Những gương mặt tỷ phú mới nổi bật nhất năm 2021

10:43 28/12/2021

Dưới đây là những tỷ phú tự thân mới đáng chú ý nhất năm 2021.

Bất chấp lo ngại về lạm phát gia tăng, sự xuất hiện của các biến thể mới cũng như thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục chao đảo, chỉ số S&P 500 và Dow Jones Industrial đều tăng trưởng hai con số trong năm nay, được thúc đẩy bởi làn sóng IPO và những thương vụ sáp nhập đình đám cho ra đời không ít tỷ phú mới. Tiền điện tử cũng đang trên đà phát triển, hoạt động đầu tư mạo hiểm và cổ phần tư nhân làm tăng thêm vận may mười con số cho các chủ sở hữu và nhà đầu tư. Forbes đã theo dõi hơn 400 tỷ phú mới vào năm 2021 với giá trị tài sản ròng ước tính hơn 1 nghìn tỷ đô la. Nhưng đây mới chỉ là một phần nhỏ trong số hơn 2.600 tỷ phú trên toàn cầu trị giá gần 14 nghìn tỷ đô la tính đến ngày 17 tháng 12.  

Sam Bankman-Fried, Rihanna và Miriam Adelson
Sam Bankman-Fried, Rihanna và Miriam Adelson. (Ảnh: Forbes)

Tỷ phú mới giàu nhất năm 2021 là Miriam Adelson, vợ của ông trùm sòng bạc quá cố Sheldon Adelson. Bà là người thừa kế cổ phần của ông tại Las Vegas Sands, chiếm phần lớn giá trị tài sản ước tính 27,1 tỷ đô la Mỹ đồng thời là một trong số ít nhất 60 phụ nữ bước chân vào giới siêu giàu năm 2021, bao gồm Melinda French Gates. Bà trùm thời trang nổi tiếng kiêm nữ nhạc sĩ giàu nhất thế giới có giá trị tài sản ròng ước tính 1,7 đô la Mỹ nhờ 50% cổ phần của thương hiệu mỹ phẩm Fenty Beauty. Cô cũng là tỷ phú đầu tiên ở quê nhà Barbados.

Cô nàng Kim Kardashian tai tiếng cũng chính thức tham gia vào câu lạc bộ "ba dấu phẩy" với 1,2 tỷ đô la tài sản nhờ cổ phần của thương hiệu mỹ phẩm KKW. Falguni Nayar, cựu Giám đốc ngân hàng đầu tư kiêm người sáng lập đế chế thời trang và bán lẻ Nykaa là gương mặt nữ tỷ phú tự thân nổi bật trong năm nay. Ước tính tài sản ròng sau khi công ty mẹ Nykaa niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Mumbai rơi vào khoảng 6,8 tỷ đô la Mỹ.

Xếp sau cô là Melanie Perkins, nhà đồng sáng lập người Úc của Công ty phần phềm Canva nắm trong tay tài sản 6,5 tỷ đô la Mỹ nhờ 18%. Chồng của bà Perkins, ông Cliff Obrecht cùng Cameron Adams cùng sáng lập lên thương hiệu cũng đạt vị thế tỷ phú trị giá lần lượt là 6,5 tỷ đô la và 3,2 tỷ đô la. Sau hai vòng tài trợ vào tháng 4 và tháng 9, định giá công ty đạt 40 tỷ đô la. Perkins và Obrecht đã tham gia Giving Pledge năm nay, hứa sẽ quyên góp ít nhất một nửa số tài sản cho các hoạt động từ thiện.

Hầu hết những người mới gia nhập hàng ngũ tỷ phú năm nay đến từ Trung Quốc. Quốc gia này có thêm khoảng 160 tỷ phú mới, tiếp theo là Hoa Kỳ với gần 100 gương mặt. Ấn Độ và Đức mỗi nước thêm hơn 20 người, trong khi Thụy Điển nổi bật trong số còn lại với 12 người. Ngoài Barbados, ba quốc gia khác cũng đánh dấu mốc xuất hiện tỷ phú đầu tiên trong năm 2021 gồm:

Bulgaria, nơi hai anh em tỷ phú Kiril và Georgi Domuschiev đã xây dựng một đế chế trị giá 4,2 tỷ đô la Mỹ trên lĩnh vực thú y, vận tải biển, bất động sản và bóng đá bằng cách tư nhân hóa các công ty nhà nước. Estonia, quê hương của Kristo Käärmann và Taavet Hinrikus, nhà sáng lập của dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ Wise đã niêm yết trên sàn chứng khoán London vào tháng bảy. Uruguay, quốc gia sở hữu ba tỷ phú sau đợt IPO của startup thanh toán xuyên biên giới dLocal hồi tháng Sáu. 

Hơn một nửa số tỷ phú mới vào năm 2021 đã thành công trong ba ngành sản xuất, công nghệ và tài chính & đầu tư. Với nhóm ngành sản xuất, phần lớn tỷ phú có xuất thân từ Trung Quốc. Deng Weiming, Chủ tịch Công ty sản xuất linh kiện pin lithium CNGR Advanced Material, là tỷ phú sản xuất mới giàu nhất vào năm 2021 với giá trị tài sản ròng ước tính là 9,4 tỷ đô. Gia nhập hàng ngũ tỷ phú cùng kỳ là Scott Watterson sáng lập công ty thiết bị tập thể dục Logan có trụ sở tại Utah. 

Tiền điện tử và cổ phiếu đã có một năm gặt hái nhiều thành công, hậu thuẫn cho một lớp tỷ phú mới xuất hiện từ hồi đầu năm. Sam Bankman-Fried, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX góp mặt trong danh sách Forbes 400 những người Mỹ giàu nhất năm với tư cách là tỷ phú tự thân giàu nhất. Tài sản của anh ước tính khoảng 26,5 tỷ đô la Mỹ. Forbes cũng đã giới thiệu cặp song sinh Cameron và Tyler Winklevoss, mỗi người có tài sản ước tính 5 tỷ đô la nhờ các khoản đầu tư tiền điện tử và cổ phần trong sàn giao dịch tiền điện tử Gemini. Vitalik Buterin, nhà sáng lập người Nga gốc Canada của nền tảng blockchain Ethereum và tiền điện tử Ether, đồng tiền điện tử lớn thứ hai tính theo vốn hóa thị trường, có giá trị ròng ước tính là 1,3 tỷ đô la. (Buterin đã tụt hạng và ra khỏi hàng ngũ tỷ phú cùng với mức giá ngất ngưởng của Ethereum).

Những người sáng lập Công ty Fintech cũng trở thành tỷ phú mới trên toàn cầu nhờ các đợt IPO và vòng gọi vốn mới vào năm 2021. David Vélez ở Colombia và Cristina Junqueira ở Brazil đồng sáng lập Ngân hàng kỹ thuật số Nubank, hiện có giá trị ước tính lần lượt là 9,7 tỷ và 1,2 tỷ đô, sau đợt IPO của công ty trên Sàn giao dịch chứng khoán New York vào tháng 12. Guillaume Pousaz, người sáng lập Thụy Sĩ của Công ty xử lý thanh toán Checkout.com có ​​trụ sở tại London, đã nổi lên sau vòng tài trợ 450 triệu đô la của công ty vào tháng 1.

Những gương mặt trong danh sách năm nay đều đạt trị giá cao kỷ lục nhờ cả hai phương thức niêm yết IPO và sáp nhập SPAC. Trong đó, SPAC chiếm 64% trong số 953 công ty niêm yết ở Hoa Kỳ tính đến thời điểm này. Con số này tăng hơn 140% so với tổng số vào năm 2020. Các tỷ phú mới từ SPAC và IPO vào năm 2021 bao gồm: Mat và Justin Ishbia của UWM, công ty cho vay thế chấp lớn thứ hai của Mỹ, đã công khai thông qua sáp nhập SPAC vào tháng giêng. Cổ phiếu của Mat trị giá khoảng 7,3 tỷ đô, trong khi của Justin trị giá 2,2 tỷ đô la Mỹ. Sytse 'Sid' Sijbrandij, người sáng lập nền tảng phát triển phần mềm Gitlab Hà Lan thành công vang dội trên sàn Nasdaq và trở thành tỷ phú với 2 tỷ đô la.

Các công ty tư nhân cũng đã nhận được mức đầu tư kỷ lục, nâng tầm nhiều nhà sáng lập lên hàng tỷ phú mà không cần tác động đến thị trường đại chúng. Có thể kể đến như Alex Shevchenko và Max Lytvyn, những người sáng lập công cụ kiểm tra ngữ pháp Grammarly có giá trị ước tính khoảng 4 tỷ đô/người sau khi công ty huy động được 200 triệu từ các nhà đầu tư bao gồm Baillie Gifford và BlackRock với mức định giá 13 tỷ đô la Mỹ. Ngoài ra, Peter Jackson đã bán phần lớn cửa hàng hiệu ứng hình ảnh Weta Digital có trụ sở tại New Zealand cho công ty phần mềm trò chơi điện tử Unity Software với giá 1,6 tỷ đô vào tháng 11, thương vụ này đưa anh trở thành tỷ phú với tài sản ước tính 1,5 tỷ đô la Mỹ.

TL