Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cùng lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Thanh tra Sở Y tế; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; đại diện các Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, các Trạm Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Tại hội nghị, các đại biểu được phổ biến các văn bản quy pháp pháp luật về lĩnh vực ATTP (Luật an toàn thực phẩm 2010, các nghị định liên quan); Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25/9/2023 sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; Quy định phân công và tổ chức điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Công tác điều tra và phương pháp lấy mẫu thực phẩm khi có ngộ độc xảy ra. Bên cạnh đó, hội nghị cũng dành thời gian cho các đại biểu trao đổi, thảo luận, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại địa phương, đơn vị mình.
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh: Trong thời gian tới các đơn vị cần phải thực hiện đồng loạt các giải pháp để nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý về ATTP trong kiểm tra, giám sát lấy mẫu, phòng, chống ngộ độc thực phẩm, trách nhiệm với cộng đồng trong công tác bảo đảm ATTP; tăng cường phòng, chống ngộ NĐTP, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn tỉnh, không để xảy ra vụ NĐTP cấp tính từ 30 người mắc trở lên, giảm số vụ NĐTP nhỏ lẻ; 100% vụ NĐTP báo cáo được điều tra, xử lý kịp thời.
Cụ thể, đối với Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố, cần triển khai phổ biến kịp thời các văn bản, quy định pháp luật về ATTP; Quy định phân công và tổ chức điều tra, xử lý NĐTP trên địa bàn tỉnh, đến các đối tượng trên địa bàn (người quản lý, người dân sản xuất kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống) bằng nhiều hình thức, đặc biệt chú trọng các hình thức tiếp cận, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, cho người sản xuất kinh doanh thực phẩm, người quản lý, người tiêu dùng.
Tham mưu UBND cấp huyện về công tác quản lý NĐTP trên địa bàn. Phối hợp với Trung tâm Y tế và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tập huấn nâng cao kỹ năng điều tra ứng phó khi xảy ra vụ NĐTP cho cán bộ, nhân viên y tế tham gia điều tra, xử lý vụ NĐTP trên địa bàn và nâng cao kiến thức, hiểu biết phòng chống ngộ độc thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng.
Đối với Trung tâm Y tế các huyện thị xã, thành phố, tăng cường công tác giám sát mối mối nguy ô nhiễm thực phẩm, chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Phòng Y tế điều tra, xử lý các vụ NĐTP xảy ra trên địa bàn. Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm và hạn chế vụ NĐTP xảy ra trên địa bàn. Sẵn sàng bố trí nhân lực, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tham gia xử lý vụ NĐTP.
Đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tổ chức triển khai quy định phân công và tổ chức điều tra, xử lý NĐTP trên địa bàn tỉnh cho cán bộ đơn vị. Chuẩn bị cơ sở vật chất phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế huyện thị xã, thành phố, điều tra, tổ chức lấy các mẫu liên quan đến vụ ngộ độc, xử lý môi trường, triển khai các biện pháp ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh khi cần thiết; Kiểm nghiệm hoặc gửi mẫu thực phẩm, bệnh phẩm đến các cơ sở kiểm nghiệm để xác định nguyên nhân vụ NĐTP.
Đối với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, làm tốt nhiệm vụ là đơn vị đầu mối, tham mưu cho Sở Y tế về công tác quản lý NĐTP trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch tập huấn nâng cao kỹ năng điều tra ứng phó khi xảy ra vụ NĐTP cho cán bộ làm công tác ATTP, cán bộ, nhân viên y tế của Tổ cơ động tại các đơn vị và nâng cao kiến thức, hiểu biết phòng chống NĐTP cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng.
Tham mưu giúp Sở Y tế phối hợp với UBND cấp huyện, các sở, ngành liên quan và các đơn vị liên quan triển khai xử lý, khắc phục hậu quả vụ NĐTP, đề nghị cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin liên quan thuộc lĩnh vực được phân công quản lý phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ NĐTP. Theo dõi chỉ đạo các đơn vị trực thuộc căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công phối hợp với đơn vị điều tra triển khai điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả vụ NĐTP. Trong qua trình thực hiện, tổng hợp các ý kiến của các đơn vị báo cáo Sở Y tế để xem xét điều chỉnh.
Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cũng yêu cầu, các đơn vị tập nêu trên trung chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra với nỗ lực cao nhất nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý công tác đảm bảo ATTP, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
P.V