Thứ tư 02/07/2025 12:03
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Quý III, nợ xấu ngân hàng tăng mạnh

04/11/2021 19:20
Như Ngân hàng Nhà nước dự báo trước đó, COVID-19 và đợt giãn cách xã hội kéo dài đã tác động nhất định đến ngành ngân hàng, đặc biệt nợ xấu toàn ngành có xu hướng tăng mạnh trong quý III/2021.

Theo BCTC quý III của 27 ngân hàng đang giao dịch trên thị trường khoán, số dư nợ xấu đã tăng lên con số 113.006 tỷ đồng tại cuối 30/9/2021, cao hơn 26% so với thời điểm đầu năm.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Môi giới Hội sở của CTCK Mirae Asset cho rằng, có thể nói ngắn gọn là quý III đã chứng kiến nợ xấu các ngân hàng gia tăng về con số tuyệt đối lẫn tỷ lệ. Tuy nhiên, mức này vẫn trong tầm kiểm soát và thấp so với các năm trước, do trong năm 2020 và 2021 các ngân hàng vẫn đẩy mạnh dự phòng rủi ro tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng nhóm 1 như VCB, CTG, BID và các ngân hàng nhóm 2 như MBB, ACB, TCB, …

Ảnh minh họa.

Dù vậy, lại cũng phải thêm rằng trong quý, hiện tượng ngân hàng lãi cao đi kèm nợ xấu cao phản ánh nhất định về khả năng nhiều ngân hàng vẫn có nguồn thu ngoài lãi, cùng với đó là vẫn giữ được lợi thế chi phí vốn giá rẻ và/ hoặc, việc trích lập dự phòng rủi ro có sự điều chỉnh linh hoạt theo lộ trình quy định của các Thông tư.

Ví dụ như Vietcombank đã công bố 9 tháng 2021, lãi trước thuế tăng 20% lên 19.300 tỷ đồng, nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh vượt 1% và gấp đôi so với hồi đầu năm. Theo đó, nợ xấu của Vietcombank là 10.883,940 tỷ đồng, tương ứng nợ xấu / tổng cho vay 1,16%. Hay ở ngân hàng luôn được gọi tên á quân lợi nhuận / hệ thống là Techcombank cũng công bố lãi cao đi kèm nợ xấu tăng so với cùng kỳ 32,1%. Tuy nhiên, với Techcombank nếu so tỷ lệ nợ/ tổng dư nợ thì lại giữ được rất thấp mức 0,57%. VPB với tổng nợ xấu ở 12.701,807 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng trưởng 25,2%, song lại cho tỷ lệ nợ xấu/ tổng cho vay rất cao ở mức 4%. Trong khi đó BIDV tuy nợ xấu đi ngang trong quý nhưng vẫn “không quên” cùng VietinBank tiếp tục ở trong top có quy mô nợ xấu lớn...

Đáng chú ý, theo MBKE VN, nhìn chung, các ngân hàng chủ động tăng trích lập dự phòng rủi ro cho vay đối với các khoản nợ xấu tiềm ẩn. Trái ngược với các thông tin bi quan về nợ xấu ngân hàng, MBKE VN cho rằng mức nợ xấu của các ngân hàng VN [trước đại dịch] tương đối thấp, thậm chí rất thấp ở một số ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu chỉ 0,4-0,6%). Do đó, việc tăng từ mức nền so sánh thấp như vậy trở lại mức bình thường, đặc biệt là trong bối cảnh COVID-19, khiến tỷ lệ nợ xấu có vẻ tăng tương đối cao (có thể tăng gấp đôi lên mức nợ xấu bình thường là 1% -1,2%, nhưng lưu ý rằng đây vẫn là tỷ lệ nợ xấu rất tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu).

“Tỷ lệ nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng vẫn ở mức cơ bản và ở mức khá. Ngoài ra, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng đã được tăng cường hơn nhiều. Ngân hàng Nhà nước ước tính nợ xấu toàn phần (bao gồm cả các khoản nợ có khả năng tái cơ cấu) đạt khoảng 7,8% vào cuối năm 2021. Mức nợ xấu này tương tự như trong giai đoạn 2016-2017 và tin rằng điều này sẽ không gây ra rủi ro có hệ thống cho hoạt động của các ngân hàng Việt Nam. Trên thực tế, với việc nền kinh tế đang dần phục hồi hậu giãn cách xã hội, chúng tôi cho rằng nhiều khoản vay trên sẽ quay trở lại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.

Xét một cách tổng thể (bao gồm mức nợ xấu hiện tại cũng như nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản nợ tái cơ cấu, tỷ lệ bao phủ nợ xấu, các chính sách hỗ trợ hiện hành (như các Thông tư 01/03/14 cho phép hoãn nợ và giãn trích lập dự phòng cần thiết cho các khoản nợ tái cơ cấu do ảnh hưởng của COVID-19 trong vòng 3 năm) và sự hồi phục của nền kinh tế hiện nay, chúng tôi cho rằng các ngân hàng Việt Nam sẽ không gặp cú sốc về phí suất tín dụng/tỷ lệ trích lập dự phòng”, báo cáo của MBKE VN đánh giá.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Mirae Asset cũng bày tỏ lạc quan trước việc tăng nợ xấu như một tất yếu của các ngân hàng do đại địch, nhưng sẽ không ở mức quá đáng ngại. “Việc các ngân hàng có quy mô tài sản lớn đều có lớp đệm dự phòng nợ xấu dày phần nào cũng thể hiện rõ việc sức khỏe hệ thống hiện nay vẫn tốt sau đợt stress test của COVID-19. Xu hướng nợ xấu gia tăng ở nhóm ngân hàng vẫn sẽ chưa dừng lại ở quý IV do việc nhảy nhóm nợ từ nhóm 2 xuống. Tuy nhiên, cùng với đà phục hồi kinh tế khi mở cửa trở lại, áp lực này sẽ giảm dần trong các quý tới, và có thể giảm mạnh vào quý II năm sau trở đi. Khi kinh tế phục hồi trở lại thì các doanh nghiệp cũng phục hồi theo, kéo theo đó là khả năng trả nợ sẽ tăng trở lại”, ông Huỳnh Minh Tuấn nói.

P.V

Tin bài khác
HanoiPrintPack 2025: Giới thiệu máy móc in ấn, đóng gói thông minh tại Việt Nam

HanoiPrintPack 2025: Giới thiệu máy móc in ấn, đóng gói thông minh tại Việt Nam

Triển lãm Quốc tế Ngành In ấn và Đóng gói Hà Nội lần thứ 12 (HanoiPrintPack 2025) diễn ra từ ngày 02 – 05/7 tại Trung tâm Triển lãm ICE Hà Nội. Sự kiện giới thiệu máy móc in ấn và đóng gói thông minh tại Việt Nam.
Giá xăng dầu ngày mai (3/7) khả năng giảm 1.400 đồng/lít

Giá xăng dầu ngày mai (3/7) khả năng giảm 1.400 đồng/lít

Nếu liên Bộ Tài chính - Công Thương không sử dụng quỹ bình ổn thì dự báo giá xăng ngày mai (3/7) có thể giảm tới 1.400 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giảm 1.000 đồng/lít.
"Dự luật Lớn và Đẹp" tác động mạnh tới giá vàng hôm nay

"Dự luật Lớn và Đẹp" tác động mạnh tới giá vàng hôm nay

Giá vàng trên thế giới sáng nay (2/7) tiếp đà tăng so với sáng qua. Vàng giao ngay niêm yết ở mức 3.340 USD/ounce, quy đổi theo tỷ giá Vietcombank (chưa thuế, phí) tương đương 106,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay 2/7: Vàng nhẫn tăng "vùn vụt" gần 1,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 2/7: Vàng nhẫn tăng "vùn vụt" gần 1,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 2/7/2025 ghi nhận vàng trong nước tiếp tục đi lên theo đà tăng mạnh mẽ của giá thế giới.
Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 2/7: Đồng Yên bật tăng vì lo ngại nợ công Mỹ và căng thẳng thương mại

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 2/7: Đồng Yên bật tăng vì lo ngại nợ công Mỹ và căng thẳng thương mại

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 2/7/2025 ghi nhận biến động trái chiều tăng tại các ngân hàng trong nước; trên thị trường quốc tế, tỷ giá Yên Nhật tăng mạnh do nhà đầu tư lo ngại về nợ công Mỹ, xung đột thương mại và khả năng Fed cắt giảm lãi suất.
Giá thép hôm nay 2/7: Giá thép và quặng sắt suy yếu

Giá thép hôm nay 2/7: Giá thép và quặng sắt suy yếu

Giá thép hôm nay 2/7 trong nước ổn định, dao động 13.350 - 13.580 đồng/kg; Thị trường thép châu Á giảm sâu, quặng sắt chịu áp lực từ bất động sản Trung Quốc.
Giá cao su hôm nay 2/7/2025: Giá cao su thế giới biến động trái chiều

Giá cao su hôm nay 2/7/2025: Giá cao su thế giới biến động trái chiều

Giá cao su hôm nay 2/7, thị trường cao su trong nước ghi nhận mức giá ổn định tại các doanh nghiệp lớn, không có điều chỉnh mới. Trên thị trường thế giới giá cao su kỳ hạn trên sàn Tocom (Nhật Bản) tăng nhẹ, giá trên sàn SHFE (Trung Quốc) có xu hướng đi ngang và sàn Singapore giảm nhẹ.
Giá bạc hôm nay 2/7/2025: Giá bạc giảm nhẹ

Giá bạc hôm nay 2/7/2025: Giá bạc giảm nhẹ

Giá bạc hôm nay 2/7, tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh điều chỉnh giảm nhẹ 1.000 – 2.000 đồng/lượng, trong kgi giá bạc tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý tiếp đà tăng. Trên thị trường thế giới, giá bạc cũng lùi nhẹ về mức 942.000 – 947.000 VND/ounce (tương đương 36,26 USD/ounce).
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 2/7: Đường và ca cao đồng loạt giảm, cà phê tăng nhẹ

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 2/7: Đường và ca cao đồng loạt giảm, cà phê tăng nhẹ

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 2/7/2025 ghi nhận giá đường và ca cao lao dốc mạnh trước triển vọng nguồn cung tích cực, trong khi cà phê Robusta tăng nhẹ trở lại.
Thị trường nhóm nông sản 2/7: Giá lúa mì, ngô giảm mạnh; đậu tương ổn định

Thị trường nhóm nông sản 2/7: Giá lúa mì, ngô giảm mạnh; đậu tương ổn định

Thị trường nông sản ngày 2/7/2025 ghi nhận giá lúa mì và ngô đồng loạt giảm do mùa vụ Mỹ thuận lợi, trong khi đậu tương giữ giá nhờ giá dầu đậu nành tăng.
Giá heo hơi hôm nay 2/7/2025: Giá heo hơi đồng loạt giảm trên cả nước, dao động từ 66.000 – 71.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 2/7/2025: Giá heo hơi đồng loạt giảm trên cả nước, dao động từ 66.000 – 71.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 2/7, thị trường heo hơi ghi nhận xu hướng giảm giá tại cả ba miền. Sau điều chỉnh, mức giao dịch heo hơi trên toàn quốc hiện trong khoảng 66.000 – 71.000 đồng/kg, với Cà Mau tiếp tục giữ mức cao nhất.
Giá xăng dầu hôm nay 2/7: Giá dầu nhích nhẹ, giới đầu tư chờ động thái từ OPEC+ và Mỹ

Giá xăng dầu hôm nay 2/7: Giá dầu nhích nhẹ, giới đầu tư chờ động thái từ OPEC+ và Mỹ

Giá xăng dầu hôm nay 2/7/2025, giá xăng E5 Ron 92 ở mức 20.530 đồng/lít; xăng Ron 95 ở mức 21.116 đồng/lít. Tại thị trường thế giới, giá dầu tăng nhẹ khi thị trường chờ đợi quyết sách từ OPEC+ và lo ngại rủi ro thuế quan Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 2/7: Gá tiêu trong nước tiếp đà tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 2/7: Gá tiêu trong nước tiếp đà tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 2/7/2025 ghi nhận nguồn cung hạn hẹp, nhu cầu tăng trở lại giúp thị trường hồ tiêu có cơ hội bứt phá vào cuối năm.
Giá lúa gạo hôm nay 2/7/2025: Giá lúa gạo tăng giảm trái chiều, giao dịch cầm chừng

Giá lúa gạo hôm nay 2/7/2025: Giá lúa gạo tăng giảm trái chiều, giao dịch cầm chừng

Giá lúa gạo hôm nay 2/7, đảo chiều tăng 200 - 400 đồng/kg với mặt hàng lúa, trong khi giá gạo giảm nhẹ. Giao dịch nội địa trầm lắng do nguồn gạo về ít và sức mua chậm. Một số loại lúa như OM 18, OM 5451 tăng mạnh 200 – 400 đồng/kg. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giữ ổn định, tiếp tục duy trì sức cạnh tranh tại các thị trường chủ lực, đặc biệt là Nhật Bản.
Giá sầu riêng hôm nay 2/7: Cao điểm thu hoạch, giá vẫn thấp kỷ lục

Giá sầu riêng hôm nay 2/7: Cao điểm thu hoạch, giá vẫn thấp kỷ lục

Giá sầu riêng hôm nay 2/7, thị trường không có sự bứt phá về giá, sầu riêng Ri6 A vẫn dao động quanh mức 42.000 - 48.000 đồng/kg, sầu riêng Thái A có giá cao nhất là 85.000 đồng/kg.