Thứ năm 03/07/2025 21:59
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Phát triển dịch vụ phụ trợ tài chính tại Việt Nam: trễ còn hơn không

16/05/2023 16:37
Sau những vụ việc nổi cộm thời gian gần đây liên quan đến BH nhân thọ, trái phiếu DN, cổ phiếu bị thao túng, các sàn giao dịch sản phẩm tài chính trực tuyến…,
Ảnh minh họa

Bên cạnh việc tăng cường tính minh bạch, công khai của sản phẩm dịch vụ tài chính, bảo vệ bên yếu thế hơn trong các quy định…, cũng cần đẩy mạnh phát triển các dịch vụ phụ trợ tài chính.

Vấn đề xung đột lợi ích

Đặc tính tự nhiên của con người là tối đa hóa lợi ích của mình, và do vậy có những trường hợp xảy ra xung đột lợi ích. Chẳng hạn như một đại lý bảo hiểm tư vấn số tiền bảo hiểm nhiều hơn nhu cầu thực tế của khách hàng; một nhà môi giới chứng khoán, vì doanh số của mình mà khuyến nghị khách hàng giao dịch nhiều hơn mức cần thiết; hay một quỹ đầu tư khuyến nghị sản phẩm không phù hợp với hoàn cảnh và khẩu vị rủi ro của khách hàng.

Để hạn chế vấn đề xung đột lợi ích, cần có một bên thứ ba độc lập, hoặc đại điện cho người tiêu dùng dịch vụ tài chính.

Mô hình tổ chức độc lập thường thấy ở các thị trường tài chính phát triển là các hiệp hội, như hiệp hội những nhà đầu tư chứng khoán cá nhân, hiệp hội những người tham gia bảo hiểm, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịch vụ tài chính… Vai trò của những tổ chức này không chỉ ở việc thông tin, giáo dục về các sản phẩm dịch vụ tài chính mà còn góp phần vào việc lên tiếng về những bất cập, để lành mạnh hóa thị trường.

Một nhà tư vấn độc lập, thù lao nhận được từ khách hàng, sẽ đại diện khách hàng lựa chọn sản phẩm nào là phù hợp nhất trong số các sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Bên cạnh đó, họ cũng có thể giúp khách hàng rà soát lại các sản phẩm dịch vụ đang có hoặc hỗ trợ các khiếu nại có liên quan.

Vai trò của các nhà tư vấn dịch vụ tài chính độc lập, đại diện cho người tiêu dùng, cũng góp phần quan trọng trong việc hạn chế xung đột lợi ích. Một nhà tư vấn độc lập, thù lao nhận được từ khách hàng, sẽ đại diện khách hàng lựa chọn sản phẩm nào là phù hợp nhất trong số các sản phẩm dịch vụ trên thị trường.

Bên cạnh đó, nhà tư vấn độc lập cũng có thể giúp khách hàng rà soát lại các sản phẩm dịch vụ đang có hoặc hỗ trợ các khiếu nại có liên quan. Ở nhiều thị trường, nghề hoạch định tài chính cá nhân hay tư vấn tài chính cá nhân là một cấu phần không thể thiếu.

Phổ cập kiến thức tài chính

Để thị trường dịch vụ tài chính phát triển thì kiến thức tài chính (financial literacy) của người dân cũng phải được cải thiện và nâng cao. Bởi vì dù đã có hệ thống các nhà tư vấn độc lập nhưng kiến thức về tài chính của người dân còn hạn chế thì việc lựa chọn nhà tư vấn tốt cả về chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp là một điều không dễ dàng.

Có một nghiên cứu gần đây về mối tương quan giữa kiến thức về tài chính của người dân và việc lựa chọn nhà tư vấn độc lập cho thấy những người có am hiểu về tài chính hơn thì sẽ lựa chọn những nhà tư vấn có chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp tốt hơn, cũng như lựa chọn các phẩm tài chính có mức độ rủi ro phù hợp với mình hơn.

Việc phổ cập kiến thức tài chính cho người dân thời gian qua đã được quan tâm ở nhiều nước phát triển, và xu hướng này gần đây đã bắt đầu ở các nước đang phát triển. Các cơ quan như ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán và các sản phẩm dịch vụ tài chính là những nơi cung cấp các nguồn học liệu, các chương trình đào đạo cơ bản cho công chúng.

Bên cạnh đó, một số kiến thức về tài chính cũng được lồng ghép hay đưa vào các nội dung ngoại khóa cho học sinh ở bậc phổ thông. Ngoài ra, ở một số thị trường, việc cung cấp các kiến thức về tài chính, về các sản phẩm dịch vụ tài chính cũng là trách nhiệm của các bên cung cấp dịch vụ. Dễ nhận thấy nhất là trên trang web của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính thường có một thư mục là Academy hay Education.

Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước

Phát triển dịch vụ phụ trợ tài chính là để góp phần giải quyết vấn đề xung đột lợi ích trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính. Tuy vậy, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước là rất quan trọng.

Thứ nhất là việc ban hành các khung tiêu chuẩn hành nghề và việc cấp giấy phép hành nghề. Trong đó, việc đào tạo và tổ chức thi kiểm tra sát hạch cần được thực hiện nghiêm, đảm bảo sự trung thực khách quan. Đây là một thách thức vì ngay cả ở các nước phát triển, việc gian lận vẫn tồn tại mặc dù các biện pháp xử phạt là rất nặng nề. Với đặc thù của mỗi lĩnh vực khác nhau thì cũng cần các quy định khác nhau như bảo hiểm, đầu tư, kế hoạch tài chính cá nhân tổng thể.

Đặc tính tự nhiên của con người là tối đa hóa lợi ích của mình, và do vậy có những trường hợp xảy ra xung đột lợi ích. Để hạn chế vấn đề xung đột lợi ích, cần có một bên thứ ba độc lập, hoặc đại điện cho người tiêu dùng dịch vụ tài chính. Thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển và người tiêu dùng trong thế yếu, rất cần được bảo vệ.

Thứ hai là việc thành lập các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp chuyên ngành. Đây là nơi xây dựng và đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp hành nghề.

Ở một số nước như Pháp, một cá nhân chỉ được hành nghề độc lập khi đáp ứng yêu cầu về giấy phép và phải đồng thời là hội viên của một hiệp hội nghề nghiệp chuyên ngành.

Thứ ba là xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịch vụ tài chính. Trường hợp ở Việt Nam hiện nay đang có dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng chỉ tập trung vào các sản phẩm dịch vụ phi tài chính. Trong khi đó, vai trò và ảnh hưởng của các dịch vụ tài chính với người tiêu dùng là rất lớn, rất cần các quy định riêng.

Thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển và người tiêu dùng trong thế yếu, rất cần được bảo vệ. Cùng với việc hoàn thiện các quy định quản lý, giám sát thì cũng cần sớm phát triển các dịch vụ phụ trợ trong các lĩnh vực như đầu tư tài chính, bảo hiểm. Vai trò của các nhà tư vấn độc lập, của các hiệp hội nghề nghiệp là không hề nhỏ trong sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường.

TS. Võ Đình Trí

Bài liên quan
Tin bài khác
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Giao thông công cộng: Cơ hội lớn cho thanh toán tích hợp quy mô lớn

Giao thông công cộng: Cơ hội lớn cho thanh toán tích hợp quy mô lớn

Nhiều thành phố tại Đông Nam Á hiện chưa phát triển hệ thống giao thông đô thị đồng bộ, mở ra cơ hội để triển khai các hệ thống thanh toán tích hợp quy mô lớn bằng nhiều phương thức, như: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử hoặc thiết bị thông minh cầm tay.
Chứng khoán Việt áp lực khi địa chính trị thế giới bất ổn gia tăng

Chứng khoán Việt áp lực khi địa chính trị thế giới bất ổn gia tăng

Dù vẫn đang được đánh giá cao trong trung và dài hạn, tuy nhiên trong ngắn hạn, nhiều ý kiến cho rằng chứng khoán Việt Nam sẽ chịu áp lực không nhỏ khi bất ổn địa chính trị trên thế giới gia tăng.
Loạt công ty bảo hiểm ngừng bán một số sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Loạt công ty bảo hiểm ngừng bán một số sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Từ ngày 01/7/2025, một số công ty bảo hiểm nhân thọ Việt Nam sẽ ngừng triển khai bán mới một số sản phẩm bảo hiểm chính và sản phẩm bổ trợ.
Chứng khoán tháng 6: Áp lực rủi ro thuế quan và tỷ giá

Chứng khoán tháng 6: Áp lực rủi ro thuế quan và tỷ giá

Theo ước tính của SSI Research, đối với hơn 80 cổ phiếu trong phạm vi nghiên cứu, lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng 13,4% so với cùng kỳ trong kịch bản Mỹ áp thuế 20%.
Bảo hiểm Sun Life Việt Nam có Tổng giám đốc mới

Bảo hiểm Sun Life Việt Nam có Tổng giám đốc mới

Bảo hiểm Sun Life Financial Inc. (Sun Life) vừa có thông báo về việc bổ nhiệm bà Lay Hoon Tan vào vị trí Tổng giám đốc của Sun Life Việt Nam.
Vì sao "cá mập" lỡ sóng kiếm tiền từ thị trường chứng khoán?

Vì sao "cá mập" lỡ sóng kiếm tiền từ thị trường chứng khoán?

Thị trường chứng khoán đã phục hồi ấn tượng gần 22% so với đáy, khi VN-Index có lúc lùi về mốc 1.072 điểm trong tháng 4/2025, nhưng lợi nhuận quỹ mở cổ phiếu chưa thực sự khởi sắc.
Chứng khoán tháng 6: Kỳ vọng lực mua khối ngoại tăng trở lại?

Chứng khoán tháng 6: Kỳ vọng lực mua khối ngoại tăng trở lại?

Trong tháng 6/2025, tác động đến thị trường chứng khoán Việt sẽ là thông tin về mốc kết thúc đàm phán thuế quan 90 ngày từ Mỹ, dự kiến vào ngày 9/7/2025, sẽ định hướng dòng tiền ngắn hạn.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm thông tin sai sự thật trên mạng xã hội

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm thông tin sai sự thật trên mạng xã hội

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan chức năng nhằm phản ánh sự việc có dấu hiệu xuyên tạc, thông tin sai sự thật trên trang Fanpage mang tên "Thông điệp đức Phật".
Cổ phiếu CII tăng mạnh, có nên đầu tư?

Cổ phiếu CII tăng mạnh, có nên đầu tư?

Sau thông tin Tập đoàn Trump có ý định xây tòa tháp Trump Tower tại khu đô thị Thủ Thiêm, TP. Hồ Chí Minh, cổ phiếu CII đã tăng gần 20% trong vòng 01 tuần.
VinaCapital: Các quỹ đầu tư sẽ tăng cường “rót vốn” vào khu vực tư nhân

VinaCapital: Các quỹ đầu tư sẽ tăng cường “rót vốn” vào khu vực tư nhân

Nghị quyết 68 là động lực để các quỹ đầu tư đẩy mạnh rót vốn vào khu vực tư nhân, khi hàng loạt các quyết sách táo bạo nhằm tạo xung lực mạnh mẽ để phát triển doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Chứng khoán tháng 5 và hiệu ứng “Sell in May”

Chứng khoán tháng 5 và hiệu ứng “Sell in May”

Thị trường chứng khoán Việt Nam phục hồi mạnh mẽ khi Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng. Tuy nhiên, khuyến nghị của SSI cho rằng chỉ số VN-Index cần vượt thử thách ở các vùng cản 1.250 điểm và vùng 1.280 - 1.300 điểm.Ngược lại, vùng 1.180 - 1.200 sẽ hỗ trợ trong ngắn hạn.
Lợi thế thị trường Việt Nam: Tìm “điểm sáng” trong danh mục đầu tư

Lợi thế thị trường Việt Nam: Tìm “điểm sáng” trong danh mục đầu tư

Giới đầu tư luôn tìm kiếm cơ hội trong “làn sóng” thay đổi công nghệ toàn cầu và xu hướng bảo hộ thương mại ngày càng gia tăng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Khoảng trống tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khoảng 24 tỷ USD

Khoảng trống tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khoảng 24 tỷ USD

Khoảng 62% tổng nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa được đáp ứng, tương đương với khoảng trống tài chính khoảng 24 tỷ USD, theo ông Nguyễn Hữu Hiệu - TGĐ Công ty CP FiinGroup Việt Nam.
Kỹ năng quản lý tài chính giúp giới trẻ tránh được "bẫy nợ" từ thẻ tín dụng

Kỹ năng quản lý tài chính giúp giới trẻ tránh được "bẫy nợ" từ thẻ tín dụng

Tình trạng nợ nần từ thẻ tín dụng đang trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến đối với giới trẻ. Sử dụng thẻ tín dụng một cách không thông minh và thiếu kiến thức quản lý tài chính dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng trong tài chính cá nhân.
Simplify your operations by outsourcing ecommerce logistics to us