Thứ hai 12/05/2025 08:42
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Người nghi nghiễm virus corona bị cách ly: Chủ doanh nghiệp có thể đuổi việc?

12/10/2020 00:00
Hiện chưa có quy định, hướng dẫn nào về chế độ nghỉ đối với người lao động bị cách ly vì nghi nhiễm virus corona.

Ảnh minh họa

Sự bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán (do virus corona chủng mới gây ra) đang gây ra nhiều lo lắng trong dư luận xã hội. Tính đến nay, Việt Nam đã có 10 ca mắc bệnh, 78 trường hợp bị cách ly, ngoài ra còn có 270 trường hợp sức khỏe bình thường nhưng vẫn được cách ly để theo dõi.

Số lượng người nhiễm và nghi nhiễm virus corona chủng mới không ngoại trừ nguy cơ sẽ tiếp tục gia tăng, bởi dịch bệnh vẫn đang trong thời kỳ cao điểm. Điều này, một cách trực tiếp, sẽ làm tăng số người bị cách ly để theo dõi.

Tuy nhiên, điều đáng nói là hiện nay pháp luật lại chưa có quy định về chế độ nghỉ đối với người bị cách ly vì nghi nhiễm bệnh. Điều này khiến cho giới doanh nghiệp, người sử dụng lao động và cả người lao động rơi vào tình cảnh không biết nên giải quyết như thế nào.

Để hiểu thêm về vấn đề này, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO:

Thưa ông, với trường hợp người lao động bị cách ly vì nghi nhiễm bệnh, chủ doanh nghiệp phải ứng xử như thế nào?

Luật sư Trương Thanh Đức: Bộ luật Lao động có nhiều nội dung, quy định về chế độ đối với người lao động khi có dịch bệnh hoặc trường hợp bất khả kháng. Các quy định nhìn chung cụ thể, rõ ràng nhưng vẫn còn lỗ hổng, ví dụ như việc nghỉ làm.

Trước đây, trường hợp dịch bệnh cũng đã có rồi nhưng lẻ tẻ, số lượng ít nên người ta ít để ý. Nhưng giờ dịch bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới gây ra đang diễn biến rất khó lường, con số người lao động bị ảnh hưởng có thể lên tới hàng nghìn, thậm chí hàng vạn, thì vấn đề này trở nên cấp thiết.

Đúng là với quy định hiện tại, cả hai bên đều lúng túng, không biết nên làm thế nào. Đối với người lao động bị cách ly, họ không biết mình nghỉ việc vì lý do gì, việc chung không phải, việc riêng cũng không phải, ốm đau bệnh tật không phải, nghĩa là hoàn toàn không có quy định, hướng dẫn cụ thể nào.

Về phía chủ doanh nghiệp, theo lý mà nói, họ có quyền sa thải người lao động vì nghỉ làm không có lý do. Tất nhiên, nếu chủ doanh nghiệp hành xử nhân đạo thì họ không đánh giá kỷ luật, không trừ lương hay sa thải người lao động. Nhưng đây là vấn đề thỏa thuận giữa hai bên.

Tôi nghĩ chủ doanh nghiệp, trong trường hợp dịch bệnh như hiện nay, cũng nên coi đây tương tự như người lao động bị ốm đau, không có lỗi. Chủ doanh nghiệp có thể trả lương một phần nào đấy theo thỏa thuận hai bên.

Bộ luật Lao động mới sửa đổi, vẫn còn chưa có hiệu lực thi hành mà thực tế đã cho thấy luật có lỗ hổng. Vậy phải “vá” lỗ hổng này như thế nào?

Luật sư Trương Thanh Đức: Rõ ràng là ta không thể sửa đổi Bộ luật Lao động (sửa đổi) vào lúc này. Tôi nghĩ chỉ còn cách đề xuất Thủ tướng hoặc cơ quan có thẩm quyền ra văn bản hướng dẫn cụ thể về trường hợp dịch bệnh như hiện nay.

Tất nhiên tinh thần chung là cả nước đồng lòng chống dịch, nhưng với giới chủ doanh nghiệp, phải có căn cứ, cơ sở pháp lý thì họ mới xử lý các vấn đề liên quan đến chế độ đối với người lao động được.

Ông có gợi ý nào không?

Luật sư Trương Thanh Đức: Tôi nghĩ có hai trường hợp: cách ly bắt buộc và cách ly tự nguyện. Đối với trường hợp cách ly bắt buộc, Chính phủ phải tuyên bố trường hợp này ai phải chịu chi phí ăn ở cho người lao động, giờ giấc làm việc (nếu có), tiền lương, kể cả bảo hiểm.

Đối với trường hợp cách ly tự nguyện, cần phải thấy đây là việc rất có lợi và cần thiết cho xã hội, vì vậy chủ doanh nghiệp nên chấp nhận rằng người lao động nghỉ có lí do (chủ động cách ly – PV) chứ không thể xem họ nghỉ việc vô tổ chức.

Bởi nếu chủ doanh nghiệp quy cho người lao động cách ly tự nguyện là nghỉ không lý do, rất có thể người lao động vì sợ mất việc sẽ cố đi làm, làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho mình và cho người khác.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Tin bài khác
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực làm mới quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều biến động.
"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về tầm vóc và ý nghĩa của Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được ban hành.
Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, vừa qua, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà sáng lập và chuyên gia chiến lược Việt Nam và Singapore đã tham gia diễn đàn cấp cao tại TP.HCM. Với chủ đề“Vươn mình vượt biên giới: Lãnh đạo trong kỷ nguyên hội nhập khu vực”.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.