Thứ tư 15/01/2025 18:38
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Pháp luật

Quyết liệt xử phạt các đối tượng vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp và không khai báo theo quy định

22/09/2021 16:35
Qua 2 năm, các địa phương đã phát hiện 8.810 trường hợp vi phạm với số tiền phạt trên 83 tỷ đồng. Riêng lĩnh vực khai thác thủy sản đã phát hiện và xử lý 7.095 trường hợp với số tiền phạt trên 68 tỷ đồng...

Những kết quả đạt được

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, các Bộ, ngành, địa phương đã xử phạt mạnh với các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, đặc biệt trong khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) với số tiền hàng trăm tỷ đồng.

Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. (Ảnh: minh họa)

Số liệu thống kê cho thấy, Bộ Quốc phòng đã phát hiện và xử lý đối với 2.198 trường hợp vi phạm với số tiền phạt trên 54 tỷ đồng, bàn giao 15 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài cho UBND các tỉnh xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

Tổng cục Thủy sản và lực lượng kiểm ngư vùng thuộc Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện và xử lý đối với 627 trường hợp vi phạm với số tiền phạt trên 2 tỷ đồng.

Trong 2 năm qua, các địa phương đã phát hiện 8.810 trường hợp vi phạm với số tiền phạt trên 83 tỷ đồng. Riêng lĩnh vực khai thác thủy sản, đã phát hiện và xử lý 7.095 trường hợp với số tiền phạt trên 68 tỷ đồng; lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát hiện và xử lý 209 trường hợp với số tiền phạt trên 2 tỷ đồng. Về sử dụng xung điện, chất nổ để khai thác thủy sản đã phát hiện và xử lý 1.056 trường hợp với số tiền phạt gần 13 tỷ đồng.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua hơn 2 năm thi hành Nghị định số 42/2019/NĐ-CP trên phạm vi cả nước đã có chuyển biến tích cực; các vụ vi phạm về hành chính được phát hiện và xử phạt kịp thời đảm bảo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt tại địa phương cơ bản thực hiện đúng quy định; xác định đúng đối tượng vi phạm; mức xử phạt, hình thức xử phạt, thẩm quyền xử phạt, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm…

Nhiều hành vi vi phạm hành chính được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Việc xử phạt được tiến hành nhanh chóng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng thẩm quyền.

Tuy nhiên, tình hình vi phạm hành chính vẫn diễn ra hết sức phức tạp, tập trung một số hành vi như: khai thác thủy sản bất hợp pháp; sử dụng xung điện, kích điện để khai thác thủy sản; sản xuất, buôn bán sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản không đạt chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ; không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản…

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi này trên thực tế cũng gặp nhiều khó khăn do sự phản ứng của đối tượng vi phạm. Nhiều trường hợp chống đối hoặc chây ỳ, không chấp hành quyết định xử phạt. Có nhiều trường hợp chỉ chấp hành quyết định xử phạt tiền mà không chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả.

Kiến nghị xung quanh Nghị định 42/2019/NĐ-CP

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thi hành Nghị định 42/2019/NĐ-CP còn gặp nhiều khó khăn bởi kinh phí hoạt động, trang thiết bị, phương tiện làm việc, hệ thống cơ sở dữ liệu, kho lưu trữ… vẫn chưa được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm và đáp ứng một cách kịp thời, đầy đủ. Tại hầu hết các Bộ, ngành, địa phương, các hoạt động liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính được lồng ghép trong một số hoạt động chuyên môn của từng lĩnh vực cụ thể và sử dụng nguồn kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên của mỗi cấp.

Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ có liên quan đã triển khai việc kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, do chỉ bố trí công chức được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành kiêm nhiệm, nên còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là đối với việc tham mưu, xử lý những vụ việc liên quan đến nghiệp vụ chuyên sâu… Vì vậy, chưa đáp ứng thường xuyên đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là việc tuần tra, kiểm soát trên biển và vùng nước nội địa.

Về thẩm quyền và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định chưa quy định đầy đủ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt là hành vi vi phạm nghiêm trọng như “khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác” và “tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép”, là chưa phù hợp với Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018. Quy định này đã có sự bất cập, chưa bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, dẫn đến khó khăn trong thực tiễn kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, đặc biệt là những hành vi khai thác bất hợp pháp (IUU) đã ảnh hướng quá trình gỡ "thẻ vàng” của Việt Nam.

Quy định phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng cho Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu tại một số điểm, khoản, điều chưa đúng quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định số 42/2019/NĐ-CP cũng chưa quy định hành vi tàu cá khi hoạt động “không mang theo Giấy phép khai thác thủy sản và Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá”. Vì thực tế nhiều trường hợp tàu cá hoạt động trên biển không mang 2 loại giấy nêu trên hoặc chỉ mang bản photocopy, gây khó khăn trong việc xác định hành vi vi phạm để xử lý…

Nhìn chung, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP vẫn còn những bất cập, thiếu tính thống nhất với Luật Thủy sản và các luật khác có liên quan. Một số chế tài thiết tính khả thi, còn bỏ sót nhiều vi phạm trong thực tế nhưng chưa được luật hóa. Thẩm quyền xử phạt chưa bám sát chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và phạm vi hoạt động của từng lực lượng liên quan đến lĩnh vực thủy sản và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản đã được quy định tại các luật chuyên ngành.

Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị với Bộ Tư pháp bổ sung một số hành vi vi phạm vào dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 42/2019/NĐ-CP như: “Không mang bản chính hoặc bản sao chứng thực đối với Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; Sổ đăng kiểm tàu cá; bảo hiểm thuyền viên tàu cá khi hoạt động trên biển”; “không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định” đối với tàu dịch vụ hậu cần nghề cá; “không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét” và “không mang Giấy phép khai thác thủy sản và Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá”…

Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển.

H. An (Nguồn: TTXVN)

Tin bài khác
Đơn giản hóa thủ tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc

Đơn giản hóa thủ tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc

Bộ Y tế làm rõ rằng, không phải mọi trường hợp gia hạn đều cần sự đánh giá và tư vấn của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu.
Nhiều loại tàu thủy được miễn kiểm tra định kì hàng năm đến 5 năm tuổi

Nhiều loại tàu thủy được miễn kiểm tra định kì hàng năm đến 5 năm tuổi

Quy chuẩn mới miễn yêu cầu kiểm tra định kì hàng năm cho các tàu mang cấp VR-SI, VR-SII và VR-SIII chức năng đặc thù trong vòng 5 năm đầu hoạt động.
Cảnh báo mã độc chiếm đoạt thẻ tín dụng, ví điện tử, visa

Cảnh báo mã độc chiếm đoạt thẻ tín dụng, ví điện tử, visa

Mã độc do đối tượng cung cấp có các tính năng vô cùng nguy hiểm như lấy thông tin của máy, lấy thẻ tín dụng, ví điện tử, visa của nạn nhân.
Bộ Công an lên tiếng về tin đồn liên quan đến Ngân hàng ACB

Bộ Công an lên tiếng về tin đồn liên quan đến Ngân hàng ACB

Bộ Công an phản bác thông tin thất thiệt về Ngân hàng ACB và khẳng định sẽ xử lý nghiêm nếu có đơn thư khiếu nại liên quan.
Sàn thương mại điện tử không phép gây áp lực cho doanh nghiệp nội

Sàn thương mại điện tử không phép gây áp lực cho doanh nghiệp nội

Một số sàn thương mại điện tử chưa được cấp phép hoặc đang xin cấp phép vẫn cung cấp sản phẩm với giá thấp, gây sức ép lên các doanh nghiệp nội địa.
Hoàn thiện dự thảo Nghị định về ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh

Hoàn thiện dự thảo Nghị định về ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh

Tổng cục Thuế đã lập báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định quy định về áp dụng tạm hoãn xuất cảnh.
Ban hành quy định mới về chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi hưu

Ban hành quy định mới về chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi hưu

Chính phủ ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP, quy định chi tiết chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi hưu, bao gồm điều kiện, quyền lợi và chế độ bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp chỉ được khấu trừ thuế khi thanh toán không dùng tiền mặt

Doanh nghiệp chỉ được khấu trừ thuế khi thanh toán không dùng tiền mặt

Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quy định doanh nghiệp phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng hóa, dịch vụ nếu muốn được khấu trừ thuế.
Hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua chuyển phát nhanh phải nộp thuế

Hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua chuyển phát nhanh phải nộp thuế

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 01/2025 ngày 3/1 về việc bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010 ngày 30/11/2010 về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế.
12 điểm trên GPLX: Tài sản pháp lý của người tham gia giao thông

12 điểm trên GPLX: Tài sản pháp lý của người tham gia giao thông

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, đưa vào áp dụng cơ chế trừ điểm trên giấy phép lái xe (GPLX).
Siết chặt quản lý giá và thẩm định giá năm 2025: Nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô và bảo vệ người tiêu dùng

Siết chặt quản lý giá và thẩm định giá năm 2025: Nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô và bảo vệ người tiêu dùng

Theo thông tin từ Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), năm 2025 tiếp tục là năm mà công tác quản lý, điều hành giá cả và hoạt động thẩm định giá được siết chặt. Đây là một nỗ lực của Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức.
Hỗ trợ tối đa 50% chi phí đầu tư ban đầu cho doanh nghiệp công nghệ cao

Hỗ trợ tối đa 50% chi phí đầu tư ban đầu cho doanh nghiệp công nghệ cao

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 182, quy định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao.
Phú Thọ: Xử phạt hơn 1,2 tỷ đồng vì vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản và giao thông đường thủy

Phú Thọ: Xử phạt hơn 1,2 tỷ đồng vì vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản và giao thông đường thủy

Vừa qua, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định số 2594/QĐ-XPHC (ngày 23/12/2024) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, giao thông đường thủy đối với ông Hà Quang Khải, địa chỉ thường trú tại phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì.
Kháng nghị phúc thẩm Bản án về vụ Công ty CP Miền Đông sau khi khởi kiện Phòng ĐKKD và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Nai

Kháng nghị phúc thẩm Bản án về vụ Công ty CP Miền Đông sau khi khởi kiện Phòng ĐKKD và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Nai

Sau khi Khởi kiện Sở Kế hoạch Đầu tư Đồng Nai vì những hành vi sai luật trong cấp đổi Đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN) của phòng đăng ký kinh doanh, người đại diện của doanh nghiệp đã bị Tòa Án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã bác quyền khởi kiện.
Thuốc lá điện tử: Cấm sản xuất, kinh doanh, người hút cũng bị xử phạt ?

Thuốc lá điện tử: Cấm sản xuất, kinh doanh, người hút cũng bị xử phạt ?

Bộ Y tế đang đề xuất bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi chứa chấp và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, mức xử phạt tới hàng triệu đồng.