Ngành Hải quan tăng cường chống buôn lậu các mặt hàng trọng điểm dịp Tết Nhâm Dần
- 10
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19:25 26/11/2021
DNHN - Tổng cục Hải quan vừa ban hành Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới dịpTết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Tăng cường kiểm soát, nắm địa bàn
Theo Kế hoạch, lãnh đạo Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Tài chính về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan tăng cường công tác chỉ đạo, quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm đến các đơn vị nghiệp vụ trong đơn vị; chủ động tổ chức lực lượng, tập trung nguồn lực, phương tiện nghiệp vụ, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để thực hiện nhiệm vụ được giao, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Đáng chú ý, lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình, tuần tra, kiểm soát, xác định địa bàn, tuyến trọng điểm; mặt hàng trọng điểm, rủi ro cao...
Đồng thời tập trung kiểm soát chặt chẽ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng Tết Nguyên đán tại các cửa khẩu quốc tế đường biển, đường bộ và đường hàng không; xây dựng phương án đấu tranh với các đối tượng lợi dụng việc nhập khẩu hàng hóa có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và công tác đấu tranh phòng, chống ma túy.
Trong đó, tập trung vào các nhóm mặt hàng: hàng cấm, hàng hoá ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội (vũ khí, ma túy, xăng dầu, vật liệu nổ, pháo các loại, động vật hoang dã...); hàng giả nhãn hiệu, gian lận xuất xứ Việt Nam, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...; hàng nhập khẩu phục vụ nhu cầu tiêu dùng Tết (thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, mỹ phẩm, dược phẩm, dược liệu, điện thoại di động, hàng may mặc...).
Ngoài ra, các đơn vị cần tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình, tuần tra, kiểm soát để chủ động phát hiện, bắt giữ và xử lý kịp thời những vụ việc lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để buôn lậu các mặt hàng tân dược, thiết bị y tế, sinh phẩm y tế và các loại test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.
Chú trọng tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đấu tranh với các hành vi lợi dụng chính sách, thủ tục đối với việc từ chối nhận hàng và tái xuất để buôn lậu...; tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, tiền chất.
Chú trọng tuyên truyền và nâng cao hiệu quả phối hợp
Trong Kế hoạch, Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; vận động quần chúng nhân dân không tham gia, không tiếp tay, không bao che cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Đồng thời chủ động phối hợp chia sẻ thông tin với các lực lượng chức năng: Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng, Công an, Cảnh sát biển… trong công tác đấu tranh phát hiện, bắt giữ đối tượng và hàng hoá vi phạm góp phần bình ổn thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Đặc biệt, các đơn vị cần tăng cường thu thập thông tin, nắm tình hình, tuần tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ, áp dụng quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ tại các địa bàn trọng điểm.
Cụ thể, tuyến biên giới đường bộ tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, nhất là tại các địa bàn trọng điểm: Điện Biên, Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Gia Lai, Kon Tum, An Giang, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Tháp.
Tuyến đường biển, cảng sông quốc tế như khu vực cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng biển Đông Bắc. Tổng cục Hải quan nhận định, đây là tuyến đường có lưu lượng hàng hóa rất lớn, nên cũng là tuyến đường dễ bị các đối tượng lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa về Việt Nam.
Đối với tuyến hàng không, bưu điện quốc tế, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua đường hàng không, bưu điện quốc tế có diễn biến phức tạp, đối tượng thực hiện phương thức thủ đoạn tinh vi, thường xuyên thay đổi. Đặc biệt nổi lên thủ đoạn cất giấu ma tuý tổng hợp, cần sa, thảo dược có chứa chất gây nghiện trong hộp bánh kẹo, quần áo ký gửi qua tuyến hàng không, bưu điện quốc tế. Địa bàn trọng điểm là sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; Bưu điện Hà Nội, TPHCM; điểm chuyển phát nhanh...
PV
Bài liên quan
#pháp luật

Chính sách của Chính phủ trong hỗ trợ doanh nghiệp được thiết kế đi theo hai “dòng chảy” rất mạnh mẽ
Đó là chia sẻ của TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại hội thảo công bố báo cáo: “Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2020”.

Chồng chéo, xung đột pháp luật: Bài toán khó cần được xử lý
Tình trạng chồng chéo, xung đột giữa các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật đang gây nhiều khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và cả các cơ quan nhà nước trong quá trình áp dụng pháp luật.

"Không thể bắt cuộc sống phải ngồi chờ pháp luật"
Nhiều chuyên gia khẳng định tình trạng chậm trễ ban hành nghị định, tạo khoảng trống luật pháp quá lâu, gây “bối rối” cho các cơ quan thừa hành… là tình trạng phổ biến hiện nay và cần chấn chỉnh sớm.

Tái cơ cấu nền kinh tế- góc nhìn pháp luật và những việc cần làm
Cần có luật về kiểm tra doanh nghiệp và luật về hộ kinh doanh là hai trong số nhiều đề xuất mới đây của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) nhằm đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả của lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Việt Nam sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển 'Kinh tế tuần hoàn'
Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại bản thân của một doanh nghiệp. Kinh tế tuần hoàn góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo thiết kế, KTTH dựa trên ba nguyên tắc: Loại bỏ rác thải và ô nhiễm; Duy trì sử dụng sản phẩm và nguyên vật liệu; Tái tạo các hệ thống tự nhiên.

Không còn cần sổ hộ khẩu khi làm phiếu lý lịch tư pháp
Bắt đầu từ ngày 01/-7/2021 người dân chỉ cần nộp bản chụp CMND hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu khi làm Phiếu lý lịch tư pháp; xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng thực.
Đọc thêm Pháp luật doanh nghiệp
Hòa Bình: Phát hiện, bắt giữ, xử lý 283 vụ vi phạm sản xuất - kinh doanh
Thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, 6 tháng đầu năm nay, các lực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 283 vụ vi phạm; tổng số tiền xử phạt và truy thu thuế là 18.458 triệu đồng; trị giá hàng hóa tịch thu 358 triệu đồng.
Tạm dừng hoạt động 4 đại lý hải quan tại Bắc Ninh
Việc thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan do hết thời hạn sử dụng mà đại lý không thực hiện thủ tục gia hạn. Cùng với đó việc Tổng cục Hải quan tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan do không đảm bảo điều kiện về nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định.
Bộ Công an: Bác bỏ thông tin ông Nguyễn Thanh Long và ông Nguyễn Quang Tuấn đã tử vong trong trại giam!
"Thông tin ông Nguyễn Thanh Long và ông Tuấn tự tử là hoàn toàn không chính xác. Hai bị can đang được giam giữ, chế độ giam giữ đúng quy định. Tâm lý của hai bị can là hoàn toàn bình thường".
Kiên Giang: Đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự vụ Công ty TNHH MTV C.H.G mua bán phân bón giả
Trước đó, ngày 17/5, Đội QLTT số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Kiên Giang kiểm tra đột xuất Công ty CHG có trụ sở tại xã Bình Giang (huyện Hòn Đất). Tại thời điểm kiểm tra, Công ty chưa xuất trình được Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Thanh tra phát hiện 33 gói thầu có dấu hiệu vi phạm tại CDC Đà Nẵng
Ngày 29/6, Thanh tra TP. Đà Nẵng có thông báo kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng chống dịch COVID-19 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng).
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Điện Tây Bắc bị nộp phạt và truy thu hơn 387 triệu đồng
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Điện Tây Bắc đã khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hơn 255 triệu đồng, gồm thuế GTGT và thuế TNCN của năm 2020 và 2021.
Cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội lừa đảo chiếm đoạt hơn 27,9 tỷ đồng
Sáng 27/6, TAND TP. Hà Nội đã xử phạt bị cáo Nguyễn Phương Mai (SN1960, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội mức án chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"...
Huyện Đan Phượng- Hà Nội: Dấu hiệu sai phạm khi cấp Giấy CNQSD đất cho hộ ông Nguyễn Trọng Sâm
Không chỉ cấp Giấy CNQSD đất khi thửa đất đang có tranh chấp, UBND xã Liên Trung và các phòng ban chức năng của huyện Đan Phượng đã “bỏ sót”, không thu tiền sử dụng đất đối với 120m2 nằm trong thửa đất số 858 của hộ ông Nguyễn Trọng Sâm.
Bài 4: Dự án Roxana Plaza, Chủ đầu tư ngừng thi công nhưng không ngừng phát ngôn gây sốc
Liên quan đến việc Dự án Roxana Plaza ngừng thi công, khách hàng mua căn hộ và dư luận đang hoang mang về lý do ngừng thi công và bất ngờ trước những “phát ngôn” của Chủ đầu tư.
Cưỡng chế thuế Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình số tiền 850 tỷ đồng
Trong kỳ công khai nợ thuế mới đây của Cục Thuế Hà Nội, Khu Liên hợp thể thao quốc gia nợ thuế lên tới gần 860 tỉ đồng, trong đó nợ thuế là 26,6 tỉ đồng, số nợ liên quan đến đất là 832,6 tỉ đồng.