Nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh ngày càng lớn
- 455
- Việc làm
- 23:35 07/06/2022
DNHN - Dự kiến trong thời gian tới, nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng điểm chiếm 23,22% tổng nhu cầu nhân lực hằng năm giai đoạn 2022 – 2026.
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM vừa có báo cáo về thực trạng lao động và dự báo nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng điểm tại TP. HCM giai đoạn 2022 – 2026.
Theo đó, trong giai đoạn 2022 – 2026, TP. HCM tập trung phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các ngành sử dụng nhiều lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, công nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ và thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
Thành phố tiếp tục phát triển 4 ngành công nghiệp trọng điểm bao gồm: Cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; chế biến tinh lương thực thực phẩm; hóa dược – cao su. Nhu cầu nhân lực tại TP. HCM dự báo mỗi năm có khoảng 271.510 – 322.897 chỗ làm việc. Đến năm 2026, nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 89,64%, trong đó trình độ trung cấp tỷ lệ cao nhất với 25,55%; sơ cấp nghề 21,37%; cao đẳng 20,19%; đại học trở lên 22,53%.

Nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng điểm chiếm 23,22% tổng nhu cầu nhân lực hằng năm giai đoạn 2022 – 2026.
Trong đó, với ngành cơ khí, thành phố tập trung phát triển các chuyên ngành cơ khí công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn, giảm thiểu sản phẩm cơ khí gia công đơn thuần. Ưu tiên phát triển các nhóm ngành: cơ khí khuôn mẫu; máy móc thiết bị điện; máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản và công nghiệp chế biến. Các nhóm ngành cơ khí được khuyến khích phát triển gồm: sản xuất dụng cụ gia đình; sản xuất máy công cụ; sản xuất máy động lực; sản xuất dụng cụ y tế, quang học, đồng hồ.
Nhu cầu nhân lực bình quân hằng năm của ngành cơ khí khoảng 15.236 – 17.393 người, chiếm khoảng 5,43% tổng nhu cầu nhân lực; tỷ lệ qua đào tạo khoảng 75,35%.
Với ngành điện tử - công nghệ thông tin, thành phố phát triển theo hướng chú trọng công nghiệp phần mềm, kỹ thuật số trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng cao. Tập trung các phân ngành, lĩnh vực thuộc danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư và sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao ưu tiên phát triển như sản xuất các sản phẩm, linh kiện, thiết bị tin học, viễn thông, nghe nhìn, sản xuất phần mềm và nội dung số.
Nhu cầu nhân lực ngành điện tử - công nghệ thông tin ngày càng tăng, đặc biệt về chuyên ngành và chất lượng nhân lực chuyên môn cao. Dự kiến nhu cầu nhân lực hằng năm bình quân cần khoảng 22.594 – 28.843 người, chiếm 9,06% tổng nhu cầu nhân lực, tỷ lệ qua đào tạo là 95,21%.
Ngành hóa dược – cao su, tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực áp dụng công nghệ cao, sản xuất sạch nhằm bảo vệ môi trường và giá trị gia tăng để dần trở thành chủ lực như hóa dược và dược phẩm; hóa mỹ phẩm, hương liệu và cao su, nhựa cao cấp.
Các nhóm ngành hóa dược – cao su được ưu tiên phát triển gồm: Sản phẩm cao su; sản phảm plastic; sản xuất chất tẩy rửa; sản xuất dược phẩm; tập trung nghiên cứu các loại dược liệu từ thiên nhiên…Nhu cầu nhân lực bình quân hằng năm cần khoảng 12.535 – 14.066 người, tỷ lệ qua đào tạo là 92,5%.
Với ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm, tập trung phát triển những sản phẩm tinh chế, có giá trị gia tăng lớn bằng công nghệ hiện đại. Các nhóm ngành được ưu tiên phát triển gồm: Sản xuất sữa; sản xuất dầu thực vật; chế biến thủy sản; chế biết thịt. Các nhóm ngành được khuyến khích phát triển gồm: Xay xát; sản xuất rượu, bia, nước giải khát. Nhu cầu nhân lực bình quân hằng năm khoảng 12.567 – 13.258 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 77,19%.
PV
Bài liên quan
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
- Hơn 55.000 doanh nghiệp kết nối cơ chế một cửa quốc gia
- Mức xuất siêu của Việt Nam còn thấp và thiếu tính bền vững
- Dù giá xăng giảm, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục gồng mình
- Gỡ khó trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho doanh nghiệp
- Cảnh báo từ Thương vụ Việt Nam tại Australia
- Quy hoạch Điện VIII - quyết tâm cao của Chính phủ để thực hiện cam kết COP26
- ASEAN luôn là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
#công nghiệp trọng điểm

TP HCM hỗ trợ lãi suất 0% với ngành công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao
Đó là thông tin được ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, đưa ra tại Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Đọc thêm Việc làm
Thị trường lao động Bình Thuận khởi sắc, nhiều cơ hội việc làm rộng mở
Với việc hàng loạt doanh nghiệp liên tiếp đưa ra các giải pháp tìm kiếm nguồn nhân lực, xây dựng nhiều chính sách nhằm tuyển dụng quy mô lớn, cơ hội việc làm cho người lao động tại Bình Thuận và các tỉnh thành lân cận trở nên rộng mở hơn bao giờ hết.
Đã đưa gần 57 nghìn lao động Việt ra nước ngoài trong 7 tháng đầu năm
Ngay trong tháng 7 này, Cục Quản lý lao động ngoài nước và các đơn vị liên quan tổ chức xuất cảnh, đào tạo cho một số chương trình đưa lao động có kỹ năng nghề cao đi làm việc ở nước ngoài.
Nghiệp đoàn Nhật Bản đánh giá cao lao động của tỉnh Đồng Tháp
Sáng ngày 08/8, Phó Chủ tịch UBnD tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan có buổi tiếp và làm việc với ông Munemura Hideo - Chủ tịch Nghiệp đoàn Zenkoku Chusyo Kigyo Keiyukai Jigyo Kyodo Kumiai (Nhật Bản) về chương trình hợp tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
VinFast tuyển dụng thêm 8.000 nhân sự
Theo thông tin từ Reutets, VinFast đang muốn tuyển dụng thêm 8.000 nhân sự cho nhà máy xe điện tại Việt Nam trong lúc hãng xe này muốn đẩy mạnh hoạt động sản xuất để kịp giao mẫu xe SUV điện đầu tiên tại Mỹ vào cuối năm nay. Hiện tại, VinFast đang có khoảng 6.000 nhân sự.
Nền kinh tế Mỹ có thêm 528.000 việc làm trong tháng 7 trước lo ngại suy thoái kinh tế
Số liệu việc làm được công bố hôm thứ Sáu (5/8) đánh dấu tháng tăng trưởng việc làm thứ 19 liên tiếp và là mức tăng hàng tháng cao nhất kể từ khi nền kinh tế có thêm 714.000 việc làm trong tháng Hai.
Đẩy nhanh thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, các công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn khẩn trương thực hiện chỉ đạo công đoàn các cấp trực thuộc chỉ đạo các cấp công đoàn tiếp tục đôn đốc, kiến nghị và phối hợp với chủ doanh nghiệp đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của Chính phủ về việc người lao động được hỗ trợ thuê nhà.
Thị trường nào tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất trong 7 tháng qua?
Trong 7 tháng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động ngoài nước. Theo đó Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc tiếp tục là các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất trong 7 tháng qua.
Kế hoạch "giải cơn khát" nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Nhân lực là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, do vậy các doanh nghiệp cần phải “bắt tay” các trường đào tạo nghề cùng với sự hỗ trợ của nhà nước để có thể chủ động hơn trong công tác tuyển dụng.
Vĩnh Phúc: Đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp
Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 33 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 7 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp, 20 trung tâm và 3 cơ sở khác có hoạt động GDNN. Trong tổng số 33 cơ sở, có 6 cơ sở trực thuộc các bộ, ngành Trung ương quản lý, 27 cơ sở còn lại thuộc tỉnh quản lý.
Người lao động được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc
Ngày 8/7/2002, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký ban hành Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ về việc ký quỹ và hỗ trợ cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.