Cụ thể, sau nhiều thập kỷ bị lãng quên, jidō hanbaiki – máy bán hàng tự động đang trở lại thành xu hướng khi sự tương tác giữa con người với nhau đang bị hạn chế bởi đại dịch tại Nhật Bản.
Sau khi bấm nút chọn, một tiếng quay nhẹ của các bộ phận máy móc vang lên, một hộp các tông nhỏ rơi vào khay bên dưới, cầm lên vẫn thấy hơi ấm như vừa được làm xong. Bên trong là một chiếc bánh mì kẹp thịt hoàn hảo, phủ một lớp tương cà và hành tây chiên thái hạt lựu. Không có sự tương tác nào của con người khi thực hiện quá trình này. Bữa trưa ngoài trời được làm ra bởi một trong số hàng chục máy bán hàng tự động ở Sagamihara, một thị trấn không mấy hào nhoáng gần Tokyo.
Nơi đây đã lưu giữ khoảng 90 jidō hanbaiki, nhưng sau nhiều thập kỷ suy giảm về số lượng trên toàn quốc, đại dịch coronavirus đã kích hoạt sự hồi sinh của máy bán hàng tự động ở Nhật Bản khi khách hàng vẫn lo lắng về việc mua thực phẩm, đồ uống và các món khác theo cách truyền thống. Những cỗ máy cũ kỹ nhưng vẫn đảm bảo sự tươi ngon, cung cấp một bữa ăn với nhiều món đa dạng không kém các nhà hàng, có thể bắt đầu với mì soba tempura hoặc cà ri và cơm, với kem tráng miệng và một tách trà matcha nóng để kết thúc. Bất chấp số lượng giảm dần, đi bộ trên một con phố ở bất kỳ thị trấn hoặc thành phố nào của Nhật Bản, người ta vẫn bắt gặp ánh sáng phát ra từ các máy bán hàng tự động.
Theo giới chuyên môn nước này con số máy bán hàng tự động đạt đỉnh là 5,6 triệu máy vào năm 2000 đồng nghĩa với cứ 23 người thì có một người sử dụng. Con số này đã giảm xuống chỉ còn hơn 4 triệu vào năm ngoái, nhưng quốc gia này vẫn có số lượng máy bán hàng tự động trên đầu người lớn nhất thế giới. Maruyama Seimen hiện bán mì và bánh bao đông lạnh thông qua máy bán hàng tự động tại 30 địa điểm và có kế hoạch mở rộng lên 100 địa điểm vào tháng 4 năm 2023. Theo giới thạo tin nước này, vào thời điểm cao điểm đại dịch ở Nhật Bản, các máy bán tự động đã tiêu thụ hơn 10.000 gói mỗi tháng vào thời điểm cao điểm đại dịch ở Nhật Bản trong khi doanh số bán hàng truyền thống giảm 20%.
Thu Trà