Phú Thọ: Đầu tư trên 10 tỷ đồng cho khoa học - công nghệ Các phương tiện được lưu thông bình thường qua cầu Trung Hà Phú Thọ: Hỗ trợ trên 57 tỷ đồng cho các hộ nông dân làm kinh tế |
Đưa công nghệ vào sản xuất, đóng gói, hoàn thiện sản phẩm Trà đinh lăng túi lọc của Công ty TNHH Maika Food (xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy). |
Hội Nông dân các cấp tại Phú Thọ đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học công nghệ và chủ động triển khai nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Hội Nông dân tỉnh hiện có trên 200.000 hội viên. Nhằm giúp hội viên nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao, Hội thường xuyên vận động hội viên áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Năm 2024, các cấp Hội Nông dân đã phối hợp với ngành Nông nghiệp tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho trên 54.000 lượt cán bộ, hội viên, nông dân; xây dựng được 209 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Đồng thời, cung ứng trên 155 tấn giống, 2,65 tấn thuốc bảo vệ thực vật, 2.174 tấn thức ăn chăn nuôi các loại, 164 chiếc máy nông nghiệp với tổng giá trị 25 tỷ đồng. Phối hợp với Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cung ứng trên 7.700 tấn phân bón NPK chậm trả với số tiền trên 54,7 tỷ đồng; hỗ trợ cước vận chuyển cho 5 huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy, Đoan Hùng trị giá 474 triệu đồng.
HTX sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Bio Gold (xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông) có 2 sản phẩm đông trùng hạ thảo và trà đông trùng hạ thảo- cà gai leo đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao nhờ ứng dụng công nghệ khoa học. |
Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện 2 đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh ”Xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ các sản phẩm OCOP và nông sản cho hội viên Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” và cấp cơ sở “Thiết kế, nâng cấp Trang thông tin điện tử Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ”.
Ông Đặng Việt Anh - Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội, Hội Nông dân tỉnh cho biết: Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có một số mô hình của các hội viên áp dụng thành công khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, đáp ứng yêu cầu của thị trường, đem lại hiệu quả tích cực như công nghệ nhà lưới, nhà màng, công nghệ tưới tiết kiệm, nuôi cá sông trong ao, các quy trình trồng trọt, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP...
Nhìn chung, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang mở ra những cánh cửa mới cho nông dân tại Phú Thọ. Đây không chỉ là giải pháp trước mắt mà còn là chiến lược lâu dài để phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương.