Theo báo cáo mới nhất từ Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (Vis Ratings), thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang đối diện với những thách thức lớn, đặc biệt là trong tháng 8/2024. Vis Ratings ước tính rằng, khoảng 7,3 nghìn tỷ đồng trong tổng số 18,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong tháng 8/2024 có nguy cơ cao không thể thanh toán nợ gốc đúng hạn. Đây là một con số đáng lo ngại, đặc biệt khi so sánh với tháng 7/2024, khi chỉ có 7,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu có rủi ro cao.
Phần lớn các trái phiếu có rủi ro cao trong tháng 8/2024 thuộc về các ngành bất động sản dân cư và năng lượng, với riêng ngành xây dựng và bất động sản dân cư chiếm tới 4,3 nghìn tỷ đồng. Sự gia tăng này được cho là do lượng trái phiếu đáo hạn trong tháng 8/2024 cao gấp ba lần so với tháng trước đó.
Trong nửa đầu năm 2024, tổng giá trị phát hành trái phiếu mới đạt 202,4 nghìn tỷ đồng, với 70% trong số đó được phát hành bởi các ngân hàng. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu đang chứng kiến sự gia tăng trong các trường hợp chậm trả nợ gốc/lãi, với tổng giá trị chậm trả phát sinh từ đầu năm đến nay là 12,2 nghìn tỷ đồng.
Dự báo cho nửa cuối năm 2024, các chuyên gia từ FiinGroup cho rằng, trái phiếu ngân hàng sẽ tiếp tục chiếm ưu thế, dự kiến chiếm khoảng 70% giá trị phát hành. Trong khi đó, trái phiếu bất động sản và hạ tầng có thể bắt đầu hồi phục nhờ những tiến bộ pháp lý và dấu hiệu khởi sắc của thị trường.
Trên thị trường thứ cấp, theo FiinRatings thống kê, thanh khoản bình quân từ đầu năm 2024 đến nay đạt 4.300 tỷ đồng/ngày, trong đó 86,68% là từ trái phiếu riêng lẻ. Đa phần giao dịch là của bank-bonds, chiếm 50,36% và tập trung vào nhóm kỳ hạn giao dịch còn lại trong khoảng từ 1-3 năm (1,66 năm).
P.V (t/h)