
Ngành dệt may kỳ vọng kịch bản xuất khẩu thuận lợi năm 2023
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho biết, năm 2023 ngành dệt may phải hướng đến xây dựng cung ứng trọn gói, nâng cấp vị thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng, tăng cường sản xuất xanh và kinh tế tuần hoàn.
Năm 2023 dự báo nhóm đồ trang phục sẽ tiếp tục tăng mặc dù tốc độ tăng có thể chậm lại trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Gần 1/3 các CEO hãng thời trang lớn của Mỹ đánh giá trang phục lịch sự (formalwear, occasion wear, business attire) cho những dịp đặc biệt dự kiến sẽ là phần hứa hẹn nhất trong giỏ hàng của họ, nằm trong TOP 3 hạng mục tăng trưởng hàng đầu vào năm 2023. Tất nhiên cũng cần lưu ý rằng formalwear sau đại dịch COVID đã thay đổi, không còn là những bộ trang phục công sở truyền thống, xu hướng lai giữa trang phục đi chơi và đi làm tạm gọi là “smartorial” đang trở nên phổ biến.
Doanh số bán lẻ áo sơ mi và áo cánh (blouse), quần và váy không denim (non-denim) được dự đoán sẽ tăng trưởng trong giai đoạn 2022 – 2026 với tốc độ nhanh hơn mức tăng trong 10 năm trước đại dịch COVID.

Năm 2023, dự báo, kinh tế thế giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tổng cầu dệt may thế giới khoảng 700 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2022. Trong bối cảnh đó, bài học từ năm 2022 đã buộc doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ hàng dệt kim sang hàng dệt thoi và đặc biệt đa dạng hóa thị trường.
Theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam, ngành dệt may phải hướng đến xây dựng cung ứng trọn gói, nâng cấp vị thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng, tăng cường sản xuất xanh và kinh tế tuần hoàn.
Ông Trường cho biết: "Với những người làm dự báo, đối với dệt may dự báo 6 tháng nhưng bài học 2022 cho thấy không thể dự báo dài. Hiện nay, chúng ta đang nhìn chắc quý 1 năm 2023 vẫn tiếp tục ở trạng thái cầu thấp, giống như các quý 4 vừa qua. Năm 2023 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các tín hiệu kinh tế thế giới trong quý 1 này. Tuy nhiên, hiện nay cầu thấp có yếu tố của tâm lý tiêu dùng rất nhiều. Vì thế, chúng tôi vẫn rất hy vọng là kinh tế quay trở lại khá nhanh vì đây là cầu tâm lý".
Một yếu tố quan trọng làm nền tảng cho ngành dệt may tăng trưởng là năng lực chủ động cung ứng nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước. Hiện ngành dệt may đã chủ động từ khoảng 50% nguồn cung nguyên phụ liệu. Phần còn lại chủ yếu là nguyên phụ liệu kỹ thuật cao nên vẫn phải nhập khẩu.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ: "Các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư mạnh vào phần công thiếu hụt nên tỷ trọng thâm hụt của ngành dệt may sẽ giảm so với mục tiêu chúng ta đặt ra".
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”. Mục tiêu tổng quát nhằm phát triển ngành Dệt may và Da giày là ngành chủ lực về xuất khẩu của nền kinh tế; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm có chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước; giữ vững vị trí trong nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may, da giày hàng đầu thế giới.
PV (t/h)
- Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: Doanh nghiệp phải tự lùi một bước để tiến hai bước
- Quảng Ninh khẩn trương xây dựng tuyến vận chuyển kết nối Cần Thơ
- Khánh Hòa: Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong
- Ngành dệt may Việt Nam duy trì vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới
- Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I đạt 118,9 nghìn tỷ đồng
Cùng chuyên mục


Ngành dệt may Việt Nam duy trì vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I đạt 118,9 nghìn tỷ đồng

Tổng cục Thủy sản: Không dùng các tiêu chí như kích thước thủy sản để gây khó doanh nghiệp

Tổng cục Quản lý thị trường: Tổng kiểm tra chất lượng xăng dầu trên cả nước

Quý I: Chỉ số giá tiêu dùng trong nước ước tăng 4,2 - 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản