Chủ nhật 06/07/2025 00:15
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Rủi ro phụ thuộc nguyên phụ liệu Trung Quốc

12/10/2020 00:00
Những rủi ro lớn có thể luôn chực chờ các nhà sản xuất trong nước khi vẫn còn phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc nếu nhìn từ tác động tiêu cực của dịch virus Corona cho đến thương chiến Mỹ - Trung.

Ông Trần Quang Hiệp, Giám đốc một công ty máy công cụ ở quận Bình Tân (Tp.HCM), chia sẻ hồi trước Tết Nguyên đán, công ty chia cổ tức cho các cổ đông hơi khiêm tốn do có tính toán dồn vốn qua Tết sẽ nhập khẩu (NK) số lượng lớn phụ tùng, máy móc, nguyên phụ liệu Trung Quốc giá rẻ về phân phối tại các tỉnh phía Nam nhằm gia tăng lợi nhuận và phát triển thị phần.

Đình tr vì dch bnh

Thế nhưng, từ khi phía Trung Quốc xảy ra dịch virus Corona, theo ông Hiệp, trong những ngày làm việc đầu năm sau Tết Nguyên đán, khi liên lạc với một số nhà cung cấp ở Trung Quốc thì họ cho biết là nhà máy đang tạm ngưng sản xuất vì công nhân về quê ăn Tết và chưa quay trở lại làm việc vì ngừa dịch bệnh.

Anh-lang-kinh-14-9189-1580896457.jpg
Nhiều DN dệt may đang lo thiếu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc

“Tình hình này có thể sẽ khiến cho công ty thất thu rất lớn. Nhất là hồi trước Tết, một vài đối thủ cạnh tranh của chúng tôi đã tranh thủ nhập hàng giá rẻ từ Trung Quốc và bây giờ thì họ ung dung chiếm lĩnh thị phần”, ông Hiệp phân trần.

Tương tự, qua Tết Nguyên đán, một số công ty dệt may ở Tp.HCM cũng quan ngại khi việc NK nguyên phụ liệu của họ vốn phụ thuộc từ phía Trung Quốc đang gặp trục trặc, chậm thời gian giao hàng do các nhà sản xuất hàng nguyên phụ liệu may mặc ở nước này vẫn đang cho công nhân kéo dài kỳ nghỉ Tết để tránh lây lan dịch virus Corona.

Hoặc như phản ánh của nhiều doanh nghiệp (DN) da giày, việc Trung Quốc đang loay hoay chống dịch bệnh, đình trệ sản xuất nguyên phụ liệu sẽ tác động tiêu cực mang tính dây chuyền đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của họ.

Nhất là khi ngành da giày Việt phần lớn vẫn đang NK nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, trong năm 2019, tổng kim ngạch NK nhóm hàng nguyên phụ liệu từ Trung Quốc lên hơn 2,4 tỷ USD, tăng 11,93% so với năm 2018.

Còn với ngành dệt may, giới phân tích cho rằng Trung Quốc là thị trường cung cấp vải nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam. Và trong bối cảnh dịch virus Corona đang bùng phát ở nước này, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN dệt may Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực do nhiều nhà máy dệt tại Trung Quốc đóng cửa trong tháng 1 và tháng 2/2020.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy NK từ Trung Quốc hiện chiếm gần 30% tổng kim ngạch NK của cả nước, trong đó nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất chiếm phần đáng kể. Trong năm 2019, kim ngạch NK từ Trung Quốc đạt tới 75,452 tỷ USD, tăng 10,014 tỷ USD so với năm 2018.

Ngoài ngành dệt may, lĩnh vực hóa chất được cho là đang phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu Trung Quốc. Và với tình trạng dịch bệnh thì lĩnh vực này cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.

Cám dỗ” vi giá r

Theo báo cáo chuyên sâu gần đây về ngành hóa chất Việt Nam, một trong những điểm yếu lớn nhất của ngành này là khả năng cung ứng nguyên liệu đầu vào còn yếu, nên phần lớn nguyên liệu đầu vào đều phải NK.

Trong nhiều năm liền, hóa chất luôn nằm trong top 10 sản phẩm NK nhiều nhất và thị trường NK chính là Trung Quốc với các loại hóa chất nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), hóa chất công nghiệp, hóa chất ngành dệt nhuộm, xử lý nước thải công nghiệp, công nghệ thực phẩm, nguyên liệu sản xuất sơn và vật liệu phủ, mực in…

Không chỉ với dịch virus Corona ở Trung Quốc vốn đang tác động tiêu cực trong ngắn hạn đến việc cung ứng nguyên phụ liệu cho nhiều ngành sản xuất ở Việt Nam, cần thấy rằng vấn đề phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc như lâu nay sẽ còn mang lại nhiều rủi ro lớn cho các DN trong nước.

Ngay như trong thương chiến Mỹ - Trung khiến cho nguồn nguyên phụ liệu Trung Quốc khi vào Việt Nam ngày càng trở nên rẻ hơn thì rủi ro vẫn luôn chực chờ các DN xuất khẩu sang Mỹ hay những thị trường chủ lực khác trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) với thường trực nỗi lo về quy tắc xuất xứ.

Ông Stephen Olson, cựu chuyên gia đàm phán thương mại Mỹ và giáo sư thỉnh giảng của Đại học RMIT, gần đây có lưu ý là Việt Nam nên tỉnh táo tận hưởng niềm vui với cơ hội đến từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

“Tôi cần cho các bạn biết về quan điểm của Washington cũng như thái độ của Tổng thống Trump với những nước giao thương nhiều với Mỹ. Việt Nam sẽ gặp bất lợi khi thu hút quá nhiều sự chú ý phiền phức và bất lợi từ Washington”, ông Stephen nói.

Để tránh bất lợi, giới chuyên gia quốc tế cho rằng chính thương chiến Mỹ - Trung đã là cơ hội tuyệt vời để các DN Việt tính tới việc giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu Trung Quốc. Tuy nhiên, đến nay, vấn đề này thực tế vẫn chưa được kéo giảm nhiều khi nhiều DN Việt còn bị “cám dỗ” bởi nguồn nguyên phụ liệu giá rẻ của Trung Quốc.

Thực ra, phương án tìm nguồn cung khác ngoài nguồn nguyên phụ liệu Trung Quốc đã được đề cập khá nhiều. Tuy nhiên, cần thấy rõ một thực tế là với góc nhìn của đa phần những nhà sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam thì có rất ít quốc gia có khả năng sản xuất nguyên phụ liệu với giá rẻ như Trung Quốc mà họ đang cần.

Đây chính là bài toán hóc búa cho việc giảm phụ thuộc nguyên phụ liệu vào Trung Quốc trong thời gian tới khi những rủi ro lớn có thể luôn chực chờ các nhà sản xuất trong nước.

Thế Vinh

Tin bài khác
6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.
Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đang bước vào giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng vượt ra khỏi phạm vi địa phương để định hình như một thương hiệu quốc gia, hội nhập vững chắc vào thị trường quốc tế.
Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới sở hữu 2 sân bay quốc tế, 2 cảng biển loại và hệ thống giao thông khá đồng bộ, kết nối liên hoàn theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Tất cả sẽ tạo nền tảng vững chắc để Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn tới.
Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Hà Nội đang triển khai lộ trình cụ thể với nhiều mục tiêu tham vọng nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Đà phục hồi du lịch bùng nổ đang là bệ phóng cho hàng không Việt. Các hãng bay tăng cường đội tàu, mở rộng mạng lưới, khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

Trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TP. Hồ Chí Minh cũ tăng 7,82%; nếu tính chung sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng đạt 6,56%.
Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau khi hợp nhất với tỉnh Kon Tum thành tỉnh Quảng Ngãi (mới) sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng, kết nối Đông - Tây, Bắc – Nam, sự kết hợp độc đáo giữa kinh tế biển với kinh tế rừng và nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối thông suốt từ vùng núi đến vùng biển sẽ mở ra không gian rộng lớn và nhiều lợi thế để phát triển.
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.