Thứ bảy 05/07/2025 12:56
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Rủi ro đằng sau SPAC

07/06/2021 16:37
Tính bền vững của xu hướng SPAC có ý nghĩa to lớn đối với thị trường tài chính, do đó cần đảm bảo một cái nhìn tỉnh táo hơn về SPAC.

Năm 2020, toàn thế giới ghi nhận hơn 300 tỷ USD huy động vốn thông qua niêm yết, bao gồm con số kỷ lục đối với ngành bảo hiểm nước Mỹ năm ngoái, bất chấp suy thoái kinh tế do ảnh hưởng đại dịch. Một phần lớn các giao dịch ngành bảo hiểm trên thông qua các công ty có mục đích đặc biệt SPAC, phương tiện đầu tư được giao dịch công khai hợp nhất với một công ty hiện có nhằm ra mắt công chúng. Theo Goldman Sachs, các đợt ra mắt công chúng của SPAC đã huy động tổng cộng 78 tỷ USD trên 244 giao dịch toàn cầu năm 2020, đánh dấu mức tăng 5 lần kể từ năm trước đó.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Startup có giá trị nhất khu vực Đông Nam Á là Grab cũng thực hiện niêm yết trên Nasdaq thông qua SPAC Altimeter Growth Corp ước tính định giá 40 tỷ USD. “Quả bom” SPAC đã gây dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường IPO trong những năm gần đây và xuyên suốt thời kỳ dịch bệnh. Các công ty có xu hướng tư nhân hóa nhất có thể trong bối cảnh vốn đầu tư mạo hiểm và dòng tiền cổ phần tư nhân dồi dào. Sự thay đổi trên đặt ra câu hỏi mối quan tâm đối với vốn cổ phần tư nhân khu vực công hay tư nhân sẽ làm nên lịch sử.

Đối với startup, định giá công khai, đặc biệt ngành công nghệ đã đạt mốc cao kỷ lục với giá IPO trung bình gấp 24 lần trong năm 2020. Hiện tượng này đã thu hút những mục tiêu mới cho SPAC là các công ty còn non trẻ, chưa có con đường lợi nhuận rõ ràng và hay thua lỗ. Tính ổn định của các xu hướng trên có ý nghĩa lớn đối với thị trường tài chính và cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn của SPAC. Rủi ro của SPAC đến từ đặc tính "loãng vốn" của mô hình này. Một nghiên cứu gần đây của Standford chỉ ra trung bình SPAC chỉ giữ lại 66,7% số tiền huy động được trong đợt ra mắt tại thời điểm sáp nhập sau khi đền bù cho các nhà tài trợ và nhà đầu tư ban đầu. Các phương pháp như vậy mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư nhưng để lại lỗ hỏng lớn được chứng minh tương quan với hiệu suất kém sau sát nhập. Bản chất kín kẽ và khả năng mục tiêu vượt qua thẩm định nghiêm ngặt của IPO đã giúp SPAC tránh khỏi giám sát của công chúng tuy nhiên khi sự kiện không còn sức nóng, các nhà đầu tư nhận ra giá trị thật của các thương vụ sát nhập, giá cổ phiếu thường có chiều hướng đi xuống.

Một nguy cơ khác bắt nguồn từ cách phần lớn các SPAC hiện đang được cấu trúc làm phát sinh hai nhóm nhà đầu tư với các động lực và lập trường đối lập. Nhóm các nhà đầu tư “sớm” có xu hướng mua lại SPAC khi các quỹ đầu cơ và một số công ty cổ phần tư nhân rút lui tại thời điểm sáp nhập để chốt lợi nhuận dương. Nhóm các nhà đầu tư “muộn” thường nắm giữ cổ phần thông qua sát nhập và chịu tỷ suất lợi nhuận kém trong ngắn hạn hoặc thời gian trung bình. Trong số 89 thương vụ ra mắt công chúng của SPAC đã hoàn thành sát nhập từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2020, lợi nhuận trung bình đã gây thất vọng với -36,1% so sánh với lợi nhuận trung bình sau IPO trên sàn Nasdaq cùng kỳ.

Bỏ qua các rủi ro, SPAC được đánh giá là phương tiện vay vốn hiệu quả đối với doanh nghiệp trẻ. Đại dịch đã thúc đẩy bùng nổ công nghệ cũng như buộc nhiều ngành công nghiệp phải thay đổi. Trong bối cảnh các quỹ đầu tư mạo hiểm đạt mức tăng kỷ lục tại các lĩnh vực như sức khỏe, làm việc từ xa và thương mại điện tử, vai trò và nhu cầu tìm đến SPAC vẫn tiếp tục tăng trong tương lai. Tại Đông Nam Á, nơi các hoạt động ECM hay IPO truyền thống diễn ra chậm chạp, SPAC ngược lại có thể tạo sự tín nhiệm cho các startup tỏng khu vực để khai thác thị trường vốn. Ví dụ như trường hợp của Grab, sát nhập SPAC sẽ trao quyền cho nhà sáng lập ứng dụng chạy xe Anthony Tan với 60,4% quyền biểu quyết với 2,2% cổ phần tài chính. Trên thực tế, khi các nhà đầu tư tìm thấy nhiều cơ hội ở các khu vực khác của thị trường, sự nhiệt tinh đối với các đợt ra mắt công chúng của SPAC sẽ suy giảm và nếu không thay đổi các hoạt động, SPAC khó mà duy trì được sức nóng.

TL

TAGS:

Tin bài khác
Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Theo số liệu công bố tại họp báo thường kỳ Bộ Tài chính ngày 2/7, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục – hơn 24.000 doanh nghiệp, gấp rưỡi mức bình quân tháng những năm trước và tăng gấp đôi so với giai đoạn 2021–2024.
Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Theo ông Trần Quang Đức - CEO AI Hay, khoản đầu tư lần này là nguồn lực tài chính quan trọng giúp công ty tiếp tục mở rộng nền tảng web, phát triển các tính năng mới và đưa AI đi sâu vào các lĩnh vực.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khởi nghiệp xanh không chỉ là con đường khởi nghiệp, mà còn là cách để người trẻ phục hồi, tái tạo các giá trị văn hóa, nông nghiệp và môi trường bản địa.
Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025” để tìm ra những hạt nhân đổi mới trong hệ sinh thái nông nghiệp tương lai.
Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Startup TerraPower thông báo thành công huy động 650 triệu USD, với sự tham gia của Nvidia và Bill Gates, thúc đẩy năng lượng hạt nhân làm hạ tầng cho mô hình AI thế hệ mới.
Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds từ Israel đầu tư 20 triệu USD vào ứng dụng Việt, ưu tiên Android, iOS ngoài game, mở rộng thị trường và hỗ trợ lập trình viên vươn tầm quốc tế.
Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực không đảm bảo thành công tức thì, nhưng là nền móng bền vững giúp doanh nhân trẻ vượt qua thách thức khởi nghiệp.
Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025 chính thức phát động, tìm kiếm các mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp sạch, kinh tế tuần hoàn, công nghệ, du lịch cộng đồng... với tổng giải thưởng gần 1 tỷ đồng.
Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Gen Z với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, khả năng vận dụng công nghệ và ngoại ngữ, thành lực lượng tiên phong xây dựng doanh nghiệp đổi mới trên thị trường quốc tế.
Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Trong bối cảnh AI đang là cuộc đua công nghệ khốc liệt nhất thế giới, khoản đầu tư từ Meta vào Scale AI nếu hoàn tất không chỉ đơn thuần là một thương vụ rót vốn, mà còn giúp củng cố vị thế của Meta.
Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử bùng nổ sau đại dịch, mở ra cơ hội vàng cho giới trẻ Việt khởi nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau miền đất hứa ấy là muôn vàn thách thức.
Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi… "mò đường"

Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi… "mò đường"

Dù nhiều nghị quyết hỗ trợ đã ban hành, doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn. Nên cần một cổng thông tin chung để kết nối chính sách ưu đãi hiệu quả hơn.
Start-up: Linh hoạt vay vốn hay ưu đãi thuê đất?

Start-up: Linh hoạt vay vốn hay ưu đãi thuê đất?

Không còn bị hòa lẫn trong các chương trình hỗ trợ chung, cộng đồng khởi nghiệp lần đầu tiên nhận được gói chính sách chuyên biệt. Vậy start-up lựa chọn linh hoạt vay vốn hay ưu đãi thuê đất?
Đề xuất miễn, giảm thuế để nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp

Đề xuất miễn, giảm thuế để nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp

Đại biểu Trần Thị Vân đề xuất kéo dài thời gian miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp, nhằm nuôi dưỡng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.