gian trả chậm được phép tối thiểu là 3 - 6 tháng) mà không tính lãi suất chậm trả nợ và đề xuất giảm giá điện và nước 30% trong năm 2020.

Thanh Hường

Tin bài khác
Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp khiến dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Bất động sản, chứng khoán và vàng được xem là lựa chọn tốt nhất?
DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp được chấp thuận chuyển nhượng dự án Lam Hạ Center Point, dự kiến thu hơn 1.100 tỷ đồng. Đây là bước đi chiến lược giúp tập đoàn tái cơ cấu tài chính.
Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Trong 6 tháng đầu 2025, các tuyến cao tốc VEC phục vụ gần 37 triệu lượt xe, tăng 9,43%. Mở rộng quy mô, khởi công dự án mới, hướng đến hệ thống giao thông hiện đại.
Xuất khẩu rau quả 2025: Áp lực lớn, khó cán mốc 7,6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả 2025: Áp lực lớn, khó cán mốc 7,6 tỷ USD

Dù được kỳ vọng là ngành hàng tăng trưởng nhanh nhờ lợi thế mùa vụ và các hiệp định thương mại tự do, xuất khẩu rau quả năm 2025 đang đối mặt với thách thức lớn, khi thị trường chủ lực giảm mạnh nhập khẩu. Mục tiêu đạt 7,6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vì thế trở nên đầy áp lực.
Rút ngắn đăng ký doanh nghiệp “đòn bẩy” cho khởi nghiệp, đầu tư

Rút ngắn đăng ký doanh nghiệp “đòn bẩy” cho khởi nghiệp, đầu tư

Rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đây là cú hích mạnh mẽ, tạo thuận lợi tối đa cho khởi nghiệp và thu hút đầu tư, minh bạch hóa thủ tục.
Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Theo số liệu công bố tại họp báo thường kỳ Bộ Tài chính ngày 2/7, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục – hơn 24.000 doanh nghiệp, gấp rưỡi mức bình quân tháng những năm trước và tăng gấp đôi so với giai đoạn 2021–2024.
Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Theo ông Trần Quang Đức - CEO AI Hay, khoản đầu tư lần này là nguồn lực tài chính quan trọng giúp công ty tiếp tục mở rộng nền tảng web, phát triển các tính năng mới và đưa AI đi sâu vào các lĩnh vực.
Giải pháp tiếp thị “0 đồng” toàn diện với Partnership Marketing

Giải pháp tiếp thị “0 đồng” toàn diện với Partnership Marketing

Partnership Marketing “Marketing 0 đồng”, một ý tưởng nghe qua tưởng như phi thực tế – lại đang trở thành một lối đi hiệu quả được rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ lựa chọn
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Thông tư số 40/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh chia sẻ quan điểm sâu sắc: Người lãnh đạo giỏi không tạo động lực bằng lời khen, mà bằng cách xây dựng môi trường giúp nhân viên tự khơi dậy nội lực.
Doanh nghiệp không cần điều chỉnh thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi cập nhật địa giới hành chính

Doanh nghiệp không cần điều chỉnh thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi cập nhật địa giới hành chính

Từ ngày 1/7, doanh nghiệp không cần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay chỉnh sửa địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi địa giới hành chính được cập nhật. Cơ quan thuế sẽ tự động đồng bộ dữ liệu, đảm bảo quyền lợi và tránh xử phạt.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Trong bối cảnh xu hướng giảm phát thải trở thành tiêu chuẩn bắt buộc tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước buộc phải thay đổi nhanh mô hình sản xuất và quản trị carbon. Việc chậm thích ứng không chỉ khiến mất đơn hàng, mà còn đẩy doanh nghiệp ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Trước xu hướng hội nhập đa phương và xu thế bảo hộ nền sản xuất của các quốc gia hiện nay, thời gian qua, ngành nhôm liên tiếp đối mặt với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, nhất là thị trường Mỹ
Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Nhằm tạo diễn đàn để cùng thảo luận tìm ra hướng đi mới cho ngành nhôm; đồng thời tạo kết nối cho các doanh nghiệp, sáng ngày 28/6, Hiệp hội Nhôm Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam 2025 với chủ đề “Nhận diện cơ hội và thách thức của ngành nhôm”.
Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về tuân thủ nghĩa vụ thuế. Trong kỷ nguyên số, mọi hành vi né tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường.