Thứ sáu 04/04/2025 04:46
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Phản ứng quốc tế trước chính sách thuế quan mới của ông Donald Trump

03/04/2025 09:37
Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh các mức thuế quan mới là biện pháp đáp trả những hàng rào thương mại mà các quốc gia khác đang áp lên hàng hóa Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế quan có đi có lại vào ngày 2/4 tại Nhà Trắng - Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế quan có đi có lại - hay thuế đối ứng vào ngày 2/4 tại Nhà Trắng - Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 (giờ Mỹ) tuyên bố áp thuế quan có đi có lại - hay còn gọi là thuế đối ứng - ở mức ít nhất 10% với tất cả hàng hóa vào Mỹ, cùng mức thuế đối ứng cao hơn với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại lớn. Quyết định này đã làm dấy lên làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ các quốc gia và tổ chức kinh tế trên toàn thế giới, cảnh báo nguy cơ suy thoái và leo thang căng thẳng thương mại.

Phát biểu tại Vườn Hồng Nhà Trắng, Tổng thống Trump nhấn mạnh các mức thuế quan mới là biện pháp đáp trả những hàng rào thương mại mà các quốc gia khác đang áp lên hàng hóa Mỹ.

Theo đó, một quan chức Nhà Trắng đề nghị không tiết lộ danh tính cho biết thuế quan đối ứng với thuế suất cao hơn sẽ có hiệu lực từ ngày 9/4 và sẽ áp dụng với khoảng 60 quốc gia. Mức thuế cơ sở 10% sẽ có hiệu lực từ ngày thứ Bảy (5/4).

Ngoài ra, Mỹ cũng áp thuế 25% đối với toàn bộ ô tô nhập khẩu, một động thái được đánh giá là sẽ tác động sâu rộng đến các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu ô tô như Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc.

Theo ông Olu Sonola, Giám đốc nghiên cứu kinh tế Mỹ tại Fitch Ratings, mức thuế quan trung bình có hiệu lực của Mỹ hiện đã tăng vọt lên 22%, mức cao nhất trong hơn 100 năm qua. “Lần gần nhất chúng ta chứng kiến mức thuế này là vào khoảng năm 1910. Điều này không chỉ làm rung chuyển kinh tế Mỹ mà còn có thể khiến nhiều quốc gia rơi vào suy thoái,” ông nhận định.

Ngay sau tuyên bố của Tổng thống Trump, hàng loạt quốc gia và tổ chức kinh tế đã lên tiếng phản đối, cho rằng chính sách này đe dọa hệ thống thương mại toàn cầu.

Liên minh châu Âu (EU) ngay lập tức chỉ trích mạnh mẽ. Ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện châu Âu, gọi chính sách thuế mới của Mỹ là “vô lý, bất hợp pháp và không cân xứng.” Trong khi đó, cũng trong ngày 2-4, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã lên tiếng chỉ trích mức thuế mới của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ EU là “sai lầm”, nhưng cảnh báo thương chiến sẽ chỉ làm phương Tây suy yếu.

Người đứng đầu Chính phủ Ý viết: “Việc Mỹ công bố các mức thuế quan đối với EU là biện pháp mà tôi cho là sai lầm và không phù hợp với bất kỳ bên nào. Chúng tôi sẽ làm mọi việc có thể để đạt được thỏa thuận với Mỹ nhằm ngăn chặn một cuộc chiến thương mại chắc chắn sẽ làm phương Tây suy yếu theo hướng có lợi cho các bên tham gia khác trên toàn cầu”.

Từ Sydney, Thủ tướng Anthony Albanese lên tiếng khẳng định chính sách thuế quan thương mại của tổng thống Mỹ đối với đồng minh thân cận Úc là “hoàn toàn không có cơ sở”, không phải là “hành động của một người bạn” và sẽ thay đổi nhận thức về mối quan hệ song phương.

Tuy vậy, ông Albanese khẳng định Úc sẽ không áp thuế trả đũa đối với Mỹ.

Anh quốc có phản ứng mềm mỏng hơn nhưng vẫn bày tỏ quan ngại. Bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Anh Jonathan Reynolds tuyên bố London đang nỗ lực đàm phán với Washington để “giảm nhẹ” mức thuế 10% đối với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời nhấn mạnh Anh “có nhiều công cụ” để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, hiện vẫn chưa có phản ứng chính thức, nhưng giới quan sát dự báo Bắc Kinh sẽ sớm có động thái đáp trả mạnh mẽ, đặc biệt khi hàng hóa Trung Quốc đang chịu thuế nhập khẩu tổng cộng lên đến 54%.

Không chỉ gây ra phản ứng chính trị, chính sách thuế mới của Tổng thống Trump cũng làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu. Chứng khoán Mỹ lao dốc ngay sau tuyên bố của Nhà Trắng, với vốn hóa thị trường tại Phố Wall mất gần 5.000 tỷ USD kể từ tháng 2.

Các chuyên gia kinh tế cảnh báo mức thuế cao có thể đẩy chi phí sinh hoạt của người dân Mỹ lên hàng nghìn USD mỗi năm, làm chậm tăng trưởng kinh tế và tăng nguy cơ suy thoái. “Các mức thuế rộng khắp này sẽ dựng lên những hàng rào thương mại lớn chưa từng có, đảo ngược hàng chục năm tự do thương mại đã định hình nền kinh tế toàn cầu,” một chuyên gia nhận định.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent lại kêu gọi các quốc gia không vội vàng trả đũa. Ông nhấn mạnh: “Hãy ngồi xuống, hít thở sâu, đừng trả đũa ngay lập tức. Hãy xem mọi chuyện diễn biến ra sao, bởi vì nếu quý vị trả đũa, đó là cách chúng ta sẽ leo thang.”

Tin bài khác
Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam gặp khó, doanh nghiệp Mỹ điêu đứng

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam gặp khó, doanh nghiệp Mỹ điêu đứng

Mức thuế đối ứng 46% lên hàng Việt Nam khiến cổ phiếu nhiều công ty của Mỹ lao dốc, đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp vừa dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc đã vướng “bẫy thuế” mới.
Thuế quan của Mỹ đe dọa gây rối loạn ngành vận tải biển toàn cầu

Thuế quan của Mỹ đe dọa gây rối loạn ngành vận tải biển toàn cầu

Ngành vận tải biển toàn cầu trị giá 14.000 tỷ USD đứng trước thảm họa khi kế hoạch thuế quan đối ứng của Mỹ khiến giá cước tăng vọt 16% chỉ trong 1 ngày, đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ “nhẹ nhàng” với thuế đối ứng

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ “nhẹ nhàng” với thuế đối ứng

Tổng thống Donald Trump nói các mức thuế đối ứng công bố ngày 2/4 tới đây sẽ “nhẹ nhàng”. Giới phân tích đặt câu hỏi liệu đây là “Ngày Giải phóng” cho kinh tế Mỹ hay khởi đầu chiến tranh thương mại toàn cầu?
Mỹ đe dọa trừng phạt ngành dầu khí của Nga bằng “thuế quan thứ cấp”

Mỹ đe dọa trừng phạt ngành dầu khí của Nga bằng “thuế quan thứ cấp”

Mỹ cảnh báo áp “thuế quan thứ cấp” lên dầu khí của Nga. Đòn trừng phạt mới có thể gây chấn động thị trường năng lượng toàn cầu nếu Moscow từ chối thỏa hiệp ngừng bắn ở Ukraine.
Hoạt động sản xuất mở rộng tại Trung Quốc trước hạn thuế quan của Mỹ

Hoạt động sản xuất mở rộng tại Trung Quốc trước hạn thuế quan của Mỹ

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục mở rộng trong tháng 3, ngay trước thời hạn dự kiến áp thuế mới của Mỹ. Tuy nhiên, rủi ro từ chính sách thuế quan của Washington vẫn đe dọa triển vọng tăng trưởng.
Canada tuyên bố sẽ chấm dứt quan hệ truyền thống với Mỹ

Canada tuyên bố sẽ chấm dứt quan hệ truyền thống với Mỹ

Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố chấm dứt mối quan hệ truyền thống với Mỹ, đồng thời cam kết đàm phán lại toàn diện các thỏa thuận thương mại sau căng thẳng thuế quan.
Fed tiếp tục cảnh báo lạm phát Mỹ có thể bùng phát vì thuế quan

Fed tiếp tục cảnh báo lạm phát Mỹ có thể bùng phát vì thuế quan

Fed cảnh báo chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có thể đẩy lạm phát Mỹ tăng thêm 1,2%, đe dọa kế hoạch cắt giảm lãi suất năm 2025.
Căng thẳng thương mại: Mỹ đẩy mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu

Căng thẳng thương mại: Mỹ đẩy mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu

Mỹ sẽ áp thuế 25% lên ô tô nhập khẩu, có thể khiến giá xe tăng mạnh, gián đoạn ngành sản xuất xe hơi. EU và Canada phản đối, liệu ông Trump có giữ lời hứa 'linh hoạt hơn' vào ngày 2/4?
Moody

Moody's cảnh báo triển vọng tài khóa của Mỹ suy giảm

Moody’s cảnh báo tài khóa Mỹ tiếp tục suy giảm do chính sách thuế quan và cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump, đe dọa triển vọng tín nhiệm và khả năng chi trả nợ công ngày càng chồng chất.
Thuế quan thứ cấp – “Vũ khí” thương mại mới của Mỹ

Thuế quan thứ cấp – “Vũ khí” thương mại mới của Mỹ

Tổng thống Donald Trump áp dụng “thuế quan thứ cấp” 25% với quốc gia mua dầu từ Venezuela, mở rộng chiến lược thương mại cứng rắn. Trung Quốc được cho là mục tiêu chính của biện pháp này.
Tổng thống Trump ra tín hiệu thuế quan trước “giờ G” xoa dịu thị trường

Tổng thống Trump ra tín hiệu thuế quan trước “giờ G” xoa dịu thị trường

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4, nhưng có thể miễn trừ một số nước. Tín hiệu thuế quan được cho là tích cực này đã giúp xoa dịu thị trường sau những biến động mạnh.
Trung Quốc thúc đẩy tiềm năng kinh doanh với các tập đoàn Mỹ

Trung Quốc thúc đẩy tiềm năng kinh doanh với các tập đoàn Mỹ

Chính phủ Trung Quốc cam kết cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút đầu tư từ Apple, Pfizer, Mastercard và nhiều tập đoàn Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và rủi ro thuế quan gia tăng.
Trung tâm dữ liệu – “Thỏi nam châm” thu hút vốn vay của châu Á

Trung tâm dữ liệu – “Thỏi nam châm” thu hút vốn vay của châu Á

Cơn sốt AI đang thúc đẩy đầu tư vào trung tâm dữ liệu tại châu Á, thiết lập kỷ lục vay vốn ở khu vực này. Tuy nhiên, thuế quan Mỹ và căng thẳng địa chính trị có thể làm gián đoạn tăng trưởng.
Hãng xe toàn cầu đổ xô chuyển ô tô đến Mỹ trước “bão” thuế quan

Hãng xe toàn cầu đổ xô chuyển ô tô đến Mỹ trước “bão” thuế quan

Các hãng xe quốc tế đang gấp rút vận chuyển ô tô đến Mỹ trước khi vòng thuế mới của ông Trump có hiệu lực vào tháng 4, gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu.
Căng thẳng thương mại: Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng ứng phó với cú sốc thuế quan từ Mỹ

Căng thẳng thương mại: Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng ứng phó với cú sốc thuế quan từ Mỹ

Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng ứng phó với cú sốc thuế quan từ Mỹ khi căng thẳng thương mại leo thang. Trong bối cảnh FDI giảm mạnh, Bắc Kinh cũng đang tìm cách thu hút đầu tư và duy trì tăng trưởng kinh tế.