Thứ năm 19/09/2024 11:27
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Nhóm doanh nghiệp Tài chính đứng đầu tăng trưởng quý 2/2024

25/07/2024 10:30
Theo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, nhóm Tài chính tiếp tục đóng góp chính vào mức tăng trưởng quý 2/2024, với lợi nhuận sau thuế tăng 34,2% so với cùng kỳ.
aa

Tính đến sáng ngày 25/7/2024, đã có 565 doanh nghiệp, đại diện cho 36,6% tổng giá trị vốn hóa trên sàn HOSE, HNX và UPCoM, đưa ra ước tính kết quả kinh doanh hoặc công bố báo cáo tài chính cho quý 2/2024. Tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp này tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng trưởng của quý 1 là 16,7%.

Nhóm Tài chính tiếp tục đóng góp chính vào mức tăng trưởng này, với lợi nhuận sau thuế tăng 34,2% so với cùng kỳ. Điều này chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng của các ngân hàng. Ngân hàng ACB báo lãi trước thuế hơn 5.598 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, ACB đạt 11.590 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, tăng 6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do ngân hàng tăng trích dự phòng rủi ro 14% lên 1.100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế còn gần 10.491 tỷ đồng, tăng 5%.

Nhóm doanh nghiệp Tài chính đứng đầu tăng trưởng quý 2/2024
Nhóm doanh nghiệp Tài chính đứng đầu tăng trưởng quý 2/2024.

LPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 5.919 tỷ đồng, tăng trưởng 142% so với cùng kỳ. Trong quý 2, lợi nhuận của LPBank đạt hơn 3.033 tỷ đồng, tăng gần 3,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Techcombank cũng ghi nhận lợi nhuận trước thuế ngân hàng mẹ quý 2/2024 đạt 8.122 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2023, và lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 2/2024 đạt 7.827 tỷ đồng, tăng 38,5% so với cùng kỳ. Đây là mức lợi nhuận kỷ lục theo quý của Techcombank. MBB ước tính lợi nhuận tăng gần 16% so với cùng kỳ, đạt 5.776 tỷ đồng.

Ở nhóm Phi tài chính, xu hướng tăng trưởng về lợi nhuận vẫn chậm lại, nhưng tốc độ tăng trưởng 8,6% đã cải thiện nhẹ so với lần cập nhật trước đó là 6,7%. Điểm nhấn trong lần cập nhật này là kết quả kinh doanh khá mờ nhạt của DGW – một trong top 3 ngành Bán lẻ xét theo quy mô vốn hóa sau MWG và FRT. Trong quý 2/2024, DGW ước đạt hơn 5 nghìn tỷ đồng doanh thu và 93,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gần như không đổi so với quý 1/2024 và tăng trưởng thấp so với cùng kỳ, lần lượt đạt 9,2% và 6,9%. Mức tăng trưởng trong quý 2 của DGW kém xa so với tăng trưởng của quý 1 một phần do nền so sánh đang dần cao lên khi quý 1/2023 là đáy về lợi nhuận của DGW kể từ năm 2021.

Xu hướng tăng trưởng lợi nhuận ở các nhóm ngành khác cũng tương tự như lần cập nhật gần nhất. Tăng trưởng được ghi nhận ở các lĩnh vực bất động sản nhà ở, bất động sản khu công nghiệp, vận tải thủy, cảng biển, thủy sản, hàng cá nhân, nước, cao su, phân bón và gỗ. Ngược lại, suy giảm được ghi nhận ở các ngành cảng hàng không, tiện ích (khí đốt, điện, xăng dầu), vật liệu xây dựng (ống nhựa), dược phẩm và dệt may.

P.V (t/h)

Tin bài khác
Ngân hàng VietinBank chi 2.820 tỷ đồng mua lại 05 lô trái phiếu trước hạn

Ngân hàng VietinBank chi 2.820 tỷ đồng mua lại 05 lô trái phiếu trước hạn

Ngân hàng VietinBank vừa hoàn tất mua lại trước hạn 5 lô trái phiếu trị giá 2.820 tỷ đồng trong gần hai tháng qua.
Thị trường cho vay tiêu dùng bắt đầu phục hồi trở lại

Thị trường cho vay tiêu dùng bắt đầu phục hồi trở lại

Thị trường cho vay tiêu dùng đang phục hồi nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt và lãi suất giảm. Các ngân hàng cung cấp sản phẩm vay linh hoạt hơn, tăng nhu cầu vay vốn và hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Kho bạc Nhà nước có nhu cầu mua 100 triệu USD từ ngân hàng thương mại

Kho bạc Nhà nước có nhu cầu mua 100 triệu USD từ ngân hàng thương mại

Đây là đợt mua ngoại tệ thứ ba của Kho bạc Nhà nước trong năm nay. Trước đó ở đợt mua thứ hai, Kho bạc đã mua 150 triệu USD, tương ứng với hơn 3.700 tỷ đồng.
Cần từ 330 - 370 tỷ USD cho việc giảm phát thải ròng về 0

Cần từ 330 - 370 tỷ USD cho việc giảm phát thải ròng về 0

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu nghiêm trọng, Việt Nam cần đầu tư từ 330 đến 370 tỷ USD để đạt mục tiêu phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Thu hút vốn ngoại vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Chiến lược và thách thức

Thu hút vốn ngoại vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Chiến lược và thách thức

Thu hút vốn ngoại vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cần cải thiện khung pháp lý và hạ tầng tài chính. Tuy nhiên, thị trường còn đối mặt với thách thức về rủi ro, cạnh tranh khu vực và thiếu sự tham gia của tổ chức xếp hạng quốc tế.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son