
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình, tác động tích cực đến người dân tại Hà Nội
So sánh với việc tham gia BHYT cho từng cá nhân đơn lẻ, có thể thấy rõ lợi ích kinh tế của người đóng phí BHYT khi tham gia BHYT theo hộ gia đình. Nếu gia đình càng có nhiều thành viên cùng tham gia BHYT theo hộ gia đình thì chi phí mua thẻ càng giảm.
BHYT đồng hành cùng người dân
Gia đình chị Nguyễn Thị Lan ở Thanh Trì (Hà Nội) là lao động tự do, thu nhập không ổn định. Gia đình anh có 4 khẩu, gồm 2 vợ chồng và 2 con trai, 2 con trai anh Cường tham gia BHYT học sinh và BHYT trẻ em dưới 6 tuổi. Năm 2018, qua những cuộc tuyên truyền của ngành bảo hiểm huyện Thanh Trì và cũng từng chứng kiến nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi có người bị bệnh nặng mà không có thẻ bảo hiểm y tế nên chị đã thuyết phục chồng cùng tham gia BHYT. “Cả 2 vợ chồng tham gia mua thẻ BHYT hết hơn 1 triệu đồng. Không ai mong muốn ốm đau, bệnh tật hay gặp rủi ro nhưng nếu chẳng may phải vào viện thì cũng có tấm thẻ BHYT để giảm bớt gánh nặng về kinh tế” - chị Lan chia sẻ.
Trong câu chuyện của mình, anh Trương Văn Tuấn (Lĩnh Nam) nhắc đi nhắc lại: “Thực sự tôi thấy may mắn khi có BHYT. Anh cho biết, từ khi có chính sách mua thẻ BHYT tự nguyện theo hộ gia đình, 2 vợ chồng anh cùng tham gia. Vợ anh bị tuyến giáp phải điều trị thường xuyên tốn khá nhiều chi phí. Còn anh, cách đây 4 tháng, bỗng dưng bị đột quỵ phải nằm viện cả tháng trời, chi phí lên tới cả trăm triệu. “Nếu không có BHYT thì kinh tế gia đình không trụ được lâu. Có thẻ BHYT rồi chúng tôi cũng yên tâm hơn khi lỡ có ốm, đau bệnh tật”, - anh Tuấn khẳng định.
Lợi ích khi tham gia BHYT hộ gia đình
Cũng như anh Tuấn, có nhiều trường hợp đã được BHYT chi trả số tiền lớn. Như trường hợp của anh Nguyễn Xuân Cường, (ở Cát Linh, Hà Nội), qua động viên từ gia đình, bạn bè đầu năm 2018, anh đến UBND phường mua thẻ BHYT. Vừa qua, anh mắc phải căn bệnh “ung thư vòm họng”, điều trị tại Viện U Bướu, Hà Nội, anh Cường được BHYT chi trả số tiền cho một đợt điều trị hàng chục triệu đồng. Vợ anh Cường cho hay, may nhờ có BHYT, gia đình đã bớt đi gánh nặng trong quá trình chữa trị của người chồng.
Tham gia BHYT theo hộ gia đình không những đề phòng rủi ro bệnh tật, mà còn được giảm mức đóng. Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức và thời hạn đóng bảo hiểm y tế theo diện hộ gia đình, thành viên thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ 2, thứ 3, thứ 4 mức đóng giảm lần lượt bằng 70%, 60%, 50% của người thứ nhất. Từ thành viên thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Cụ thể, hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng, mức đóng BHYT theo hộ gia đình 2019 là: Người thứ nhất đóng 4,5% mức lương cơ sở, tức 750.600 đồng/năm; tương đương 67.050 đồng/tháng. Người thứ 2 đóng 563.220 đồng/năm; 46.935 đồng/tháng. Người thứ 3 đóng 482.760 đồng/năm; 40.230 đồng/tháng. Người thứ 4 đóng 402.300 đồng/năm; 33.525 đồng/tháng. Người thứ 5 trở đi đóng 321.840 đồng/năm, tương đương mức đóng theo tháng là 26.820 đồng.
So sánh với việc tham gia BHYT cho từng cá nhân đơn lẻ, có thể thấy rõ lợi ích kinh tế của người đóng phí BHYT khi tham gia BHYT theo hộ gia đình. Nếu gia đình càng có nhiều thành viên cùng tham gia BHYT theo hộ gia đình thì chi phí mua thẻ càng giảm.
Từ ngày 1/1/2015, quy định về nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình được xem là một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu BHYT toàn dân. Để hoàn thành nhiệm vụ bao phủ BHYT theo đúng lộ trình kế hoạch được giao, thời gian qua, BHXH Hà Nội tích cực triển khai nhiều giải pháp phát triển loại hình bảo hiểm này với sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền địa phương.
Trong đó, tập trung tham mưu cho các sở, ngành, địa phương phối hợp tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia BHYT; thường xuyên phối hợp với Bưu điện mở rộng hệ thống đại lý.. Song song với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT, việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBCCVC để thực hiện tốt các chế độ chính sách; cải cách hành chính công… cũng là “điểm sáng” của BHXH Hà Nội. Tăng cường kiểm tra, giám sát các đại lý thu, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn nhằm bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh.
KTDT
- Cảnh báo bị lừa tiền trên sàn chứng khoán trái phép
- Grab có khả năng thâu tóm thêm startup giao đồ ăn để mở rộng thị trường
- Singapore: Sân bay Changi sớm áp dụng công nghệ sinh trắc học khuôn mặt thay hộ chiếu
- Ùn tắc giao thông toàn cầu và cách giải quyết
- Mở rộng cơ hội, kết nối hợp tác giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với đối tác Hàn Quốc
Cùng chuyên mục


Phú Thọ: Đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa dịp Tết Trung thu

HOSE khẳng định không có biến động nhân sự lãnh đạo

Sẽ vận hành thương mại tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ tháng 7/2024

Đồng Tháp: Đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh

Thanh Hóa: Yêu cầu các doanh nghiệp quan tâm đến việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam
-
Chăm sóc sức khỏe là khoản đầu tư có giá trị xã hội cao nhất
-
Chính sách khơi thông: Doanh nghiệp Việt Nam cần "sống động trở lại"
-
PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi: Nhu cầu vốn của doanh nghiệp yếu nhưng ngân hàng lại dư thừa