Thứ bảy 19/07/2025 10:51
Hotline: 024.355.63.010
Hoạt động Hội

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Tránh “khó chồng khó” để tăng trưởng kinh tế

Đóng góp ý kiến tại “Hội thảo Tham vấn hoàn thiện Dự thảo Thuế tiêu thụ đặc biệt”, ngày 18/3 tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần tránh “khó chồng khó” để nuôi dưỡng nguồn thu, tăng trưởng kinh tế.

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025). Đây là một sắc thuế có ảnh hướng lớn đến tăng trưởng kinh tế, các doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) trong đó có ngành rượu bia nước giải khát.

Cơ quan soạn thảo hiện đang đề xuất 2 phương án đối với rượu, bia tăng cao và liên tục tới năm 2030 đạt tới 100% (theo PA2) và bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB theo Tiêu chuẩn Việt Nam với hàm lượng đường trên 5g/100ml với thuế suất 10%.

Tại Phiên họp thứ 43, ngày 10/3/2025, Ủy ban thường vụ Quốc Hội đã thảo luận về Dự thảo luật thuế TTĐB trên cơ sở báo cáo của cơ quan thẩm tra và giải trình của cơ quan soạn thảo về những điểm lớn, còn khác nhau về thời điểm có hiệu lực, thuế suất. Kết thúc buổi thảo luận, Chủ tịch Quốc hội đã đề nghị, Bộ Tài chính và cơ quan thẩm tra tiếp tục trao đổi nội dung này; tham vấn kỹ ý kiến của các bộ, ngành liên quan nghiên cứu làm rõ hơn các phương án, dự thảo Luật đề xuất sẽ tác động như thế nào đến sản lượng, giá bán sản phẩm và tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Tránh “khó chồng khó” để  tăng trưởng kinh tế
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Việc giảm tiêu dùng thì phải có dẫn chứng cụ thể để có tính thuyết phục, bổ sung thông tin, dữ liệu cho phương án, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp tới. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nguyên tắc chung là hài hòa giữa yêu cầu bảo vệ sức khỏe của người dân, mục tiêu thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, không cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp, kết hợp tham khảo kinh nghiệm quốc tế, bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Để phục vụ việc cung cấp thông tin tới cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, Chính phủ, đại biểu quốc hội, Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo “Tham vấn hoàn thiện dự thảo Luật thuế TTĐB” vào sáng ngày 18/3 tại Hà Nội với sự tham gia đông đảo của các nhà hoạch định chính sách, các hiệp hội, các đối tượng chịu tác động trực tiếp, cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia.

Phát biểu tại hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban pháp chế VCCI cho rằng, hội thảo là cơ hội để các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế cùng phân tích, cung cấp thông tin cụ thể đa chiều cho các nhà hoạch định chính sách, cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan. Từ đó, góp phần xây dựng chính sách thuế TTĐB phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý Nhà nước, để các giải pháp, hỗ trợ của Chính phủ, bộ ngành tới các doanh nghiệp, người dân đi vào thực chất đồng thời tối ưu các giải pháp giúp thúc đẩy các động lực tăng trưởng từ các thể chế, trong đó có chính sách thuế TTĐB.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Tránh “khó chồng khó” để  tăng trưởng kinh tế
Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban pháp chế VCCI phát biểu tại hội thảo.

TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV bày tỏ lo ngại ngại xung đột địa chính trị phức tạp; chiến tranh thương mại - công nghệ, phân mảnh và bảo hộ thương mại gia tăng khiến doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Chi phí đầu vào và logistics tăng ở mức cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững; yêu cầu số hóa và xanh hóa ngày càng cao sẽ khiến doanh nghiệp “khó chồng khó”.

“Tăng thuế càng nhanh, càng cao; giảm tổng hòa lợi ích đối với ngành và nền kinh tế càng lớn dẫn đến giảm tổng cầu tiêu dùng và đầu tư. Việc tăng mạnh và nhanh thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả đóng góp ngân sách Nhà nước lâu dài; tạo ra tình huống “khó chồng khó” đối với doanh nghiệp và người lao động”, ông Lực nói.

VCCI nhận định đầu tư và tiêu dùng là hai yếu tố trọng yếu, có tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế”. Tiêu dùng trong nước là “hàn thử biểu” phản ánh nhu cầu, sức mua của người dân. VCCI lo ngại việc điều chỉnh thuế suất TTĐB một cách đột ngột có thể làm giảm sức mua, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển chung của nền kinh tế.

Đồng tình với phân tích này, Hiệp hội tư vấn thuế (VTCA) cho rằng, việc chọn PA2 là tăng nhanh, liên tục, gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại và cả dịch vụ ăn uống. Theo đó cần nghiên cứu kỹ mức độ tăng tỷ lệ thuế suất cũng như lộ trình tăng hợp lý để đảm đảm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, công ăn việc làm của người lao động .. ổn định thị trường.

Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) quan ngại: “Một trong những mục tiêu cụ thể giúp tăng trưởng kinh tế là đẩy mạnh tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước (thông qua chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp, trong đó có ngành chế biến chế tạo và tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ).

Trong khi đó, một trong những mục tiêu của thuế TTĐB là giảm tiêu dùng trong bối cảnh ngành vừa mới có dấu hiệu hồi phục sẽ gây cản trở, mất đi động lực “đẩy mạnh tiêu dùng” để đạt của mục tiêu tăng trưởng”.

VBA chia sẻ những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025, đặc biệt là dịp Tết, ngành đồ uống đã ghi nhận sự sụt giảm do nhu cầu giảm mạnh, người dân thắt chặt chi tiêu do lo lắng mất việc việc làm. Theo Báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng quý IV năm 2024 và dự báo quý I năm 2025 , khảo sát các doanh nghiệp cho thấy 62% lo ngại về “Nhu cầu thị trường trong nước thấp”.

Xét về động lực tăng trưởng liên quan đến đầu tư, Hiệp hội các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (VAFIE) phân tích những thay đổi trong chính sách thương mại của một số thị trường xuất khẩu lớn có thể dẫn đến những chuyển dịch đầu tư ra khỏi những thị trường có rủi ro cao về thuế. Những thay đổi về chính sách thuế như tăng thuế suất hay hay bổ sung các mặt hàng mới và diện chịu thuế TTĐB sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Ngành đồ uống là một ngành thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn từ các công ty đa quốc gia của các nước phát triển khu vực châu Âu, châu Mỹ bằng các cam kết đầu tư đem theo công nghệ sản xuất, chế biến hiện đại. Đề xuất tăng thuế TTĐB như hiện nay có thể ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Tin bài khác
Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hải Dương – Hải Phòng tăng tốc kết nối, chuyển đổi và nâng cao nội lực

Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hải Dương – Hải Phòng tăng tốc kết nối, chuyển đổi và nâng cao nội lực

6 tháng đầu năm 2025, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Dương, thành phố Hải Phòng đẩy mạnh hỗ trợ hội viên vượt khó, mở rộng thị trường, kết nối và chuyển đổi số.
Vietnam Medipharm Expo 2025: Cầu nối uy tín cho ngành y dược Việt Nam

Vietnam Medipharm Expo 2025: Cầu nối uy tín cho ngành y dược Việt Nam

Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược uy tín hàng đầu Vietnam Medipharm Expo 2025 là cầu nối uy tín cho ngành y dược Việt Nam và là bệ phóng chiến lược thúc đẩy ngành y dược tăng trưởng mạnh mẽ.
Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025: Những câu chuyện cảm hứng về giảm phát thải

Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025: Những câu chuyện cảm hứng về giảm phát thải

Tại “Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025: Thị trường carbon trong kỷ nguyên mới”, các đại biểu đã chia sẻ kiến thức kinh nghiệm, giải pháp và những câu chuyện truyền cảm hứng về giảm phát thải gắn với kinh tế và sinh kế.
Doanh nghiệp xuất khẩu kêu cứu vì ách tắc thủ tục

Doanh nghiệp xuất khẩu kêu cứu vì ách tắc thủ tục

Trước hàng loạt khó khăn trong việc xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm để xuất khẩu nông sản, nhiều hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu đã đồng loạt gửi kiến nghị tới Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đề xuất ban hành hướng dẫn kịp thời và điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Vĩnh Long: Đổi mới để phát triển bền vững

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Vĩnh Long: Đổi mới để phát triển bền vững

Vĩnh Long – vùng đất hiền hòa nằm giữa trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long – không chỉ nổi tiếng với cây trái trù phú, con người cần cù, mà còn là nơi hội tụ hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang từng ngày vươn mình, chuyển mình đổi mới để thích ứng và phát triển trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động
Thanh Hóa: Hội nghị đối thoại giữa công an với doanh nghiệp về công tác an ninh, trật tự

Thanh Hóa: Hội nghị đối thoại giữa công an với doanh nghiệp về công tác an ninh, trật tự

Trên tinh thần lắng nghe, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để góp phần xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn, lành mạnh, tại hội nghị đối thoại với doanh nghiệp trong công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), những ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp đều được các sở, ngành, lãnh đạo Công an tỉnh trực tiếp trả lời, trao đổi, làm rõ, hướng dẫn cụ thể với từng trường hợp.
TTC AgriS mong muốn được hỗ trợ các thành viên VINASME chuyển đổi số

TTC AgriS mong muốn được hỗ trợ các thành viên VINASME chuyển đổi số

Quyết tâm trở thành “ngọn cờ đầu” dẫn dắt các SME về chuyển đổi số, TTC AgriS đưa ra nhiều ý tưởng giúp các thành viên của VINASME nhanh chóng hiện đại hóa hoạt động kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế.
VAFI đề xuất: Chỉ đóng thuế thu nhập cá nhân khi bán chứng khoán có lãi

VAFI đề xuất: Chỉ đóng thuế thu nhập cá nhân khi bán chứng khoán có lãi

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, đề xuất áp tính thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp CGT (Capital Gain Tax) đối với giao dịch chứng khoán.
VASEP kiến nghị Bộ Tư pháp gỡ vướng pháp lý cho doanh nghiệp thủy sản

VASEP kiến nghị Bộ Tư pháp gỡ vướng pháp lý cho doanh nghiệp thủy sản

Trước hàng loạt bất cập trong hệ thống pháp luật đang cản trở hoạt động sản xuất – xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có kiến nghị gửi Bộ Tư pháp, đề xuất nhiều giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ rào cản và cải thiện môi trường đầu tư.
Hệ thống văn bản pháp luật không “liên thông”, gây “khó” cho doanh nghiệp

Hệ thống văn bản pháp luật không “liên thông”, gây “khó” cho doanh nghiệp

Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành không có sự “liên thông” đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp mất thời gian tra cứu, chuẩn bị và xử lý hồ sơ.
Trao trả hồ sơ chiến tranh – Hành trình nhân đạo hàn gắn quá khứ Việt Nam – Hoa Kỳ

Trao trả hồ sơ chiến tranh – Hành trình nhân đạo hàn gắn quá khứ Việt Nam – Hoa Kỳ

Nhân kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ, hoạt động tiếp nhận, trưng bày và trao trả hồ sơ chiến tranh tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khẳng định nỗ lực chung trong hàn gắn vết thương chiến tranh và thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước.
Ngành thép Việt Nam đối mặt với áp lực dư thừa công suất

Ngành thép Việt Nam đối mặt với áp lực dư thừa công suất

Ngành công nghiệp thép Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển khó khăn khi đối mặt với tình trạng dư thừa công suất ngày càng rõ nét, bất chấp sản lượng và tiêu thụ trong nước tăng trưởng tương đối khả quan.
Nghị quyết 68: Kỳ vọng lớn từ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Kỳ vọng lớn từ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế tư nhân

Chiếm hơn 50% GDP và gần 90% việc làm, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là trụ cột kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, họ vẫn gặp nhiều khó khăn về vốn, thủ tục và môi trường kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được kỳ vọng tạo cú hích mạnh mẽ, thúc đẩy khu vực này phát triển bền vững. Theo ông Phạm Hải Tùng – Phó Chủ tịch Trung ương Hiệp hội DNNVV Việt Nam, hiện thực hóa nghị quyết đòi hỏi sự kiên định và đồng lòng từ nhiều phía.
Hà Nội đặt tên 38 tuyến đường, phố mới

Hà Nội đặt tên 38 tuyến đường, phố mới

HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025. Theo đó, 38 tuyến đường, phố mới đã được đặt tên.
Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng – Quảng Nam hợp nhất nâng tầm vị thế du lịch miền Trung

Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng – Quảng Nam hợp nhất nâng tầm vị thế du lịch miền Trung

Hiệp hội Du lịch Quảng Nam và Đà Nẵng chính thức hợp nhất, lấy tên mới là Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng, hoạt động tại hai văn phòng ở Hội An và Ariyana Đà Nẵng, hứa hẹn mở ra kỷ nguyên mới cho ngành du lịch miền Trung.