Thứ hai 12/05/2025 08:35
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Ngành du lịch chủ động thay đổi chiến lược để thoát cơn khủng hoảng

12/10/2020 00:00
“Cơn bão” mang tên dịch cúm virus Corona đã, đang và được dự báo sẽ còn tàn phá ngành du lịch. Nhiều doanh nghiệp lữ hành Việt Nam, đặc biệt là các công ty tập trung khai thác thị trường khách Trung Quốc và các dịch vụ ăn theo đều bị sụt giảm.

Sự chủ động của doanh nghiệp lữ hành

Trao đổi cùng PV Tạp chí DN&HN, đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam xác nhận: Đến cuối tháng 02/2020, lượng khách du lịch nước ngoài, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc đến Việt Nam giảm mạnh. Nhiều địa phương, lượng khách sụt giảm 20-30%, có nơi giảm tới 60-70%. “Làn sóng” hủy tour của cả khách nội địa lẫn khách nước ngoài khiến tại nhiều doanh nghiệp lữ hành, hoạt động bị ngưng trệ. Nhiều công ty thậm chí diễn ra cảnh nhân viên “ngồi chơi, xơi nước”.

Ông Phùng Quang Thắng (PCT Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, GĐ Công ty Hà Nội tourist) bày tỏ: “Du lịch vốn là một ngành rất nhạy cảm với tình trạng thiên tai, tự nhiên, chiến tranh, dịch bệnh... trên thế giới. Dịch cúm lần này không chỉ gây thiệt hại to lớn cho nhiều nền kinh tế, làm suy giảm tốc độ tăng trưởng mà còn trực tiếp làm suy giảm ngành du lịch. Tình trạng khách hủy tour đã đặt, hủy đặt chỗ, hủy dịch vụ, không lên kế hoạch đi du lịch... là phổ biến hiện nay. Ước tính thiệt hại đối với ngành Du lịch là hàng chục ngàn tỷ đồng. Đặc biệt, mối nguy hiểm do dịch nCoV gây ra đã buộc nhiều quốc gia hành động quyết liệt, nhiều đường bay của các hãng hàng không không thể tiếp tục duy trì, do vậy nhiều khách du lịch hiện còn đang mắc kẹt tại một số điểm đến, ví dụ như Khánh Hoà, Đà Nẵng... Các doanh nghiệp du lịch hiện đang phải gồng mình, vừa phòng chống dịch, vừa phục vụ, giải quyết các tình huống phát sinh. Dịch bệnh theo dự báo có thể sẽ kéo dài và khó có thể khắc phục trong vòng vài tháng. Do vậy, có thể xem đây là một cuộc “khủng hoảng” tác động tiêu cực tới nhiều doanh nghiệp du lịch và người lao “Cơn bão” mang tên dịch cúm virus Corona đã, đang và được dự báo sẽ còn tàn phá ngành du lịch. Nhiều doanh nghiệp lữ hành Việt Nam, đặc biệt là các công ty tập trung khai thác thị trường khách Trung Quốc và các dịch vụ ăn theo, đều bị sụt giảm doanh số. Trong cơn khủng hoảng, lối thoát được ngành Du lịch nói chung và nhiều doanh nghiệp lữ hành nói riêng lựa chọn là gì? động trong lĩnh vực du lịch”.

Tuy nhiên, điều ngạc nhiên và cũng rất đáng mừng, đó là các doanh nghiệp lữ hành cũng không bị động, ngồi một chỗ chờ đợi hết dịch. Trong cơn khủng hoảng, nhiều công ty bị ảnh hưởng hoạt động nặng nề đều đang nỗ lực thực nghiệm, xoay chuyển thị trường cũng như đa dạng dịch vụ khai thác để tăng nguồn thu. Những gì diễn ra tại Công ty TNHH Du lịch, Dịch vụ và Thương Mại Tầm nhìn Đông Dương (Indochina Insight Travel) là một ví dụ.

Indochina là một công ty chuyên khai thác khách du lịch Trung Quốc. Đầu mùa dịch, hoạt động công ty lâm vào tình trạng “đóng băng”, do hàng loạt tour bị hủy. Ông Trần Quốc Dũng (Đại diện công ty) cho biết: “Có thời điểm, nhân viên toàn công ty chỉ làm duy nhất một việc là hoàn, hủy dịch vụ cho khách. Thiệt hại tài chính của công ty rất nặng nề. Chúng tôi cũng xác định, khó khăn này là bất khả kháng. Việc nối lại các tour đến và đi cho thị trường Trung Quốc sẽ được tiến hành ngay khi hết dịch. Nhưng ngay trong thời điểm này, công ty cũng coi đây là cơ hội để lập kế hoạch triển khai các tour mới phục vụ khách, đa dạng hóa sản phẩm. Đến thời điểm cuối tháng 02, lượng khách mua các tour mới của công ty, đặc biệt là du lịch nội địa đã tăng lên. Hoạt động công ty đã dần dần bình ổn”.

Trong khi đó, chia sẻ về giải pháp đối phó khó khăn trong đợt dịch, bà Lê Thị Thu Hằng (TGĐ New Tour) cho biết: “Chúng tôi phải xử lý thiệt hại do việc khách sụt giảm, hủy phòng, hủy tour, hủy vé... Trong thời gian này, công ty tập trung đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ và kỹ năng cho cán bộ nhân viên. Song song, chúng tôi cũng hướng đến các thị trường mới như châu Âu, Mỹ, Tây Á...”.

Cùng với đó, bà Hằng cũng bày tỏ hy vọng được Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp lữ hành bị thiệt hại vay vốn, giãn nợ để có thêm thời gian khắc phục hậu quả. “Chúng tôi mong Cục Hàng không xem xét hoàn thiện đặt vé cho các công ty lữ hành để giảm thiểu thiệt hại tài chính. Nhà nước cũng nên xem xét các biện pháp miễn, giảm phí Visa để giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh, thu hút khách quốc tế quay trở lại”, bà Hằng chia sẻ.

Kích cầu, giải cứu du lịch

Trong khi các doanh nghiệp chủ động với phương án “tự giải cứu” của riêng mình, các cơ quan quản lý hoạt động du lịch cũng khẳng định: Đã có những giải pháp tức thời và lâu dài để ngành du lịch phát triển bền vững. Ông Vũ Thế Bình – PCT Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết: “Kinh nghiệm từ giai đoạn đối phó dịch SARS cho thấy, du lịch là ngành đầu tiên bị tác động ảnh hưởng nặng nhất. Điều này cũng cảnh báo các cơ quan quản lý du lịch không thể phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường”.

Đưa ra các giải pháp trước mắt, ông Bình đánh giá cao việc các doanh nghiệp chủ động xây dựng nhiều gói kích cầu du lịch nội địa. Ông cũng gợi ý: “Các cơ sở dịch vụ nên tập trung thời gian đào tạo nguồn lao động và nâng cấp cơ sở vật chất để phục vụ du khách tốt hơn khi dịch bệnh đi qua”. Về phía Hiệp hội Du lịch Việt Nam, ông Bình cho biết đã kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch để đẩy mạnh thu hút khách vào Việt Nam. Phát huy các mối quan hệ của Hiệp hội Du lịch Việt Nam với các nước là thị trường truyền thống của du lịch Việt Nam để hỗ trợ, thúc đẩy việc trao đổi khách. Hiệp hội phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch tổ chức các hội thảo chuyên đề, các khóa đào tạo và bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp và Hiệp hội các địa phương về công nghệ 4.0 trong du lịch, xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam và kinh nghiệm xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng.

Về phía cơ quan quản lý, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng cho rằng, các doanh nghiệp du lịch cần phải bình tĩnh, không hoang mang, đẩy mạnh thực hiện ứng xử văn minh với du khách trong khi song hành các biện pháp khác để ứng phó với dịch bệnh nCoV. Đề nghị các cơ quan quản lý du lịch địa phương hợp tác, kết nối các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn để cùng chia sẻ khó khăn, tìm giải pháp ổn định thị trường, phục hồi lại sự tăng trưởng nhanh nhất có thể. Tiếp tục đẩy mạnh khai thác các thị trường trọng điểm gần như Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước trong khu vực ASEAN; tăng cường thu hút khách từ thị trường Bắc Mỹ, châu Âu... nhưng không quên kích cầu du lịch trong nước.

Song song với đó, Tổng cục Du lịch sẽ thực hiện các chiến lược quảng bá du lịch Việt trên mạng xã hội, các kênh truyền thông quốc tế như CNN; đẩy mạnh tuyên truyền về môi trường du lịch, môi trường an ninh y tế tới du khách trong và ngoài nước…

Ông Trần Đình Sơn (PCT Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa): Du lịch Thanh Hóa thực hiện nhiều giải pháp kích cầu đồng bộ

Thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp hội viên đã động viên các Doanh nghiệp du lịch nghiêm túc, tích cực thực hiện các chỉ đạo của cấp trên để góp phần phòng chống dịch bệnh, đồng thời sẵn sàng đưa du lịch Thanh Hóa phát triển trở lại ngay sau khi hết dịch. Nhiều khách sạn tại Thanh Hóa đã tổ chức phát khẩu trang và đo thân nhiệt cho khách trước khi nhận phòng. Chủ động tiến hành vệ sinh, khử trùng tại các cơ sở lưu trú du lịch, phương tiện vận chuyển khách du lịch, các điểm, khu du lịch, nhà hàng phục vụ khách du lịch và cơ sở vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh theo khuyến cáo và yêu cầu của cơ quan chức năng. Hiện một số doanh nghiệp du lịch đã thực hiện chương trình kích cầu giảm giá, tặng quà cho khách để thu hút khách du lịch. Đồng thời, Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa và các doanh nghiệp Hội viên cũng chủ động, nắm bắt sự chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, để có giải pháp kịp thời trong việc xử lý thông tin và đưa ra những định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp, sao cho phù hợp tình hình thực tế.

Thu Giang – Minh Hiền

Tin bài khác
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực làm mới quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều biến động.
"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về tầm vóc và ý nghĩa của Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được ban hành.
Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, vừa qua, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà sáng lập và chuyên gia chiến lược Việt Nam và Singapore đã tham gia diễn đàn cấp cao tại TP.HCM. Với chủ đề“Vươn mình vượt biên giới: Lãnh đạo trong kỷ nguyên hội nhập khu vực”.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.