Khởi nghiệp từ xưởng mộc đến tập đoàn Hoàng Anh Gia lai
Đoàn Nguyên Đức sinh ngày 6/12/1962 trong một gia đình có tới 10 người con tại xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Mẹ của ông phải tần tảo làm ruộng nuôi 10 anh em ăn học bằng bữa cơm độn sắn, độn khoai. Cả tuổi thơ của cậu bé Đoàn Nguyên Đức chính là những chuỗi ngày cùng cha mẹ lên nương, làm rẫy, làm mộc. Những chính tuổi thơ nghèo khó, việc gì cũng đến tay ấy đã hun đúc trong phong cách giản dị, gần gũi. Mặc dù, là tỷ phú, là chủ tịch của tập đoàn lớn, nhưng tại “Phố Núi", ít ai gọi ông với danh xưng này. Họ gọi ông là “Ba Đức". Gia đình và tuổi thơ cũng tác động ít nhiều đến phong cách “dám nghĩ dám làm" của ông trong quá trình thành lập và xây dựng sự nghiệp của mình.
Năm 1982, ông khăn gói lên thành phố Hồ Chí Minh thi đại học. Nhưng như một định mệnh, cả 4 lần thi đại học đều trượt. Đây cũng là lúc ông nhận ra rằng, đại học không phải con đường duy nhất để ông đề ông bắt đầu. Không tiền, không học vấn, con đường đầy mịt mù mở ra trước mắt. Lúc bấy giờ, ông không biết sẽ bắt đầu từ đâu và bằng công việc gì. Ông chỉ nhớ rằng mình đã làm đủ mọi nghề để nuôi sống bản thân, để tích góp kinh nghiệm và cố sáng tạo để tìm lối đi riêng. Năm ấy, mặc dù trượt đại học nhưng không nản lòng, ông Đức lại tiếp tục vùi đầu vào sách vở, dù cố gắng là vậy nhưng ông Đức vẫn không thể bước chân vào được cổng trường đại học. Như một định mệnh, cả 4 lần đi thi Đức đều không đạt kết quả như ý muốn.
Năm 1990 sau một thời gian làm thuê, Đức tích góp được một khoản tiền ông bắt đầu khởi nghiệp bằng việc trực tiếp điều hành một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại quê nhà. Khi hoạt động kinh doanh có hiệu quả ông chuyển qua nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: trồng và chế biến gỗ, mủ cao su, sản xuất đá granit. Ông đã trở thành ông chủ của Tập đoàn tư nhân nổi tiếng trong nước và quốc tế – Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Thừa thắng xông lên Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai mở rộng địa bàn ra kinh doanh các tỉnh trong cả nước và bổ sung ngành nghề kinh doanh mới là du lịch, địa ốc… Bầu Đức vốn nổi tiếng là người mê bóng đá, Từ năm 2001, bầu Đức đã bỏ ra mỗi năm hơn 10 tỷ đồng đầu tư cho bóng đá. Nhờ bóng đá Hoàng Anh Gia Lại nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước. Bầu Đức được xem là người đầu tiên ở Việt Nam mua máy bay với giá lên tới 7 triệu USD. Một lần nữa nhờ thương vụ mua máy bay mà tên tuổi của ông lại nổi như cồn. Hình ảnh của ông xuất hiện trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng.
Ở cái tuổi ngoại tứ tuần, sự nghiệp đã đạt độ chín, tiền bạc cũng không còn là vấn đề bận tâm, bầu Đức đang dành nhiều thời gian hơn để thực hiện khát vọng của mình. Năm 2008, lần đầu tiên, cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai được niêm yết trên sàn chứng khoán. Với trên 55% số cổ phiếu sở hữu, bầu Đức trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán Việt 2008 do VnExpress.net bình chọn.
Bất chấp khủng hoảng, suy thoái, dưới bàn tay chèo lái của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vẫn đạt kết quả khá ấn tượng với lợi nhuận 1.700 tỷ đồng năm 2009. Bầu Đức chia sẻ, năm 2008 khi nhìn thấy bức tranh ảm đạm và âm u của nền kinh tế, Hoàng Anh Gia Lai chỉ dám đặt ra mục tiêu lợi nhuận cho năm 2009 ở con số khiêm tốn 1.150 tỷ đồng. Thế nhưng khi lao vào cuộc chiến, ông nhận thấy có rất nhiều cơ hội và có nhiều ngách nhỏ để ông len vào và đạt thành công. “Kết quả thật ấn tượng, chúng tôi đã làm được và đạt tới con số 1.700 tỷ đồng lợi nhuận”, CEO Đức chia sẻ.
Ông cho hay trong cuộc đời kinh doanh của mình chưa khi nào đối mặt với khó khăn như năm 2008 và 2009. Thị trường tiền tệ 2008 quá tồi tệ, năm 2009 chưa thoát khỏi khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình cảnh nhìn đâu cũng thấy khó. Bức tranh ảm đạm bao trùm kinh tế của cả thế giới. Bầu Đức rơi vào trạng thái bi quan thực sự, và có lúc ông tính chuyện buông xuôi. Ấy là vào tháng 7/2008, khi chứng kiến cảnh hàng loạt tập đoàn kinh tế lớn của thế giới tuyên bố phá sản. Cứ mỗi sáng mở mắt, đã thấy có 2 doanh nghiệp của Mỹ tuyên bố phá sản hoặc có đơn xin bảo hộ, ông lại thấy hoang mang và cảm giác, khủng hoảng như đang đến sát mình.
“Có thể hình dung 10 năm gian khó đã ở lại phía sau, 5 năm khó khăn nhất là khi công ty không thể nào vay mượn được gì từ ngân hàng, mất thanh khoản dòng tiền trong khi vẫn phải chắt chiu từng đồng trồng cây ăn trái. Để tìm được hướng đi như hôm nay không hề dễ dàng”, Bầu Đức phát biểu trong ĐHCĐ HAGL năm 2020.
Sau 2 năm ‘giải cứu’ mà THACO vẫn chưa thể gỡ hết rối cho HAGL và HAGL Agrico, đầu năm 2021, Bầu Đức đã bán HAGL Agrico – tức mảng nông nghiệp cho THACO. Nhờ thế, Bầu Đức đã tự tin tuyên bố: “HAGL lẫn Agrico đã bước ra khỏi ‘vũng lầy’ nợ nần. Đã có thời tôi là người nợ nhiều nhất nước”. Trong tương lai, ngoài những lĩnh vực hiện tại, HAGL vẫn kiên định với con đường ‘kiếm tiền từ nông nghiệp’, nên họ sẽ theo THACO và HAGL Agrico tiếp tục chung thủy với cây ăn trái. Theo đó, Bầu Đức đã thất bại khi khởi nghiệp với cây công nghiệp – tiêu biểu là cao su, nhưng phần nào đó đã thành công với cây ăn trái. Di sản mà ông để lại cho HAGL Agrico không phải ai cũng làm được: vùng trồng rộng 80.000ha trải dài 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia.
CEO Đức chia sẻ, khát vọng lớn nhất của ông là có tên trong danh sách tỷ phú thế giới chứ không còn đơn thuần là người giàu Việt Nam. Tuy nhiên, ước mơ chỉ là ước mơ, nhưng tôi tin rằng, tất cả những doanh nhân tâm huyết làm giàu đều mong muốn và phấn đấu vì điều này. Đây không còn là danh dự cá nhân mà còn là niềm tự hào dân tộc.
TH