Thứ ba 08/07/2025 14:47
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Quảng Trị: Khó khăn khi thí điểm chương trình ERPA tại Khu bảo tồn Đakrông

Chương trình "Chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ" (ERPA) được thí điểm tại tỉnh Quảng Trị đang gặp phải một số những vướng mắc trong công tác thỏa thuận quản lý rừng và hỗ trợ sinh kế cho các thôn gần rừng.

Quảng Trị là một trong 6 tỉnh được chọn để thí điểm chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) theo Nghị định số 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông - tỉnh Quảng Trị (BQL) chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trên diện tích 37.666,01 ha. Ngoài ra, khu bảo tồn còn quản lý khu bảo vệ cảnh quan đường Hồ Chí Minh với diện tích 5.237,4 ha. Năm 2023, BQL nhận được hơn 4,3 tỉ đồng từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị nhờ bán tín chỉ các-bon. BQL đã lập kế hoạch chia sẻ lợi ích từ chương trình ERPA cho năm 2023 và thực hiện vào năm 2024. Đồng thời làm việc với chính quyền các xã vùng đệm như Tà Long, Ba Nang, Húc Nghì, A Bung, Đakrông, Ba Lòng, Triệu Nguyên và các cộng đồng dân cư để thống nhất thỏa thuận quản lý rừng và hỗ trợ sinh kế cho các thôn gần rừng. Số tiền 4,3 tỉ đồng được phân bổ như sau: 10% cho kinh phí quản lý, hơn 3,3 tỉ đồng hỗ trợ cộng đồng tham gia quản lý rừng, hơn 64 triệu đồng hỗ trợ UBND xã có cộng đồng tham gia quản lý rừng và hơn 533 triệu đồng cho các biện pháp lâm sinh. Chương trình ERPA giúp BQL có nguồn kinh phí hỗ trợ người dân vùng đệm tạo việc làm và tăng thu nhập. Tuy nhiên, do là năm đầu tiên thực hiện thí điểm nên còn nhiều khó khăn.

Quảng Trị: Khó khăn khi thí điểm chương trình ERPA tại Khu bảo tồn Đakrông
Khó khăn khi thí điểm chương trình ERPA tại Khu bảo tồn Đakrông.

Phó Giám đốc BQL - ông Hồ Viết Thắng cho biết, theo Nghị định số 107/2022/NĐ-CP, tiền bán tín chỉ các-bon chỉ chi trả cho khoán bảo vệ rừng đối với cộng đồng dân cư. Điều này gây thiệt thòi cho các cá nhân, hộ gia đình và nhóm hộ gia đình đã nhận khoán bảo vệ rừng từ trước. Ngoài ra, chi phí triển khai phải đảm bảo không chồng chéo với các khoản chi khác của ngân sách nhà nước. Điều này hạn chế việc chia sẻ lợi ích theo mục đích của chương trình. Một phần diện tích rừng tự nhiên đã được bố trí kinh phí từ các ngân sách nhà nước khác, nên không thể triển khai giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ sinh kế theo Nghị định số 107. Theo quy định, đối tượng hưởng lợi là cộng đồng dân cư và UBND cấp xã có thỏa thuận tham gia quản lý rừng với chủ rừng là tổ chức. Tuy nhiên, ở Quảng Trị, diện tích rừng tự nhiên do các tổ chức quản lý chủ yếu nằm ở vùng sâu, vùng xa, giáp biên giới, ít hoặc không có cộng đồng dân cư sinh sống. Do đó, việc chi trả kinh phí từ bán tín chỉ các-bon rừng gặp khó khăn.

Theo quyết định của UBND tỉnh, diện tích rừng được chi trả từ ERPA là 126.692,4 ha, và diện tích được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP là 50.092,32 ha. Phần lớn diện tích rừng tự nhiên ở Quảng Trị nằm ở hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông, chiếm gần 80% diện tích rừng được chi trả ERPA. Đây cũng là hai huyện được chi trả dịch vụ môi trường rừng hàng năm, hiện nay có thêm nguồn thu từ ERPA, góp phần tăng thu nhập cho các chủ rừng.

Thống kê của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị cho biết, từ ngày 3/10/2023 - 30/12/2024, tổng thu từ bán tín chỉ các-bon rừng là hơn 51,1 tỉ đồng. Năm 2023, có 8 chủ rừng là tổ chức được hưởng lợi từ ERPA với tổng diện tích 85.752,93 ha, tương ứng với hơn 10,8 tỉ đồng. Có 66 cộng đồng dân cư nhận hỗ trợ phát triển sinh kế với tổng số tiền 3,3 tỉ đồng, trong đó 56 cộng đồng là đồng bào dân tộc thiểu số. Các hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế bao gồm mua giống cây trồng, vật nuôi và xây dựng các công trình công cộng như sân, mái lợp sân nhà cộng đồng thôn, sơn sửa nhà, mua sắm bàn ghế, làm điện chiếu sáng, xây dựng hàng rào cho nhà cộng đồng. Tính đến ngày 30/12/2024, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã chi hơn 35,6 tỉ đồng cho các đối tượng hưởng lợi từ bán tín chỉ các-bon rừng.

Theo Nghị định số 107/2022/NĐ-CP, điều kiện để được hỗ trợ phát triển sinh kế là cộng đồng phải đăng ký tham gia quản lý rừng và thỏa thuận với công ty. Đây là nội dung quan trọng nhằm tạo sinh kế ổn định cho người dân sống gần rừng, giảm áp lực lên công tác bảo vệ rừng.

Để giải quyết khó khăn, các đơn vị kiến nghị mở rộng đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp tại địa phương và nâng mức hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng. UBND tỉnh cũng đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2022/NĐ-CP để cho phép lồng ghép các nguồn kinh phí, tăng mức khoán bảo vệ rừng và động viên lực lượng tham gia bảo vệ rừng.

Tin bài khác
Cảnh báo từ ngành điện: Hải Phòng, Quảng Ninh “nóng” cả thời tiết lẫn hóa đơn

Cảnh báo từ ngành điện: Hải Phòng, Quảng Ninh “nóng” cả thời tiết lẫn hóa đơn

Tháng 6/2025, người dân tại nhiều địa phương miền Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng ghi nhận hóa đơn tiền điện sinh hoạt tăng vọt. Nguyên nhân được xác định là do thời tiết nắng nóng cực đoan kéo dài, nền nhiệt ngoài trời thường xuyên duy trì ở mức cao kỷ lục khiến các thiết bị làm mát phải hoạt động liên tục và tiêu thụ nhiều điện năng hơn.
Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn bắt tay Crystal Holidays mở rộng nguồn khách và quảng bá điểm đến

Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn bắt tay Crystal Holidays mở rộng nguồn khách và quảng bá điểm đến

Lễ ký kết hợp tác giữa Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn và Crystal Holidays diễn ra vào ngày 07/7/2025 tại Vân Đồn (Quảng Ninh), đánh dấu mối quan hệ hợp tác giữa hai doanh nghiệp, nhằm phát triển thương hiệu và kích cầu du lịch Quảng Ninh.
Phường Bình Thuận: Đơn vị hành chính mới với nhiều cơ hội để phát triển

Phường Bình Thuận: Đơn vị hành chính mới với nhiều cơ hội để phát triển

Phường Bình Thuận mới đã ra đời như một đơn vị hành chính chiến lược trong bối cảnh tái cấu trúc hành chính lớn của Việt Nam. Sự hình thành của phường này gắn liền với việc sáp nhập ba tỉnh để tạo thành tỉnh Lâm Đồng mở rộng, có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước (24.233 km²) và dân số 3,3 triệu người.
Những ngày làm việc đầu tiên đi vào vận hành chính thức tại UBND xã miền núi Linh Sơn (Thanh Hóa)

Những ngày làm việc đầu tiên đi vào vận hành chính thức tại UBND xã miền núi Linh Sơn (Thanh Hóa)

Linh Sơn là xã mới thành lập thuộc huyện Lang Chánh (cũ), được hình thành sau sáp nhập từ thị trấn Lang Chánh và xã Trí Nang. Là xã miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự chuẩn bị tích cực, nghiêm túc, ngay từ những ngày đầu đi vào vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, mọi hoạt động tại đây vẫn bảo đảm thông suốt, nhịp nhàng, đem lại sự hài lòng cho bà con các dân tộc tại địa phương.
Lào Cai tổ chức tiếp công dân định kỳ hằng tháng với hình thức trực tiếp và trực tuyến

Lào Cai tổ chức tiếp công dân định kỳ hằng tháng với hình thức trực tiếp và trực tuyến

Hoạt động tiếp công dân được Lào Cai tổ chức định kỳ một lần mỗi tháng vào ngày 15. Trường hợp ngày 15 trùng với ngày lễ hoặc ngày nghỉ, buổi tiếp sẽ được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
Lâm Đồng tổ chức 61 điểm tiếp xúc cử tri trực tiếp và trực tuyến sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Lâm Đồng tổ chức 61 điểm tiếp xúc cử tri trực tiếp và trực tuyến sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đang tích cực phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh để tổ chức 61 điểm tiếp xúc cử tri trên toàn tỉnh, kết hợp linh hoạt giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Đồng Nai triển khai 96 đội hình thanh niên tình nguyện hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính

Đồng Nai triển khai 96 đội hình thanh niên tình nguyện hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính

Nhằm đồng hành cùng chính quyền cơ sở trong vận hành mô hình chính quyền hai cấp và thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tỉnh Đoàn Đồng Nai vừa triển khai đồng loạt 96 đội hình thanh niên tình nguyện với gần 1.500 đoàn viên, thanh niên tham gia hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính.
Đồng Nai dành hơn 30% dư nợ tín dụng cho xây dựng nông thôn mới

Đồng Nai dành hơn 30% dư nợ tín dụng cho xây dựng nông thôn mới

Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Đồng Nai, khi lĩnh vực này hiện chiếm hơn 30% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn.
TP. Hồ Chí Minh kỳ vọng thu hút hơn 3,7 tỷ USD vào các khu công nghiệp

TP. Hồ Chí Minh kỳ vọng thu hút hơn 3,7 tỷ USD vào các khu công nghiệp

Sau khi hợp nhất hệ thống khu chế xuất và khu công nghiệp thuộc TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố đặt mục tiêu thu hút 3,73 tỷ USD vốn đầu tư trong năm 2025. Trong đó, trọng tâm là các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường và ít chịu tác động từ hàng rào thuế quan toàn cầu.
Hà Nội vào cuộc "hồi sinh" sông Tô Lịch cấp tốc trước ngày 30/8

Hà Nội vào cuộc "hồi sinh" sông Tô Lịch cấp tốc trước ngày 30/8

Hà Nội gấp rút hoàn thành cải tạo, chỉnh trang hai bên bờ sông Tô Lịch trước ngày 30/8. Các giải pháp bổ cập nước từ Hồ Tây và tương lai từ sông Hồng.
Hà Nội thí điểm 155 khu đất làm các dự án nhà ở thương mại

Hà Nội thí điểm 155 khu đất làm các dự án nhà ở thương mại

Hà Nội vừa đề xuất danh mục 155 khu đất thí điểm nhà ở thương mại, mở ra cơ hội cho thị trường bất động sản, qua phương thức thỏa thuận quyền sử dụng đất.
Trạm Tấu, Hạnh Phúc: Miền đất vàng chờ đón nhà đầu tư

Trạm Tấu, Hạnh Phúc: Miền đất vàng chờ đón nhà đầu tư

Xã Hạnh Phúc và Trạm Tấu, tỉnh Lào Cai đang trở thành điểm đến tiềm năng cho doanh nghiệp với lợi thế thiên nhiên, bản sắc văn hóa và chính sách đầu tư hấp dẫn.
Phường Long Nguyên sau sáp nhập: Mở ra nhiều cơ hội phát triển về kinh tế - xã hội

Phường Long Nguyên sau sáp nhập: Mở ra nhiều cơ hội phát triển về kinh tế - xã hội

Chuyển đổi từ mô hình chính quyền ba cấp sang hai cấp không chỉ tinh gọn bộ máy mà còn mở ra những cơ hội phát triển mới cho Phường Long Nguyên, TP. Hồ Chí Minh.
Quảng Ngãi: GRDP 6 tháng đầu năm dẫn đầu cả nước trong danh sách tăng trưởng

Quảng Ngãi: GRDP 6 tháng đầu năm dẫn đầu cả nước trong danh sách tăng trưởng

Theo báo cáo của Chi cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Quảng Ngãi dẫn đầu cả nước danh sách tăng trưởng GRDP, với ấn tượng 11,51%.
Lào Cai: Tâm điểm đầu tư du lịch, logistics và bất động sản vùng trung du

Lào Cai: Tâm điểm đầu tư du lịch, logistics và bất động sản vùng trung du

Việc hợp nhất Yên Bái và Lào Cai mở ra không gian phát triển mới, giúp tỉnh Lào Cai mới bứt phá về du lịch, logistics và bất động sản trên bản đồ kinh tế quốc gia.