Quyết liệt xử phạt các đối tượng vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp và không khai báo theo quy định
- 11
- Pháp luật doanh nghiệp
- 16:35 22/09/2021
DNHN - Qua 2 năm, các địa phương đã phát hiện 8.810 trường hợp vi phạm với số tiền phạt trên 83 tỷ đồng. Riêng lĩnh vực khai thác thủy sản đã phát hiện và xử lý 7.095 trường hợp với số tiền phạt trên 68 tỷ đồng...
Những kết quả đạt được
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, các Bộ, ngành, địa phương đã xử phạt mạnh với các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, đặc biệt trong khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) với số tiền hàng trăm tỷ đồng.

Số liệu thống kê cho thấy, Bộ Quốc phòng đã phát hiện và xử lý đối với 2.198 trường hợp vi phạm với số tiền phạt trên 54 tỷ đồng, bàn giao 15 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài cho UBND các tỉnh xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
Tổng cục Thủy sản và lực lượng kiểm ngư vùng thuộc Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện và xử lý đối với 627 trường hợp vi phạm với số tiền phạt trên 2 tỷ đồng.
Trong 2 năm qua, các địa phương đã phát hiện 8.810 trường hợp vi phạm với số tiền phạt trên 83 tỷ đồng. Riêng lĩnh vực khai thác thủy sản, đã phát hiện và xử lý 7.095 trường hợp với số tiền phạt trên 68 tỷ đồng; lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát hiện và xử lý 209 trường hợp với số tiền phạt trên 2 tỷ đồng. Về sử dụng xung điện, chất nổ để khai thác thủy sản đã phát hiện và xử lý 1.056 trường hợp với số tiền phạt gần 13 tỷ đồng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua hơn 2 năm thi hành Nghị định số 42/2019/NĐ-CP trên phạm vi cả nước đã có chuyển biến tích cực; các vụ vi phạm về hành chính được phát hiện và xử phạt kịp thời đảm bảo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt tại địa phương cơ bản thực hiện đúng quy định; xác định đúng đối tượng vi phạm; mức xử phạt, hình thức xử phạt, thẩm quyền xử phạt, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm…
Nhiều hành vi vi phạm hành chính được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Việc xử phạt được tiến hành nhanh chóng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng thẩm quyền.
Tuy nhiên, tình hình vi phạm hành chính vẫn diễn ra hết sức phức tạp, tập trung một số hành vi như: khai thác thủy sản bất hợp pháp; sử dụng xung điện, kích điện để khai thác thủy sản; sản xuất, buôn bán sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản không đạt chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ; không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản…
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi này trên thực tế cũng gặp nhiều khó khăn do sự phản ứng của đối tượng vi phạm. Nhiều trường hợp chống đối hoặc chây ỳ, không chấp hành quyết định xử phạt. Có nhiều trường hợp chỉ chấp hành quyết định xử phạt tiền mà không chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả.
Kiến nghị xung quanh Nghị định 42/2019/NĐ-CP
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thi hành Nghị định 42/2019/NĐ-CP còn gặp nhiều khó khăn bởi kinh phí hoạt động, trang thiết bị, phương tiện làm việc, hệ thống cơ sở dữ liệu, kho lưu trữ… vẫn chưa được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm và đáp ứng một cách kịp thời, đầy đủ. Tại hầu hết các Bộ, ngành, địa phương, các hoạt động liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính được lồng ghép trong một số hoạt động chuyên môn của từng lĩnh vực cụ thể và sử dụng nguồn kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên của mỗi cấp.
Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ có liên quan đã triển khai việc kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, do chỉ bố trí công chức được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành kiêm nhiệm, nên còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là đối với việc tham mưu, xử lý những vụ việc liên quan đến nghiệp vụ chuyên sâu… Vì vậy, chưa đáp ứng thường xuyên đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là việc tuần tra, kiểm soát trên biển và vùng nước nội địa.
Về thẩm quyền và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định chưa quy định đầy đủ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt là hành vi vi phạm nghiêm trọng như “khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác” và “tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép”, là chưa phù hợp với Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018. Quy định này đã có sự bất cập, chưa bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, dẫn đến khó khăn trong thực tiễn kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, đặc biệt là những hành vi khai thác bất hợp pháp (IUU) đã ảnh hướng quá trình gỡ "thẻ vàng” của Việt Nam.
Quy định phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng cho Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu tại một số điểm, khoản, điều chưa đúng quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định số 42/2019/NĐ-CP cũng chưa quy định hành vi tàu cá khi hoạt động “không mang theo Giấy phép khai thác thủy sản và Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá”. Vì thực tế nhiều trường hợp tàu cá hoạt động trên biển không mang 2 loại giấy nêu trên hoặc chỉ mang bản photocopy, gây khó khăn trong việc xác định hành vi vi phạm để xử lý…
Nhìn chung, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP vẫn còn những bất cập, thiếu tính thống nhất với Luật Thủy sản và các luật khác có liên quan. Một số chế tài thiết tính khả thi, còn bỏ sót nhiều vi phạm trong thực tế nhưng chưa được luật hóa. Thẩm quyền xử phạt chưa bám sát chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và phạm vi hoạt động của từng lực lượng liên quan đến lĩnh vực thủy sản và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản đã được quy định tại các luật chuyên ngành.
Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị với Bộ Tư pháp bổ sung một số hành vi vi phạm vào dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 42/2019/NĐ-CP như: “Không mang bản chính hoặc bản sao chứng thực đối với Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; Sổ đăng kiểm tàu cá; bảo hiểm thuyền viên tàu cá khi hoạt động trên biển”; “không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định” đối với tàu dịch vụ hậu cần nghề cá; “không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét” và “không mang Giấy phép khai thác thủy sản và Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá”…
Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển.
H. An (Nguồn: TTXVN)
Bài liên quan
- Trường hợp nào không bị xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19?
- Hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm lĩnh vực an ninh mạng
- Hải quan không xử phạt vi phạm hành chính với lý do tác động từ dịch COVID-19
- Doanh nghiệp cần biết: Thêm 4 trường hợp xe ô tô bị cảnh báo đăng kiểm từ ngày 01/10/2021
Đọc thêm Pháp luật doanh nghiệp
Cưỡng chế nợ thuế của Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình số tiền 855 tỷ đồng
Cục Thuế Hà Nội thông báo số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế nợ thuế của Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội là hơn 839 tỷ đồng.
Lừa đảo kiểu mới: Việc nhẹ, lương cao
Mọi người cần cảnh giác trước những lời mời chào hấp dẫn, hứa hẹn thu nhập cao mà không đòi hỏi kinh nghiệm hay kỹ năng, công việc lại nhàn.
Nghệ An: Thanh tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu năm 2022 trên địa bàn tỉnh này…
Hà Nam: Thu gần 1.600 chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc
Công an tỉnh Hà Nam cho biết, đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh phát hiện và thu giữ gần 1.600 chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Xử lý Công ty TNHH Dược phẩm Smard do kinh doanh TPBVSK vi phạm chất lượng và ghi nhãn
Cục An toàn thực phẩm xác định Công ty TNHH Dược phẩm Smard đã có hành vi vi phạm về chất lượng và ghi nhãn khi kinh doanh sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe I.R.FUNCTON.
Xử lý sai phạm tại Vicem Hoàng Mai, Vicem Hải Phòng, Vicem Tam Điệp, Vicem Bỉm Sơn và Vicem Bút Sơn
Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ 5 công ty thành viên (công ty con) thuộc Vicem đã khai thác vượt công suất được cấp phép hàng triệu tấn đá vôi mỗi năm để sản xuất ximăng, clinker.
Ô tô nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại "trốn" thuế: Yêu cầu chuyển sang cơ quan công an
Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế phải thực hiện chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để xử lý theo đúng chức năng, thẩm quyền và quy định của pháp luật đối với các trường hợp nhập khẩu, tạm nhập khẩu, chuyển nhượng xe ô tô, xe gắn máy có nguồn gốc nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại nhưng không khai thuế.
TP Hồ Chí Minh mạnh tay xử lý doanh nghiệp viễn thông đòi nợ, quấy rối, xúc phạm uy tín tổ chức, cá nhân
Nhiều doanh nghiệp bị lập biên bản với hành vi lợi dụng, sử dụng dịch vụ internet, dịch vụ viễn thông, cung cấp thông tin có nội dung không đúng quy định, đòi nợ, quấy rối, xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức và cá nhân.
Bài 5: Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính vụ việc cấp GCN ĐKKD thay đổi lần thứ 7 của Công ty Naviland
Công ty CP Naviland được Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 7 với nội dung thay đổi Người đại diện theo pháp luật- Tổng Giám đốc trong sự bất ngờ của 2/3 cổ đông công ty này do không biết có sự thay đổi này. Hồ sơ xin thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bị phát hiện “đầy rẫy” những điểm không hợp lệ.
Nhiều doanh nghiệp khai khoáng lĩnh án phạt do xả thải sai quy định
Do xả thải, đổ thải sai quy định, hàng loạt doanh nghiệp khai khoáng ở các tỉnh miền núi Hà Giang, Yên Bái bị cơ quan chức năng xử phạt hàng trăm triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả.