PMI Việt Nam tiếp tục cải thiện tăng nhanh trong tháng 10

17:04 03/10/2022

Ngày 3/10, S&P Global công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 9/2022 đạt 52,5 điểm. Tiếp tục cải thiện suốt 12 tháng qua.

PMI của Việt Nam vẫn trên đà được cải thiện
Báo cáo mới nhất của S&P Global về Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (Purchasing Managers' Index - PMI) chỉ ra rằng, ngành sản xuất của Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong quý 3 năm 2022.

Báo cáo cho thấy tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài là chậm nhất trong mười tháng và tồn kho hàng thành phẩm của doanh nghiệp tăng cao nhất trong gần một năm rưỡi.

Kết quả khảo sát của S&P Global được HS Markit công bố hôm nay (3-10) được cho là tương đối đúng thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp hiện nay. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

S&P Global nhận định, điều này cũng xảy ra đối với số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới. Một số doanh nghiệp trả lời khảo sát cho biết nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu có dấu hiệu yếu đi. Số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài ghi nhận tốc độ tăng chậm nhất trong 10 tháng. Việc tổng số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng đã thúc đẩy các nhà sản xuất gia tăng sản xuất. Theo đó, tốc độ tăng của sản xuất hầu như ngang bằng với tháng trước.

Cũng giống như tháng 8, áp lực chi phí đã giảm nhẹ trong tháng 9 với mức lạm phát thấp hơn nhiều so với các tháng trước. Giá dầu giảm đã giúp giảm gánh nặng chi phí, mặc dù vẫn có những báo cáo cho biết giá nguyên vật liệu tăng. Tương tự, giá cả đầu ra đã chỉ tăng nhẹ trong tháng khi một số công ty giảm giá cho khách hàng trong bối cảnh tốc độ tăng chi phí chậm lại.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 9 của Việt Nam thấp hơn một chút so với 52,7 điểm của tháng 8, nhưng vẫn báo hiệu mức cải thiện liên tục của các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất. Trong khi đó, thời gian giao hàng của nhà cung cấp chỉ thay đổi một chút sau khi có sự cải thiện năng lực của người bán hàng trong kỳ khảo sát trước. Điều này một lần nữa cho thấy một bức tranh cải thiện hơn nhiều so với các tháng trước.

Hàng tồn kho thành phẩm tăng cao nhất trong gần một năm rưỡi

Theo dữ liệu của IHS Markit, hàng tồn kho ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 9 - tăng lần đầu tiên trong 6 tháng, nguyên nhân do số lượng đơn đặt hàng mới tăng cùng với hoạt động mua hàng tăng.

Tương tự, tồn kho thành phẩm tăng lần đầu tiên kể từ tháng 2 và mức tăng là cao nhất trong gần một năm rưỡi do doanh số bán hàng trong tháng đạt dưới mức kỳ vọng.

Một số người trả lời khảo sát cho biết, tồn kho hàng thành phẩm đã tăng do doanh số bán hàng trong tháng đạt dưới mức kỳ vọng. Hy vọng nhu cầu thị trường và số lượng đơn đặt hàng mới cải thiện, cùng với niềm tin đại dịch COVID-19 sẽ vẫn được kiểm soát, đã củng cố tinh thần lạc quan về triển vọng sản lượng trong năm tới. Trên thực tế, tâm lý kinh doanh trong tháng 9 đã tăng thành mức cao nhất trong bốn tháng và đây là mức cao hơn trung bình của lịch sử chỉ số.

Ngọc Phi (tổng hợp)