Chuối (tên khoa học Musa acuminata) là loại trái cây đa năng, thơm ngon với nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Những ai nên hạn chế ăn chuối? |
Chuối là một trong những loại trái cây được sản xuất, buôn bán và tiêu thụ nhiều nhất trên toàn cầu, với hơn 1.000 loại.
Chuối cũng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng phong phú, chẳng hạn như kali và vitamin B6. Những chất dinh dưỡng này cùng với các thành phần khác trong chuối có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, từ việc hỗ trợ sức khỏe tim mạch đến cung cấp năng lượng.
Chuối giàu dinh dưỡng, nhiều kali, carbohydrate, vitamin nhóm B và một số khoáng chất như mangan, magie, phospho. Loại quả này chứa tinh bột kháng - một loại chất xơ, giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột. Ăn chuối điều hòa nhu động ruột, tốt cho người táo bón.
Chuối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa rất tốt. Ngoài ra, chuối còn là thực phẩm cấp dinh dưỡng, giúp da mịn, mắt sang và còn hỗ trợ điều trị một số bệnh như thận, cao huyết áp, táo bón, trị mụn cơm, mẩn ngứa,..
Đây là lý do tại sao việc thêm chuối vào chế độ ăn uống có thể có lợi cho sức khỏe tổng thể.
6 nhóm người nên hạn chế ăn chuối. |
Những người có tiền sử bị đau dạ dày cần hạn chế ăn chuối tiêu chín. Với các loại chuối khác thì không nên ăn khi đói, vì hàm lượng pectin cao trong chuối sẽ khiến nồng độ acid trong niêm mạc dạ dày bị tăng cao. Nếu duy trì ăn chuối khi đói trong thời gian dài sẽ gây ra thành dạ dày bị bào mòn, đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Nếu ăn chuối chưa chín, bạn dễ bị khó chịu ở dạ dày. Chuối còn xanh chứa một lượng lớn tinh bột kháng, ăn nhiều gây ra cảm giác chướng bụng.
Các nguyên nhân tiềm ẩn gây khó chịu cho dạ dày sau khi ăn chuối có thể do lượng tinh bột, do hội chứng ruột kích thích, dị ứng chuối hoặc không dung nạp fructose.
Với những người bị đau dạ dày muốn ăn thì phải ăn chuối đã chín và sau khi ăn cơm no, lúc này chuối sẽ có tác dụng bảo vệ và trung hòa axit dạ dày.
Những người có nồng độ kali cao cũng có thể mắc bệnh thận hoặc các vấn đề về thận. Hạn chế một số loại thực phẩm giàu kali (chuối, cam, dưa hấu) có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
Theo Eatthis, lý do là những người mắc bệnh thận không thể loại bỏ kali khỏi máu. Nồng độ kali cao có thể dẫn đến đau tim hoặc tử vong.
Nếu xét nghiệm có kali trong máu cao thì không nên ăn chuối tiêu và các loại rau quả nhiều kali như: Đậu nành, đậu xanh, sầu riêng, rau khoai lang, cá ngừ, cá thu, cá chép, gan lợn, thịt bò…
Chuối rất tốt cho sức khỏe nhưng lại hoàn toàn không phù hợp đối với bệnh nhân suy thận bởi hàm lượng kali rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận của bệnh nhân. Nếu sử dụng quá nhiều chuối, bệnh nhân có nguy cơ tăng kali trong máu.
Chuối chín là trái cây chứa nhiều đường. Việc ăn 2 quả chuối tương đương nạp hơn 300 calo. Do đó, nếu không ăn trái cây khác trong ngày, chỉ nên ăn tối đa 2 quả chuối. Khi đã ăn trái cây khác, ví dụ dưa hấu (dưa hấu chứa hàm lượng đường có thể lên tới khoảng 15% và rất giàu kali), không nên ăn chuối nữa. Chính vì vậy, những người thừa cân, béo phì không nên ăn quá nhiều chuối chín.
Một quả chuối trung bình có khoảng 26g carbohydrate, trong khi người bệnh đái tháo đường được khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ 15g carbs trong mỗi bữa ăn. Vì vậy, chỉ nên ăn tối đa nửa quả chuối, đặc biệt người bệnh đái tháo đường không nên ăn chuối chín vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
Đặc biệt, những người ăn kiêng nghiêm ngặt ít carb không nên ăn chuối vì có thể làm tăng lượng carb.
Nếu bạn nghĩ rằng ăn một quả chuối sẽ cung cấp năng lượng cho cả ngày thì bạn đã đúng. Nhưng bạn không nên ăn khi bụng đói vì chuối có tính axit. Các chuyên gia cho rằng dùng thực phẩm có tính axit khi bụng đói có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, chuối có nhiều kali và magiê nên ăn khi đói và ăn nhiều có thể dẫn đến dư thừa hai chất dinh dưỡng này trong máu, gây hại cho tim.
Protein trong loại quả này có cấu trúc tương tự phấn hoa, nhựa mủ nên người có cơ địa nhạy cảm có thể dị ứng với chuối. Triệu chứng gồm ngứa miệng ngứa cổ họng, nổi mày đay, khàn giọng, khó nuốt, khó thở, chóng mặt, có thể bất tỉnh.
Tránh ăn chuối vào bữa sáng vì có thể tăng đột biến lượng đường trong máu, khiến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ. Ăn chuối sau bữa tối, axit amin tryptophan, magie, sau khi nạp vào cơ thể kích thích sản xuất serotonin, hormone melatonin và kiềm chế mức độ cortisol, giúp ngủ ngon, sâu giấc hơn. Hàm lượng kali và magie cao có thể cân bằng điện phân trong cơ thể, ngăn ngừa chuột rút về đêm. |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!