Đó là vấn đề đặt ra cho Bộ Công Thương, để bình ổn thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa phát triển trên chính sân nhà. Nhận thức được điều này, ngay từ giai đoạn đàm phán Hiệp định, Bộ Công Thương đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp xử lý như:
Cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" do Bộ Chính trị phát động.
1.Tham vấn chặt chẽ các Bộ ngành, Hiệp hội doanh nghiệp liên quan nhằm đàm phán lộ trình phù hợp cho việc cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng nhạy cảm, giúp doanh nghiệp trong nước có thêm thời gian để chuẩn bị, thích nghi với sức ép cạnh tranh.
2.Ưu tiên các cam kết cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất.
3.Ngoài ra, để phê chuẩn và thực thi Hiệp định RCEP, ta cũng sẽ có thêm những đổi mới mạnh mẽ về thủ tục hành chính, tạo điều kiện hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và cải thiện môi trường đầu tư.
Trong lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương, Bộ đã triển khai nhiều giải pháp tổng thể, được cụ thể hóa theo từng năm đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động trên nhiều lĩnh vực thuộc 4 nhóm giải pháp chính như:
1.Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động.
2.Rà soát, bổ sung, ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, không trái với quy định của tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
3.Hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường trong nước.
4.Đổi mới công tác quản lý, chấn chỉnh công tác quản lý thị trường.
Bộ Công Thương tăng cường nhiều hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam
Bên cạnh đó, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ dịch Covid - 19, Bộ Công Thương đang tăng cường triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, trên cơ sở thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Công Thương nhằm khôi phục và thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại trong giai đoạn mới nhằm phòng, chống dịch Covid-19 (Quyết định 1457/QĐ-BCT ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương), trong đó, triển khai nhiều hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa như:
1.Tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm tuyên truyền, quảng bá hàng Việt Nam của các doanh nghiệp Việt Nam.
2.Tổ chức các hoạt động kết nối trực tiếp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, kích cầu tiêu dùng giữa đơn vị sản xuất với nhà phân phối và người tiêu dùng; giữa các đơn vị sản xuất với nhau.
3.Tổ chức các hội chợ, triển lãm để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam tới người tiêu dùng.
4.Tổ chức Chương trình khuyến mại tập trung trên phạm vi toàn quốc.
Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc xây dựng Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 (Đề án).
Bộ Công Thương hiện đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan để hoàn thiện dự thảo Đề án giai đoạn 2021-2025, giai đoạn mới hội nhập kinh tế quốc tế, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội trong đó bổ sung thêm các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tăng cường truyền thông về hàng Việt Nam có chất lượng với chủ đề “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”, ứng dụng khoa học, công nghệ, truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm; đẩy mạnh và đổi mới hoạt động kết nối doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu dùng, đặc biệt là thương mại điện tử cả trong và ngoài nước để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng Việt Nam.
Với những chính sách hỗ trợ trên, tin tưởng rằng khi Hiệp định RCEP có hiệu lực, sẽ tạo nên bình ổn thị trường trong bối cảnh hàng ngoại tràn ngập. Đó cũng là cú “hích” cho các doanh nghiệp Việt Nam để luôn đổi mới, hoàn thiện, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa cũng như cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất, tăng cường nội lực cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Trang Nhung