
Mỹ chi 9 tỷ USD cho 4 hãng công nghệ hàng đầu thế giới trong hợp đồng điện toán đám mây
Hợp đồng điện toán đám mây trị giá 9 tỷ USD được ký chung cho Microsoft, Oracle, Google và Amazon để xây dựng mạng lưới điện toán đám mây cho Lầu Năm Góc.

Trước đó, Lầu Năm Góc đã hủy hợp đồng được ký vào năm 2019 với Microsoft vào tháng 7 năm ngoái, do công ty này chậm trễ đối với chương trình, khi đó được gọi là Cơ sở hạ tầng phòng thủ doanh nghiệp chung (JEDI) trị giá 10 tỷ USD Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, hợp đồng JEDI bị hủy bỏ vì không còn đáp ứng được nhu cầu hiện tại và thay vào đó, một hợp đồng điện toán đám mây mới sẽ được soạn thảo với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp khác nhau..
Amazon vào thời điểm đó, đã đệ đơn khiếu nại pháp lý và cáo buộc rằng có "sự thù hận cá nhân" của cựu TT Donald Trump đối với Giám đốc điều hành lúc bấy giờ của Amazon là Jeff Bezos và điều này đã tạo cho Microsoft một lợi thế trong đấu thầu.
Năm 2020, thanh tra Lầu Năm Góc đã công bố một bản báo cáo khẳng định việc lựa chọn Microsoft hoàn toàn không chịu tác động từ Nhà Trắng. Tuy nhiên, trong bản báo cáo dài 313 trang công bố vào tháng 4/2020, các thanh tra cho biết trong quá trình họ đánh giá hợp đồng, các quan chức Nhà Trắng hợp tác rất hời hợt, do đó không thể đưa ra được kết luận cuối cùng đối với cáo buộc của Amazon
Mới đây, ngày 7/12 Lầu Năm Góc thông báo trao các hợp đồng điện toán đám mây trị giá 9 tỷ USD cho 4 tập đoàn công nghệ gồm Amazon, Google, Microsoft và Oracle. Đây là một hợp đồng chung do nhiều nhà cung cấp cùng thực hiện, qua đó sẽ "tạo cơ hội cho Bộ Quốc phòng có được các năng lực và dịch vụ đám mây thương mại trực tiếp từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thương mại."

Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jessica McNulty, hợp đồng chung nói trên "bao gồm 4 hợp đồng với mức trần chung 9 tỷ USD."
Theo thoả thuận đạt được, 4 công ty công nghệ nêu trên sẽ thực hiện các hợp đồng giao hàng số lượng vô hạn trong một khoảng thời gian cụ thể.
“Mục đích của hợp đồng nhằm cung cấp cho Bộ Quốc phòng dịch vụ đám mây toàn cầu trên mọi mức độ bảo mật và phân loại, từ chiến lược cho tới chiến thuật”, Bộ Quốc phòng cho biết.
Thoả thuận này là một phần trong nỗ lực đa dạng hoá nhà cung cấp công nghệ cơ sở hạ tầng điều khiển từ xa, chiến lược được đưa ra từ thời Tổng thống Trump. Xu hướng sử dụng nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây đang trở nên rõ rệt thời gian gần đây. Trong nhiều trường hợp, các tổ chức tập đoàn phân chia chuyên biệt các khối lượng công việc khác nhau trên các dịch vụ khác nhau. Việc sử dụng nhiều hơn 1 nhà cung cấp đám mây giúp các tổ chức tự tin hơn trong đối phó với các sự cố gián đoạn dịch vụ.
D.A (Tổng hợp)
- An Giang đứng đầu tại ĐBSCL về lượng khách du lịch trong Tết Quý Mão 2023
- Cán cân thương mại thặng dư gần 3,6 tỷ USD trong tháng đầu năm
- Tổng giá trị thương mại Việt Nam - Ấn Độ năm 2022 đạt 15,05 tỷ USD, tăng 13,6%
- Thêm 10,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đầu năm 2023
- Chi hơn 1 tỷ USD cung cấp miễn phí wifi trên máy bay để cạnh tranh và thu hút khách
Cùng chuyên mục


Tỷ phú Bill Gates đưa ra nhận định riêng về vai trò của Trung Quốc

ASML hạn chế xuất khẩu thiết bị bán dẫn sang Trung Quốc

Chính sách kinh tế của Đức ở ngã ba đường

Tranh chấp thương mại Trung Quốc - Phần Lan từ chính sách "Ngoại giao gấu trúc"

WhatsApp bị phạt vì vi phạm luật bảo vệ dữ liệu khi xử lý thông tin người dùng
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế
-
Mở rộng đổi mới sáng tạo: Thách thức đáng để giải quyết
-
Đâu là nút thắt cản trở sự hồi phục của du khách quốc tế đến Việt Nam ở thời điểm này?