Hoạt động dự án vay vốn chăn nuôi bò lai sin sinh sản tại xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ. |
Trong đó, nguồn vốn Trung ương ủy thác là 15,5 tỷ đồng; nguồn vốn cấp tỉnh gần 21 tỷ đồng; cấp huyện trên 20,5 tỷ đồng. Hội đã trực tiếp tổ chức 16 lớp tập huấn tại 13 huyện, thành, thị về nghiệp vụ quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân và công tác phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội với trên 1.600 cán bộ cơ sở, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn; các cấp hội cơ sở phối hợp tổ chức 13 hội nghị tập huấn với trên 450 hội viên.
Bên cạnh đó, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tiếp tục được duy trì, phát triển ở các cấp Hội. Năm 2024, có trên 131.000 hộ đăng ký sản xuất, kinh doanh giỏi; qua bình xét có trên 85.000 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, thành lập được 40 CLB nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi với 460 thành viên tham gia.
Mô hình chăn nuôi gà thương phẩm của anh Phạm Thanh Tâm ở khu 8, xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn nhờ nguồn vốn vay và hỗ trợ con giống của Hội Nông dân. |
Nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân không chỉ tạo ra cơ hội tăng gia sản xuất, mà còn mang đến cơ hội việc làm, giúp nhiều gia đình nông thôn nâng cao đời sống. Những dự án thành công không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.
Việc đa dạng hóa các nguồn vốn, đẩy mạnh công tác đào tạo và nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ Hội là những bước đi chiến lược để đưa quỹ trở thành bệ phóng thực sự cho sự phát triển bền vững của nông thôn tại địa phương. Quỹ Hỗ trợ nông dân không chỉ là cứu cánh tài chính mà còn là nguồn động lực mạnh mẽ giúp người nông dân kiến tạo tương lai.