Thứ ba 13/05/2025 15:36
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Nhiều ngành thấp thỏm chờ bất động sản hồi phục

30/12/2022 10:32
Những lực đẩy đáng chú ý từ Chính phủ và các cơ quan, bộ ngành… sẽ là cơ sở rất lớn để thị trường bất động sản sớm khởi sắc trở lại trong năm 2023.

Nhiều tín hiệu tích cực cho năm sau

Tại diễn đàn “Dự báo thị trường bất động sản 2023” vừa diễn ra, nhiều chuyên gia đã nhận định, từ quý 2 năm sau, thị trường bất động sản (BĐS) sẽ dần hồi phục và phát triển lành mạnh, minh bạch hơn khi những vướng mắc về pháp lý được tháo gỡ, tăng trưởng kinh tế khả quan, tín dụng được khơi thông…

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, một trong những tín hiệu tích cực nhất hiện nay là sự vào cuộc quyết liệt của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ để gỡ khó cho BĐS, tạo nên tâm lý yên tâm cho giới kinh doanh. “Chúng tôi đánh giá động thái của Thủ tướng, của các bộ ngành là hết sức quan trọng, chắc chắn sẽ giúp cho thị trường khởi sắc trở lại, sẽ không bùng nổ như trước nhưng sẽ có tính ổn định cho sự phát triển”.

Nhìn nhận chung về tương lai thị trường, ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam đánh giá, vài năm tới, tiềm năng BĐS Việt Nam vẫn rất lớn. Điều này có được nhờ nền tảng kinh tế ổn định, quá trình đô thị hóa nhanh với tỷ lệ 36% dân số sống tại thành thị. Năm 2023, ngành xây dựng đặt mục tiêu nâng tỷ lệ đô thị hóa cả nước lên 53,9%, tạo thêm cơ hội cho BĐS.

Cùng với đó là hàng loạt chính sách cụ thể như: nới room tín dụng thêm 1,5 - 2% tương đương tăng thêm 240.000 tỷ đồng cung ứng cho nền kinh tế; tập trung rà soát và củng cố thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhằm bảo đảm hoạt động công khai, an toàn; thông qua hơn 700.000 tỷ đồng giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng chung.

Ảnh minh họa
Nhiều điểm sáng cho thị trường BĐS năm 2023. Ảnh minh họa.

Hàn thử biểu của nền kinh tế

Cùng với ngân hàng, chứng khoán, BĐS cũng được xem là hàn thử biểu của nền kinh tế. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) ví von thị trường BĐS giống như 2 loài chim: “Khi nó là chim én báo hiệu mùa xuân về nghĩa là thị trường BĐS đang phát triển ổn định, hay phục hồi và sẽ kéo theo sự phục hồi của nền kinh tế. Nhưng khi nó là chim báo bão, nghĩa là thị trường BĐS đang khủng hoảng, kéo theo nền kinh tế khủng hoảng. Do đó, phải làm sao để thị trường BĐS như chim én, đạt mục tiêu minh bạch, lành mạnh, phát triển bền vững, ổn định”.

Quả thực, ở những năm BĐS Hưng Thịnh, nền kinh tế cũng được hưởng lợi lớn. Năm 2016 – thời điểm BĐS phục hồi mạnh, Bộ Tài chính thu 171.000 tỷ đồng thuế, phí liên quan đến tài sản, trong đó có khoảng 148.000 tỷ đồng liên quan đến nhà, đất, cao nhất trong vòng 5 năm.

Doanh số khả quan trên thị trường BĐS thời điểm ấy cũng khiến ngành thép, xi măng, gạch xây dựng, nội thất, xây dựng… “được nhờ”. Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, hoạt động sản xuất các loại thép xây dựng, ống thép, tôn mạ, thép cán nguội… tăng trưởng mạnh nhờ bất động sản. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2016, tiêu thụ thép đạt 8,4 triệu tấn, tăng 27,8% so với cùng kỳ, giúp nhiều doanh nghiệp ngành thép công bố lãi lớn. Ngành xi măng cũng đạt mức tăng trưởng hai con số, theo sau sự sôi động của địa ốc.

BĐS hiện là ngành đang đóng góp 11% vào GDP. BĐS cũng là ngành xếp thứ hai về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong nhiều năm qua. Có thể thấy, thị trường BĐS không chỉ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế mà còn mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, kiến tạo diện mạo đẹp hơn cho đất nước. Chính vì vậy, thị trường BĐS phát triển ổn định là điều ai cũng mong mỏi. Ngược lại, khi BĐS ngưng trệ thì những hệ lụy của nó là không thể tránh khỏi.

Ảnh minh họa
Nguồn: Hiệp hội BĐS Việt Nam, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư). Đồ họa: Ánh Tuyết.

Thấm thỏm nỗi lo khi BĐS ngưng trệ

Quay trở lại với tình hình hiện tại, nhiều doanh nghiệp địa ốc đang trải qua giai đoạn khó khăn chưa từng có, biểu hiện qua việc dừng, hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án, dừng triển khai các dự án mới... Điều này tác động đến sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Là ngành nghề có liên quan mật thiết đến khoảng hơn 40 ngành kinh tế quan trọng khác, quy mô thị trường BĐS sụt giảm cũng khiến cả hệ sinh thái bị ảnh hưởng: từ nhà thầu xây dựng đến nhà sản xuất, cung cấp vật liệu, đơn vị thi công nội thất...

Cuối tháng 10, Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam - VNSTEEL đã gửi thông báo đến cán bộ nhân viên về việc tổ chức nghỉ luân phiên theo kế hoạch ngưng sản xuất dài ngày do nhu cầu thép xây dựng trên thị trường giảm mạnh. Hay như Tổng công ty xi măng Việt Nam (Vicem) – doanh nghiệp có thị phần chiếm 33% của toàn ngành xi măng cũng chật vật thúc đẩy bán hàng. Tổng Giám đốc Vicem cho biết, cung - cầu mất cân đối do tình trạng dư cung lớn nên việc kinh doanh rất khó khăn.

Ảnh minh họa
Xây dựng là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề do thị trường BĐS ngưng trệ. Ảnh minh họa.

TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia khi đề cập đến tình hình khó khăn của thị trường BĐS hiện nay đã cảnh báo:“Bất động sản đình trệ thì đừng nói đến tăng trưởng”. Theo ông, tỷ lệ tác động lan tỏa của BĐS là 1,3 - 1,4, tức là 1% tăng trưởng BĐS sẽ tạo ra 1,3 - 1,4% tăng trưởng của nền kinh tế. Khi BĐS gặp vấn đề, một nguồn vốn xã hội rất lớn sẽ bị chôn vùi, ảnh hưởng đến toàn bộ tăng trưởng kinh tế nói chung.

BĐS và ngân hàng là 2 lĩnh vực có quan hệ mật thiết với nhau. Nguồn vốn vay cho các dự án BĐS nằm phần lớn tại các ngân hàng. Nếu BĐS sụp đổ thì hệ thống ngân hàng sẽ rơi vào đổ vỡ khi nguồn vốn cho vay trong lĩnh vực BĐS trở thành nợ xấu. Theo dây chuyền, khi hệ thống ngân hàng bị đổ vỡ thì nền kinh tế sẽ bị tê liệt.

Các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới trong 50 năm qua đều có xuất phát điểm từ khủng hoảng thị trường BĐS rồi lan sang thị trường tài chính... Ví dụ nhãn tiền chính là cuộc khủng hoảng chạm đáy của thị trường bất động sản năm 2011 - 2013 đã kéo theo sự tê liệt của nền kinh tế trong giai đoạn cách đây gần một thập kỷ.

Hay như thực trạng của thị trường BĐS Trung Quốc thời gian qua khi chính phủ ban hành các quy định siết tín dụng khiến lĩnh vực này liên tục đối diện với những cơn khủng hoảng. Hồi tháng 7, khủng hoảng leo thang khi thị trường hứng chịu làn sóng dừng trả nợ vay mua nhà. Tổ chức đánh giá tín nhiệm S&P Global Ratings ước tính rằng 2,4 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 356 tỷ USD, chiếm 6,4% tổng dư nợ cho vay mua nhà trong hệ thống ngân hàng của Trung Quốc, có nguy cơ mất trắng. Kết quả là, Chính phủ nước này đã phải lên kế hoạch giải cứu bất động sản với khoản hỗ trợ tài chính hơn 1.000 tỷ NDT (khoảng 140,2 tỷ USD).

“Thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngược lại, thị trường BĐS thiếu ổn định, giá cả bất hợp lý hoặc trầm lắng kéo dài sẽ có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, gây khó khăn trong việc giải quyết nhà ở cho người dân và nhiều hệ lụy xã hội”, GS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định. Nắm vai trò “đầu kéo” quan trọng, bởi thế, giải cứu bất động sản không chỉ là bài toán sống còn của riêng thị trường địa ốc, mà còn là tương lai của cả nền kinh tế vĩ mô.

Mai Trâm (Theo Sài Gòn đầu tư)

Bài liên quan
Tin bài khác
Sun Group ra mắt Sun Costa Residence - tổ hợp BĐS dòng tiền cận biển tại trung tâm du lịch Đà Nẵng

Sun Group ra mắt Sun Costa Residence - tổ hợp BĐS dòng tiền cận biển tại trung tâm du lịch Đà Nẵng

Sun Property (thành viên Sun Group) chính thức ra mắt Sun Costa Residence - “siêu phẩm” đầu tiên trong bộ sưu tập bất động sản (BĐS) cao cấp phiên bản giới hạn mới tại Đà Nẵng. Đây là tổ hợp BĐS dòng tiền sở hữu vị trí đắc địa hiếm có tại trung tâm du lịch của Đà Nẵng, cách biển Mỹ Khê chỉ 200m.
Nghị quyết 68 tạo “luồng sinh khí mới” cho thị trường bất động sản

Nghị quyết 68 tạo “luồng sinh khí mới” cho thị trường bất động sản

Nghị quyết 68 tạo nền tảng đột phá, khơi thông dòng vốn và gỡ “điểm nghẽn” pháp lý, giúp thị trường bất động sản tư nhân bứt phá mạnh mẽ trong chu kỳ phục hồi mới.
Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Khu công nghệ thông tin tập trung tại Bình Dương sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực chủ lực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Căn hộ dịch vụ Hà Nội "cháy phòng" nhờ dòng vốn FDI tăng mạnh

Căn hộ dịch vụ Hà Nội "cháy phòng" nhờ dòng vốn FDI tăng mạnh

Căn hộ dịch vụ Hà Nội ghi nhận công suất lấp đầy ấn tượng nhờ dòng vốn FDI tăng mạnh, dẫn đầu cả nước về sức hút nhà đầu tư.
Đầu tư 7.668 tỷ đồng mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai

Đầu tư 7.668 tỷ đồng mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai

Dự án mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai quy mô 4 làn xe với vốn đầu tư 7.668 tỷ đồng đang nhận được những tín hiệu tích cực từ Chính phủ và các bộ, hứa hẹn khởi công trong năm 2025.
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Tại hội nghị VNREA 2025, doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW và kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường.
Đề xuất áp thuế 20% lãi bán bất động sản: Thách thức lớn cho người dân và cơ quan thuế

Đề xuất áp thuế 20% lãi bán bất động sản: Thách thức lớn cho người dân và cơ quan thuế

Trả lời phỏng vấn Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, đề xuất áp thuế 20% lãi bán bất động sản có thể tạo thách thức lớn cho cả người dân và cơ quan thuế.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.
Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Trong bối cảnh giá bất động sản tăng “chóng mặt”, giới trẻ đang chuyển từ khát khao "an cư" sang lựa chọn thuê nhà như một cách để tối ưu hoá tài chính và linh hoạt cuộc sống.
Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Nhiều người dân tại Hà Nội đã mất hàng trăm triệu đồng khi tin vào lời hứa "suất ngoại giao" từ môi giới không chính thống. Chuyên gia cảnh báo cần thận trọng để tránh rủi ro tài chính.
Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm

Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm

Dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài đang thu hút 4 nhà đầu tư theo hình thức BOT, trong đó có 2 đơn vị nước ngoài, với lộ trình triển khai gấp rút từ nay đến năm 2027.
Bộ Tài chính đề xuất áp thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Sẽ thay đổi cách tính thuế nhà đất?

Bộ Tài chính đề xuất áp thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Sẽ thay đổi cách tính thuế nhà đất?

Bộ Tài chính nghiên cứu phương án tính thuế 20% trên khoản lãi từ chuyển nhượng bất động sản, tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp. Phương án mới nhằm đảm bảo công bằng và tối ưu nguồn thu ngân sách.
Lập tổ công tác đặc biệt di dời doanh nghiệp, giải phóng mặt bằng KCN Biên Hòa 1

Lập tổ công tác đặc biệt di dời doanh nghiệp, giải phóng mặt bằng KCN Biên Hòa 1

Ngày 5/5, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc với Trung tâm Phát triển quỹ đất và các sở ngành nhằm rà soát tiến độ chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ và triển khai kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.