Dựa trên các mối quan hệ song phương với 217 nền kinh tế toàn cầu được Ngân hàng Thế giới công nhận, cộng với Đài Loan, có tổng cộng 114 nền kinh tế năm trong khối của Hoa Kỳ trong khi 90 nền kinh tế có quan hệ với Trung Quốc. Đồng thời mắc dù Trung Quốc có tỷ trọng dân số toàn cầu lớn hơn nước bạn nhưng số lượng này chỉ chiếm 1/4 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, phía Mỹ chiếm 68%. Báo cáo cho biết: “Trung Quốc có một số lượng lớn các quốc gia trong khu vực nhưng hầu hết đều nhỏ về mặt kinh tế. Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều hơn vào phương Tây về cả nhu cầu đầu ra lẫn đầu vào”.
Được thực hiện bởi các nhà kinh tế Julian Evans-Pritchard và Mark Williams, báo cáo cho rằng tác động kinh tế lớn nhất từ việc phân tách sẽ là lĩnh vực thương mại. Hơn một nửa hoạt động thương mại toàn cầu diễn ra trong khối Hoa Kỳ. Với Trung Quốc, con số này chỉ đạt 6%, trong đó với 40% tỷ lệ đó là giữa Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, một phần lớn hàng hóa đó khác được tái xuất sang các nước ngoài khối Trung Quốc. Cũng theo báo cáo, 59% hàng xuất khẩu thuộc khối Trung Quốc chuyển đến khu vực cảu Hoa Kỳ, thậm chí trước khi tính đến hàng tái xuất của Hồng Kông.
Tại 43 trong số 50 nền kinh tế lớn thế giới, thương mại trên diện rộng phụ thuộc nhiều vào nhu cầu cũng như hoạt động sản xuất trong khối Hoa Kỳ. Trung bình, các nền kinh tế lớn nhất thu được 12% GDP từ xuất khẩu được tiêu thụ trong khối Hoa Kỳ. Ngược lại, sự phụ thuộc vào Trung Quốc thấp hơn nhiều, trung bình khoảng 4% GDP ở cả hai đầu vào ra.
Sự tách biệt giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu dưới thời chính quyền Trump, mở rộng đến thời Biden và một phần do kết quả của đại dịch virus Corona. Yu Yongding, một nhà kinh tế học nổi tiếng kiêm cựu cố vấn cho Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, cho biết việc phân tách có thể tác động “rất lớn” đối với Trung Quốc. “Nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc không thể vượt qua thách thức” Yu chia sẻ với tờ SCMP. “Việc tách rời thực sự có thể đẩy nhanh quyết tâm của Trung Quốc trong tái cấu trúc nền kinh tế của chính mình”. Trung Quốc thực sự đang thực hiện các bước theo hướng này, chẳng hạn như thông qua chiến lược kinh tế lưu thông kép do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra năm ngoái. Ông cho biết: “Về việc ai sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, Mỹ hay Trung Quốc, tôi không nghĩ rằng dự đoán điều này sẽ có ý nghãi bởi có quá nhiều bất ổn trên thế giới”.
Tháng 6, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật sâu rộng nhằm tăng cường sức mạnh của Washington trong cuộc cạnh tranh địa chính trị và kinh tế đang leo thang với Trung Quốc. Đề cập đến gần như mọi khía cạnh của mối quan hệ phức tạp và ngày càng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh, Đạo luật Đổi mới và Cạnh tranh dài 2.400 trang năm 2021 phân bổ hàng trăm tỷ đô la cho sản xuất và nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn của Mỹ. Shi Yinhong, cố vấn của Hội đồng Nhà nước và là giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân, nhận định Mỹ sẽ có một cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc ngay cả khi động thái ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước. Ông giải thích đây là một quyết định mang tính chiến thuật và tính toán, bởi vì nếu Trung Quốc dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ cao, Mỹ sẽ thua thiệt không chỉ về kinh tế mà còn về mặt chiến lược.
Về tác động tiềm tàng đối với Trung Quốc, theo Shi: “Sau khi Mỹ hạn chế xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc, Trung Quốc sẽ vẫn có thể tự nuôi sống. Nhưng công nghệ cao vẫn là một vấn đề đau đầu”. Ông Yu bày tỏ, các đề xuất về sự tách rời hoàn toàn giữa Mỹ và Trung Quốc có thể vẫn quá sơm, ít nhất không phải trong tương lai gần. “Hai quốc gia vẫn đang hoạt động kinh doanh. Vẫn chưa rõ điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng vẫn có một tia hy vọng rằng chúng ta sẽ không phải chứng kiến sự phân tách thêm nữa”, ông nói.
TL