Phú Thọ: Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp huyện Tam Nông Phú Thọ: Bước tiến mới trong chuyển đổi số ngành Nông nghiệp Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của đồi chè Long Cốc, Phú Thọ |
Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 1, Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì. |
Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế ngày càng khốc liệt, việc thu hút đầu tư vào các địa phương không chỉ là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng mà còn góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Toàn tỉnh có trên 12.000 doanh nghiệp DDI đăng ký thành lập, trong đó có trên 7.000 doanh nghiệp đang hoạt động, có gần 1.200 dự án DDI đang triển khai. Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh thu hút mới và bổ sung vốn 410 dự án DDI với vốn đăng ký 122.000 tỷ đồng, quy mô bình quân trên 300 tỷ đồng/dự án.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp DDI trên địa bàn tỉnh cũng tăng lên, từng bước nâng cao trình độ quản trị, chất lượng nguồn nhân lực, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động.
Với số lượng lớn, các doanh nghiệp DDI có mặt ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho trên 90.000 lao động. Trong đó, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động đầu tư trong lĩnh vực chế biến chế tạo trên 1.500 doanh nghiệp, xây dựng khoảng 1.000 doanh nghiệp; bán buôn, bán lẻ khoảng 2.000 doanh nghiệp...
Công ty CP Tập đoàn Nhôm Sông Hồng Shalumi (phường Bến Gót, TP Việt Trì) là doanh nghiệp tiên phong sản xuất nhôm thanh định hình của Việt Nam. |
Là một doanh nghiệp đóng góp ngân sách hằng năm khoảng 20 tỷ đồng/năm. Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 1, tại Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì hoạt động trong lĩnh vực gia công cơ khí chính xác, tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động.
Ông Nguyễn Năng An - Tổng Giám đốc Công ty cho biết: Công ty với 100% vốn trong nước, chúng tôi có các đối tác chính như Honda Việt Nam, Nissin Brake Việt Nam, Panasonic... Công ty tập trung phát huy cao độ nội lực của mình trong việc đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của doanh nghiệp thông qua việc tập trung nghiên cứu công nghệ sản xuất mới gắn với quá trình đầu tư thiết bị sản xuất tiên tiến.
Cùng với đó, các doanh nghiệp DDI đã tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh với doanh nghiệp FDI.
Một trong những yếu tố quan trọng giúp Phú Thọ thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong nước là chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Những chính sách ưu đãi về thuế, thủ tục hành chính thông thoáng cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động và phát triển. Cùng với đó, Phú Thọ đã nỗ lực xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, nhằm tạo niềm tin và khuyến khích các doanh nhân trong nước đầu tư.