Thứ năm 03/07/2025 21:13
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Những câu chuyện xoay quanh các thương hiệu F&B Việt Nam khơi nguồn cảm hứng mùa dịch

31/08/2021 16:16
Từ việc khơi gợi nỗi nhớ hoài cổ đến tham gia vào các dự án từ thiện, những thương hiệu F&B này đang “đánh cắp trái tim” của khách hàng một cách độc đáo.
Ảnh minh họa
Trong bối cảnh nhà hàng phải đóng cửa, khách hàng không thể dùng bữa tại chỗ, các doanh nghiệp F&B không ngừng đổi mới sáng tạo mùa dịch. (Ảnh: e27)

Nhà hàng đóng cửa, nhiều thời điểm shipper phải dừng hoạt động đã khiến ngành F&B của Việt Nam rơi vào tình trạng khá tồi tệ. Hạn chế lựa chọn món ăn, thực phẩm, chỉ được phép giao hàng và mua mang về với những mặt hàng thiết yếu, rất nhiều cơ sở kinh doanh buộc phải dừng hoạt động tạm thời. Tuy nhiên, dưới đây là một số doanh nghiệp F&B đã xoay trục thành công trong những thời điểm nhạy cảm và phức tạp hiện nay.

Sử dụng công nghệ trao quyền cho các hoạt động từ thiện và quyên góp trên thiết bị di động

Mặc dù không phải là một nhà hàng nhưng Sayvu, một ứng dụng di động F&B tech trước dịch cho phép người dùng đổi các phiếu, thẻ giảm giá từ các nhà hàng, quán cà phê. Khi các nhà hàng chỉ có được phép bán giao hàng và mang đi, Sayvu tung ra tính năng thanh toán không tiếp xúc bằng tiền mặt. Rất tiếc, tính năng này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn kể từ khi chính phủ ban hành các hạn chế nghiêm ngặt hơn về di chuyển. Một tháng sau đó, chính phủ chính thức ngừng mọi hoạt động giao đồ ăn và bán mang đi trong nỗ lực không chế đại dịch ở Việt Nam. Jerome Ly, nhà đồng sáng lập ứng dụng tuy rằng cảm thấy có một chút thất bại nhưng anh vẫn luôn đi tìm cảm hứng mới cống hiến cho cộng đồng sau khi chứng kiến nhiều mảnh đời khó khăn.

Đó cũng là lúc anh thành lập Việt Nam Ơi, Cố Lên, một tổ chức từ thiện phi lợi nhuận hợp tác với các nhà hàng bao gồm Baba’s Thảo Điền và Lion City Heart Group nấu ăn và đem những bữa cơm cho người dân vùng cách ly cũng như những người kém may mắn.

Việt Nam ơi, Cố Lên nơi đã chuyển khoảng 70.000 suất ăn tới các cộng đồng dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, bản thân Sayvu cũng tạo lập tên tuổi nhờ thu hút sự chú ý từ phía truyền thông như Truyền hình Nhân Dân, HTV9 thuộc Đài Truyền hình TP.HCM,... Sau tất cả, những nỗ lực trên đã chạm đến trái tim của các nhà điều hành doanh nghiệp F&B vốn không phải là đối tác của Sayvu. Số lượt tải xuống ứng dụng tăng đáng kể kể từ khi Sayvu bán các bữa ăn quyên góp.

“Thương hiệu ảo” pha trộn giữa hoài cổ và hiện đại

“Dù ai nói ngả nói nghiêng”, cà phê vẫn là thứ “thiết yếu” với người dân Sài thành. Hãy nhìn vào số lượng các thương hiệu cà phê và các quán cà phê ở Sài Gòn, bạn sẽ cảm nhận được tình yêu cà phê đặc biệt ở vùng đất mang tên Bác. Khi lệnh phong tỏa được công bố, sự quan tâm đến mặt hàng cà phê tăng vọt, từ cà phê hạt đến cà phê pha lạnh, người dân Sài Gòn đổ xô đến các quán xá yêu tích “tích trữ” món đồ uống cho những ngày đóng cửa tới đây.

Building Coffee không chỉ là một trong những thương hiệu cà phê nổi bật của thành phố mà còn “là nơi khởi đầu, phát triển kinh doanh cà phê”. Hiện thương hiệu xây dựng BEL Fridges, khái niệm bán lẻ cà phê và rượu không chỉ cung cấp một số loại cà phê sữa tươi (có nguồn gốc thực vật) mà còn tận dụng chuyên môn, thiết bị và công nghệ của Building Coffee.

Mặc dù ấn định ra mắt vào ngày 21 tháng 7 nhưng do tình hình dịch bệnh nghiêm trọng nên Kel Norman (chịu trách nhiệm kế hoạch kinh doanh và quản lý hoạt động) và Will Frith (phụ trách nâng cao chất lượng, giúp các startup tiếp cận tốt hơn với thông tin và các nguồn lực, khuyến khích sáng tạo cà phê specialty Việt Nam) đã giới thiệu BEL thông qua chiến lược sựa trên sản phẩm latte làm từ sữa tươi và một loại đồ uống có nguồn gốc từ trà, gợi nhớ sự hoài cổ có tên là “Dreamsicle”, pha với sữa hạnh nhân và 100% nước cam.

Một “thương hiệu ảo” như vậy giới thiệu các sản phẩm mang lại sự thoải mái cho một thị trường “đầy lo lắng”. Kể từ khi đi vào hoạt động, BEL cũng như Building vẫn duy trì được lượng khách trung thành. Chiến lược tiếp thị này đóng góp thành công cho ngành hàng F&B, chuẩn bị sẵn sàng cho những thay đổi tiếp theo.

Cú chuyển mình từ hãng bia thủ công Heart of Darkness

Khi bia được liệt vào danh sách những mặt hàng “không thiết yếu” vào tháng 7 năm 2021, thương hiệu bia thủ công Heart of Darkness (HOD) buộc phải tạm dừng hoạt động. Vào thời điểm này, phần lớn Sài Gòn vẫn đang trong tình trạng phong tỏa vì số ca mắc bệnh cao kỷ lục và các cửa hàng thực phẩm, siêu thị tràn ngập đơn đặt hàng dẫn đến thời gian chờ đợi trung bình từ 10 đến 14 ngày. Nhà sáng lập hãng bia, John Pemberton và nhóm của ông đã nhận ra điểm nghẽn trong hệ thống cung cấp hàng tạp hóa, quyết định đưa ra giải pháp cho người dân Sài Gòn.

Trong vòng một tuần, nhóm HOD đã hợp tác với một nhà cung cấp trái cây tươi và hàng tạp hóa, đồng thời tận dụng công nghệ, hậu cần kho hàng, nhân lực và nguồn lực để biến khu vực sản xuất bia thủ công gia dụng thành một doanh nghiệp bán hàng tạp hóa điện tử.

Ngày nay, Heart of Darkness thậm chí còn hợp tác với các thương hiệu F&B địa phương khác bao gồm Tartine và D’Art Chocolate bán bánh mìvà sô cô la thủ công sản xuất tại Việt Nam trên nền tảng cửa hàng tạp hóa điện tử của mình.

Kết hợp pizza, sách và DJ, tại sao không?

Nổi tiếng với các loại pizza, pasta và món mì cua, Pizza 4P’s là một cái tên gắn liền với vô số các danh hiệu “bền vững”, thiết kế “sang trọng, hợp thời”,... Không có gì ngạc nhiên khi thương hiệu F&B này được cả người dân bản địa lẫn người nước ngoài tại Việt Nam yêu thích. Kế thừa và phát triển lợi thế vốn có, Pizza 4P's đã tung ra một loạt chương trình thú vị trong thời gian ngừng hoạt động bao gồm sự kiện nhạc sống với DJ phát trực tiếp, khách hàng có thể ngắm nhìn lò nướng pizza đốt củi, biểu tượng của 4P’s biến hóa khác lạ với những bàn xoay DJ.

Ngoài ra, các sản phẩm pizza và pasta đông lạnh hiện đang gây “sốt” trên thị trường. Thương hiệu này cho ra mắt cuốn sách đầu tay “Cầu nguyện cho tương lai: Cuốn sách tồn tại ngàn năm”, song hành với sáng kiến ​​phát triển bền vững cho lễ kỷ niệm 10 năm thành lập. Cuốn sách là một dự án đã được thực hiện trong nhiều tháng với mục đích đơn giản là chia sẻ lòng nhân ái với mọi người và thế giới xung quanh chúng ta. Ấn phẩm bao gồm một loạt những bức thư do bạn bè, những người thân yêu, những khách hàng thân thiết viết cho người thân của họ tràn đầy tình yêu thương.

Do cần lưu trữ qua nhiều thế hệ nên sản phẩm dự án được thực hiện trên nhựa tái chế do Pizza 4P’s kết hợp với những người tái chế địa phương đã giúp thu gom nhựa cũ trên đường phố Việt Nam. Những gì Pizza 4P’s đã làm trở nên đáng nhớ và tạo được hiệu ứng tích cực trên các trang mạng xã hội và truyền thông trong thời gian giãn cách. Cuối cùng, chiến thắng của Pizza 4P’s nằm ở khả năng thu hút người dân Sài Gòn và khẳng định mình như một thương hiệu F&B vui nhộn và cá tính. Giờ đây, một lần nữa thương hiệu pizza khẳng định vị thế trong các hộ gia đình.

TL (theo e27)

Tin bài khác
Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Theo số liệu công bố tại họp báo thường kỳ Bộ Tài chính ngày 2/7, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục – hơn 24.000 doanh nghiệp, gấp rưỡi mức bình quân tháng những năm trước và tăng gấp đôi so với giai đoạn 2021–2024.
Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Theo ông Trần Quang Đức - CEO AI Hay, khoản đầu tư lần này là nguồn lực tài chính quan trọng giúp công ty tiếp tục mở rộng nền tảng web, phát triển các tính năng mới và đưa AI đi sâu vào các lĩnh vực.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khởi nghiệp xanh không chỉ là con đường khởi nghiệp, mà còn là cách để người trẻ phục hồi, tái tạo các giá trị văn hóa, nông nghiệp và môi trường bản địa.
Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025” để tìm ra những hạt nhân đổi mới trong hệ sinh thái nông nghiệp tương lai.
Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Startup TerraPower thông báo thành công huy động 650 triệu USD, với sự tham gia của Nvidia và Bill Gates, thúc đẩy năng lượng hạt nhân làm hạ tầng cho mô hình AI thế hệ mới.
Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds từ Israel đầu tư 20 triệu USD vào ứng dụng Việt, ưu tiên Android, iOS ngoài game, mở rộng thị trường và hỗ trợ lập trình viên vươn tầm quốc tế.
Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực không đảm bảo thành công tức thì, nhưng là nền móng bền vững giúp doanh nhân trẻ vượt qua thách thức khởi nghiệp.
Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025 chính thức phát động, tìm kiếm các mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp sạch, kinh tế tuần hoàn, công nghệ, du lịch cộng đồng... với tổng giải thưởng gần 1 tỷ đồng.
Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Gen Z với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, khả năng vận dụng công nghệ và ngoại ngữ, thành lực lượng tiên phong xây dựng doanh nghiệp đổi mới trên thị trường quốc tế.
ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

Việc ThinkZone trực tiếp quản lý BK Fund cho thấy cam kết lớn nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của các cựu sinh viên Bách Khoa trong việc hỗ trợ, ươm tạo startup công nghệ đột phá.
Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Trong bối cảnh AI đang là cuộc đua công nghệ khốc liệt nhất thế giới, khoản đầu tư từ Meta vào Scale AI nếu hoàn tất không chỉ đơn thuần là một thương vụ rót vốn, mà còn giúp củng cố vị thế của Meta.
Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử bùng nổ sau đại dịch, mở ra cơ hội vàng cho giới trẻ Việt khởi nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau miền đất hứa ấy là muôn vàn thách thức.
Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi… "mò đường"

Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi… "mò đường"

Dù nhiều nghị quyết hỗ trợ đã ban hành, doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn. Nên cần một cổng thông tin chung để kết nối chính sách ưu đãi hiệu quả hơn.
Startup Neuralink của Elon Musk nhận thêm 650 triệu USD từ loạt quỹ đầu tư lớn

Startup Neuralink của Elon Musk nhận thêm 650 triệu USD từ loạt quỹ đầu tư lớn

Với số vốn vừa huy động, startup Neuralink của tỷ phú Elon Musk đặt mục tiêu mở rộng quy mô nghiên cứu và phát triển công nghệ cấy ghép thần kinh tiên tiến.