Thứ hai 05/05/2025 20:12
Hotline: 024.355.63.010
Lối sống

Nhà văn Lê Hoài Nam: Đề tài chiến tranh vẫn ám ảnh tôi

05/05/2025 14:16
Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, Nhà văn Lê Hoài Nam – người vừa được vinh danh tại lễ trao giải thưởng 5 năm (2020 – 2025) của Bộ Quốc Phòng với tiểu thuyết “Khắc tinh với thần chết” cho biết, đề tài chiến tranh vẫn ám ảnh ông.

Tại Lễ trao giải thưởng 5 năm (2020 - 2025) của Bộ Quốc phòng được tổ chức tại nhà hát Quân đội ngày 15/4 vừa qua, Nhà văn Lê Hoài Nam đã được vinh danh với tiểu thuyết “Khắc tinh với thần chết”. Trong niềm vui nhận giải thưởng, ông đã chia sẻ về đề tài chiến tranh và nỗi ám ảnh về cuộc chiến của mình.

Phóng viên: Thưa nhà văn Lê Hoài Nam, cảm xúc của ông như thế nào khi tiểu thuyết “Khắc tinh với thần chết” được vinh danh tại lễ trao giải thưởng 5 năm (2020 – 2025) của Bộ Quốc Phòng?

Nhà văn Lê Hoài Nam: Đương nhiên là tôi rất vui. Giải thưởng 5 năm của Bộ Quốc phòng là một giải thưởng văn học nghệ thuật có danh giá. Tôi là người lính kinh qua chiến tranh, bắt đầu viết văn từ lúc còn đang cầm súng, luôn phấn đấu hết mình cho văn học mà tới nay đã “tóc bạc da mồi” mới nhận được cái giải thưởng này, bởi vậy khi được thông báo mình được giải, tôi rất xúc động.

Phóng viên: Điều gì đã thôi thúc ông viết nên tác phẩm “Khắc tinh với thần chết”? Có phải từ những câu chuyện có thật trong chiến tranh? Ông có thể chia sẻ quá trình tìm kiếm và tiếp cận các nhân vật, tư liệu để viết nên cuốn tiểu thuyết này?

Nhà văn Lê Hoài Nam: Tôi có mặt ở chiến trường trong thời gian không dài, nhưng vốn yêu thích và khát khao sáng tác văn chương, tất cả những gì chứng kiến mà gây ấn tượng, tôi đều ghi chép lại dưới dạng nhât ký. Khi tôi ra Bắc về đoàn an dưỡng, tôi cho một nữ chiến sĩ nuôi quân mượn cuốn nhật ký ấy, và khi tôi đòi lại thì cô ấy nói đã bị ai lấy mất. Tôi nuối tiếc vô cùng.

Nhiều năm sau khi tôi đã chuyển ra Hà Nội sinh sống và sáng tác thì đến một ngày tự nhiên tôi nhận được cuốn nhật ký của mình mà người gửi không tiết lộ danh tính. Đến lúc này đọc lại thì tôi nhận ra cuốn nhật ký như một vật cứu cánh, một vị “thần hộ mệnh” cho công việc sáng tác văn chương của tôi. Dựa vào cuốn nhật ký ấy mà tôi sáng tác một loạt truyện ngắn như “Thung lũng sỏi”, “Đêm xuân may mắn”, “Sói con”, “Chuyện này sẽ kể”, “Bên hàng rào kẽm gai”, “Cây hoa lạ ở góc vườn”, “Tình yêu vỗ cánh”…đã đăng trên các báo và tạp chí.

Nhưng trong cuốn nhật ký ấy, tôi vẫn dành lại cái phần quan trọng nhất với hy vọng để sáng tác một cuốn tiểu thuyết. Đúng vào dịp đó, tôi được đọc cuốn nhật ký của trung úy cựu chiến binh Phạm Hữu Thậm. Tôi nhận ra những gì anh Thậm ghi trong đó khiến tôi rất đồng cảm, thế là tôi xin phép anh Thậm cho tôi được sử dụng một số tư liệu trong nhật ký của anh cộng với những tư liệu trong nhật ký của tôi để thai nghén và sáng tạo nên tiểu thuyết “Khắc tinh với thần chết”.

Bởi vậy, nhân vật trong tiểu thuyết tuy cũng có hư cấu nhưng dựa vào nguyên mẫu các nhân vật thật trong hai cuốn nhật ký ấy. Đấy là những lý do: hai cuốn nhật ký ghi từ thời chiến tranh mà mãi đến năm 2023 tôi mới viết tiểu thuyết “Khắc tinh với thần chết”.

Nhà văn Lê Hoài Nam: Đề tài chiến tranh vẫn ám ảnh tôi

Nhà văn Lê Hoài Nam cho biết, đề tài chiến tranh vẫn ám ảnh ông.

Phóng viên: Tác phẩm mang tên “Khắc tinh với thần chết” gợi ra sự đối đầu sinh tử. Ông muốn gửi gắm điều gì thông qua hình tượng người lính trong cuốn sách? Nhiều độc giả nói cuốn sách không chỉ là hồi ức chiến tranh mà còn là một bản anh hùng ca đầy nhân văn. Ông nghĩ sao về nhận xét này?

Nhà văn Lê Hoài Nam: Đúng là cái nơi diễn ra trận mạc trong cuốn tiểu thuyết là một trong những vùng chiến địa khốc liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Đất đai khô cằn, cây cối xác xơ, nghèo nhất nước. Dân thì đã bị dồn vào ấp chiến lược. Chỉ còn trần trụi những người lính chiến của cả hai phía Ta – Địch. Quân địch thì có cả Mỹ - Ngụy và quân của một số quốc gia đồng minh, đông gấp nhiều lần quân ta; trang thiết bị, vũ khí tân tiến hơn bên ta rất nhiểu, thế mà quân ta phải “bám thắt lưng địch mà đánh” đối đầu với chúng hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm... Trận nào cũng có đổ máu, hy sinh, thương tích, nhưng không thể lùi bước.

Thông qua các nhân vật chính, mà điển hình là Phạm Hữu Thẩm, chiến đấu hết trận này lại trận khác, đến khi bị thương lần thứ nhất, sức khỏe suy giảm, cấp trên cho ra Bắc nhưng bước đi được một đoạn đường chỉ vì thương đống đội mà Thẩm quyết định quay lại đơn vị để tiếp tục chiến đầu cùng đồng đội. Thẩm vừa được phong chức Chính trị viên đại đội thì anh bị thương lần thứ hai, khiến đôi chân bước cà nhắc, thủ trưởng gợi ý cho lên trung đoàn bộ giữ chân trợ lý chính sách, Thậm lại xin xuống tổ chiến đấu phối thuộc cùng với bộ đội địa phương và du kích.

Tôi không có ý “hư cấu” nên những nhân vật “phi thường” để mang tính tuyền truyền mà hiện thực ở đây nó là như thế. Không chỉ Phạm HữuThẩm mà Vũ Triền Sông, Hoàng Như Quang, Nguyễn Viết Mậu, Thắng, Cò, Kim Huệ, Kơ Niêl, Hai Huê... và rất nhiều nhân vật khác nữa đều được tôi mô tả những hành động anh hùng của họ rất chân thực, sống động, rất “con người” khiến bạn đọc có cảm giác “không thể bịa” được.

Người Việt Nam nhiều đời từng đối mặt với quân xâm lược đã hun đúc nên một “chất người” như thế. Bạn đọc gọi cuốn sách là “một bản anh hùng ca đầy nhân văn” hẳn là vì thế. Bao nhiêu lần giặc giã can qua chúng ta vẫn giữ được nước là như thế.

Phóng viên: Trong thời đại hòa bình hôm nay, ông kỳ vọng thế hệ trẻ sẽ tiếp nhận tác phẩm này như thế nào?

Nhà văn Lê Hoài Nam: Cuốn “Khắc tinh với thần chết” được Nhà xuất bản Văn học ấn hành, số tiền nhuận bút hơn chục triệu tôi đề nghị trả tôi bằng sách. Tôi còn bỏ tiền mua thên nữa. Tôi dùng một số cuốn tặng bạn bè, còn lại tôi bán trên facebook. Hầu hết người mua là những cựu chiến binh có kiến thức văn học, một số nhà văn có thiện chí với cách viết của tôi, còn lại là các bạn trẻ.

Đặc biệt có một em sinh viên năm thứ tư của Học viện Báo chí quốc gia tên là Trương Thị Quỳnh Anh viết bài phê bình cả hai cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh gần đây của tôi. Cuốn “Thanh xuân như cỏ” (Giải thưởng trong cuộc vận động sáng tác và quảng bá tác phẩm VHNT hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, 30/4/1975 - 30/4/2025 do Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh phát động và trao giải cách đây hơn 3 tháng) và cuốn “Khắc tình với thần chết” mà chúng ta đang nói đến. Cả hai bài viết khi đăng lên báo, có một số nhà văn đọc đều khen là Trương Thị Quỳnh Anh viết chững chạc, không kém gì một nhà phê bình chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, cũng có một thực tế rằng, giới trẻ ngày nay có quá nhiều thứ thu hút họ. Chỉ một số ít quan tâm đến văn học, ở nông thôn thì càng ít hơn, đã thế họ lại rất khó tìm được những tác phẩm cần đọc, bởi công tác truyền thông của chúng ta chưa thật sự khách quan. Văn học chiến tranh hiện chỉ còn là một phần nhỏ bé giữa vô vàn những sản phẩm sách khác. Tôi không dám tự coi tiểu thuyết “Khắc tinh với thần chết” như một “hồi chuông đánh thức” như chị nói; khi viết tôi chỉ tự ý thức rằng, tôi sẽ không viết về chiến tranh như nhiều người đã viết. Tôi viết bằng phong cách riêng của chính tôi.

Phóng viên: Sau “Khắc tinh với thần chết”, ông có dự định tiếp tục khai thác mảng đề tài nào trong sáng tác?

Nhà văn Lê Hoài Nam: Tôi vẫn khao khát sáng tác, đề tài nào cũng muốn viết, nhưng đề tài chiến tranh vẫn ám ảnh tôi nhất, nhưng tôi cũng chưa biết phải bắt đầu như thế nào khi mà lứa tuổi của tôi đang dần bị bỏ lại sau lưng.

Cám ơn nhà văn Lê Hoài Nam!

Tin bài khác
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đón hơn 1,1 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đón hơn 1,1 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, ngành du lịch Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đón hơn 1,1 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng.
Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia

Không chỉ là biểu tượng thu hút du khách cho mỗi điểm đến, các nhà hát opera còn góp phần bảo tồn di sản và trở thành linh hồn của nhiều quốc gia. Nơi nào có công trình nhà hát biểu tượng, nơi ấy văn hóa sẽ được tôn vinh.
Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên hân hoan đón mừng Phật đản Vesak 2025

Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên hân hoan đón mừng Phật đản Vesak 2025

Chư Ni Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên cùng hàng trăm Phật tử doanh nhân và khách hành hương đón mừng Phật đản với chuỗi hoạt động tâm linh - văn hóa đặc sắc kéo dài từ ngày mùng 6 đến Rằm tháng 4 âm lịch.
Những khách sạn nào ở Việt Nam "lọt" Top 500 khách sạn tốt nhất thế giới 2025 ?

Những khách sạn nào ở Việt Nam "lọt" Top 500 khách sạn tốt nhất thế giới 2025 ?

Tạp chí Travel + Leisure (Mỹ) vừa công bố danh sách 500 khách sạn tốt nhất thế giới năm 2025, trong đó có 2 khu nghỉ dưỡng ở Khánh Hòa là Alma và Six Senses Ninh Vân Bay.
Khách du lịch đến Quảng Nam - Đà Nẵng tăng cao dịp lễ 30/4 và 1/5

Khách du lịch đến Quảng Nam - Đà Nẵng tăng cao dịp lễ 30/4 và 1/5

Trong ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, khách du lịch đến Quảng Nam, Đà Nẵng thu hút hàng trăm ngàn du khách trong và ngoài nước đến du lịch, nghỉ dưỡng.
Carnaval Hạ Long: “Kết nối di sản - Tiên phong tỏa sáng”

Carnaval Hạ Long: “Kết nối di sản - Tiên phong tỏa sáng”

Tối 1/5, tại Quảng trường Sun Carnival, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Chương trình Carnaval Hạ Long chính thức khai mạc với chủ đề “Kết nối di sản - Tiên phong tỏa sáng.”
Du lịch miền Bắc bùng nổ ngay ngày đầu lễ: Dòng người đổ về Sầm Sơn, Hà Nam, Hạ Long, Cát Bà

Du lịch miền Bắc bùng nổ ngay ngày đầu lễ: Dòng người đổ về Sầm Sơn, Hà Nam, Hạ Long, Cát Bà

Ngay ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, du lịch miền Bắc ghi nhận lượng du khách lớn đổ về Hạ Long, Cát Bà, Sầm Sơn, Hà Nam với sắc cờ đỏ phủ kín điểm đến và loạt trải nghiệm mùa hè mới mẻ được đưa vào vận hành.
Trà nghệ gia Đỗ Công và ý tưởng kinh doanh từ chiều sâu văn hoá

Trà nghệ gia Đỗ Công và ý tưởng kinh doanh từ chiều sâu văn hoá

Khao khát lưu giữ, giới thiệu văn hoá uống trà của người Việt đến với bạn bè thế giới, nghệ gia trà Đỗ Công đã xây dựng Thư Trà Quán trở thành nơi giao lưu cho những người có niềm đam mê với trà.
Hải Phòng: Khai mạc Liên hoan du lịch 2025 “Đồ Sơn - Điểm đến 4 mùa”

Hải Phòng: Khai mạc Liên hoan du lịch 2025 “Đồ Sơn - Điểm đến 4 mùa”

Tối 30/4, tại Quảng trường biển Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng, quận Đồ Sơn long trọng tổ chức khai mạc chương trình Liên hoan du lịch năm 2025 với chủ đề "Đồ Sơn - Điểm đến 4 mùa".
Bừng sáng cầu Ba Son trước đại lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền nam

Bừng sáng cầu Ba Son trước đại lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền nam

Dịp đại lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam 30-4, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cầu Ba Son khoác lên mình chiếc áo lung linh tỏa sáng đầy cuốn hút giữa màn đêm nhờ hệ thống chiếu sáng mỹ thuật hiện đại.
Đà Nẵng khai trương mùa du lịch biển năm 2025

Đà Nẵng khai trương mùa du lịch biển năm 2025

Sáng 29-4, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng tổ chức khai mạc Chương trình “Khai trương mùa du lịch biển 2025” với chủ đề “Vũ điệu sóng xanh”.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng triệu người dân đang sống trong cảm xúc dâng trào

TP. Hồ Chí Minh: Hàng triệu người dân đang sống trong cảm xúc dâng trào

Trong những ngày tháng 4, hàng triệu người dân đang sống trong cảm xúc dâng trào. Trên khắp các tuyến phố hay con hẻm nhỏ đều rực rỡ màu Cờ hoa tung bay phấp phới. TP. Hồ Chí Minh, một lần nữa dậy sóng trong những khúc ca khải hoàn, làm lay động hàng triệu trái tim..
Vì sao Việt Nam đang vượt Thái Lan trở thành điểm đến được khách Ấn Độ yêu thích?

Vì sao Việt Nam đang vượt Thái Lan trở thành điểm đến được khách Ấn Độ yêu thích?

Cảnh quan thiên nhiên trác tuyệt, hạ tầng du lịch ngày càng đẳng cấp, ẩm thực mang tính thương hiệu toàn cầu và nhiều đường bay thẳng là lý do Việt Nam đang dần vượt qua Thái Lan, trở thành điểm đến tại Đông Nam Á ngày càng hút khách du lịch từ tiểu lục địa.
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: “Giữ lửa trong nghịch cảnh” qua bộ phim Địa Đạo

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: “Giữ lửa trong nghịch cảnh” qua bộ phim Địa Đạo

Hòa chung với không khí tưng bừng, phấn khởi của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, bộ phim Địa Đạo của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên gợi nhớ về ký ức một thời của cha ông và gợi nhắc đến những người sống trong hòa bình một thông điệp phải luôn biết “giữ lửa trong nghịch cảnh”.
“Bắt trọn” những trải nghiệm không thể bỏ lỡ ở Phú Quốc dịp 30/4

“Bắt trọn” những trải nghiệm không thể bỏ lỡ ở Phú Quốc dịp 30/4

Nam đảo Phú Quốc vừa có biển xanh, nắng vàng, vừa có những hoạt động giải trí đỉnh cao và không gian check-in đậm chất châu Âu, chắc chắn là lựa chọn hoàn hảo dịp lễ 30/4 - 1/5 này.