
Tây Ban Nha: Việt Nam là nguồn cung cấp cà phê lớn nhất, đạt 113.550 tấn trong năm 2022
Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Tây Ban Nha, đạt 113.550 tấn, trị giá xấp xỉ 269 triệu euro, tăng 21,6% về lượng và tăng 78,9% về trị giá so với năm 2021.

Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu, năm 2022 Tây Ban Nha nhập khẩu cà phê từ thị trường thế giới đạt 376.450 tấn, trị giá 1,37 tỷ euro (tương đương 1,46 tỷ USD), tăng 11% về lượng và tăng 47,5% về trị giá so với năm 2021.
Giá nhập khẩu bình quân cà phê Tây Ban Nha lên đến 3.650 USD/tấn, tăng 32,9% so với năm 2021 và là mức cao nhất trong giai đoạn 2018-2022; trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Tây Ban Nha từ hầu hết các nguồn cung tăng, ngoại trừ Hà Lan.
Năm 2022, nguồn cung cà phê cho Tây Ban Nha năm 2022 chủ yếu từ các thị trường ngoại khối, lượng đạt 275.770 tấn, trị giá 911,82 triệu euro (tương đương 973,18 triệu USD), tăng 11,5% về lượng và tăng 77,8% về trị giá so với năm 2021. Đặc biệt, Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất (tính theo lượng) cho Tây Ban Nha, đạt 113.550 tấn, trị giá xấp xỉ 269 triệu euro (tương đương 287 triệu USD), tăng 21,6% về lượng và tăng 78,9% về trị giá so với năm 2021. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Tây Ban Nha từ thị trường thế giới tăng lên 30,16%.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Tây Ban Nha là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam trong khối EU, là đối tác xuất khẩu lớn thứ 7 và đối tác nhập khẩu lớn thứ 8 của Việt Nam. Đáng chú ý, trong giai đoạn 2022-2025, phân khúc cà phê của Tây Ban Nha dự kiến sẽ tăng trưởng 6,84%. Do đó, thị trường Tây Ban Nha vẫn còn nhiều dư địa phát triển và là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê.
Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha cho rằng các địa phương và hiệp hội ngành hàng cần phối hợp với Thương vụ tổ chức các tọa đàm giới thiệu về cơ hội hợp tác kinh doanh tiềm năng cho các doanh nghiệp địa phương và các hiệp hội ngành hàng của hai nước để nắm bắt cơ hội tăng cường xuất khẩu cà phê sang Tây Ban Nha.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh tổ chức các đoàn doanh nghiệp với thành phần là các nhà nhập khẩu, phân phối và siêu thị lớn của Việt Nam sang kết nối, trao đổi hàng hóa trực tiếp song phương với các đối tác tại Tây Ban Nha.
Mặt khác, các địa phương, hiệp hội cung cấp cho Thương vụ danh sách các doanh nghiệp và giới thiệu các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh tương ứng để hỗ trợ kết nối giao thương thường xuyên tại các sự kiện xúc tiến thương mại-đầu tư thời gian tới. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tăng cường duy trì chất lượng và thương hiệu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Tây Ban Nha.
Ngọc Phi (TH)
- Trung Nguyên Legend hiện thực sáng kiến đưa Buôn Ma Thuột thành Thành phố cà phê của thế giới
- Hội nghị kết nối giao thương nhằm đưa cà phê Việt tiếp cận những mới
- “Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023”: Cơ hội liên kết, xúc tiến đầu tư
- Bài học thành công từ các cường quốc cà phê thế giới như Colombia, Brazil
- 400 gian hàng tham gia “Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê năm 2023”
Cùng chuyên mục


Doanh nghiệp vùng phía Bắc, Bắc Trung Bộ tìm kiếm nguồn hàng và thúc đẩy thị trường

Đóng cửa sân bay Điện Biên từ ngày 15/4 để xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên

Tiếp nhận đề nghị miễn trừ phòng vệ thương mại với một số sản phẩm thép nhập khẩu

Hàng giả, hàng kém chất lượng đổ về "tràn ngập" chợ nông thôn

Việt Nam nhập khẩu gần 2 tỷ USD gỗ nguyên liệu trong năm 2022
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản