Mùa xuân đổi mới

18:14 21/01/2023

Xuân Quý Mão đang về. Chúng ta đã đi qua một năm lắm thăng trầm và nhiều ấn tượng. Trước thềm năm mới 2023, có thể tự tin nói rằng, những thành tựu đạt được như vàng đã thử lửa, tạo đà bước vào năm mới với nhiều nhiều kế hoạch để nhắm tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển vào năm 2045.

Có người nói một cách hình tượng, năm Quý Mão, “Con mèo” phải nhanh hơn, thính nhạy hơn, sức bật tốt hơn, tiếp tục lấy đà, tiếp tục bứt phá, tìm “cơ” trong “nguy”.

Có người nói một cách hình tượng, năm Quý Mão, “Con mèo” phải nhanh hơn, thính nhạy hơn, sức bật tốt hơn, tiếp tục lấy đà, tiếp tục bứt phá, tìm “cơ” trong “nguy”.

Lại thêm một mùa xuân đổi mới. Vị thế Việt Nam qua 37 năm đổi mới đất nước ngày càng được khẳng định. Vị thế ấy bắt đầu từ sự ổn định chính trị, kinh tế mạnh, văn hóa giàu, an ninh- quốc phòng được giữ vững, đối ngoại mở rộng, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại. Sau hơn hai năm kiên cường chống đại dịch Covid-19, nền kinh tế nước ta đã có bước phục hồi và phát triển thần kỳ. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 tăng hơn 8%. Sự phát triển ổn định của nền kinh tế là một trong những yếu tố cốt lõi làm nên hình ảnh Việt Nam đổi mới, hội nhập ngày càng sâu rộng nền kinh tế toàn cầu. Động lực ấy thôi thúc chúng ta vững tin trên chặng đường mới, trước mắt là phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội năm 2023.

Có người nói một cách hình tượng, năm Quý Mão, “Con mèo” phải nhanh hơn, thính nhạy hơn, sức bật tốt hơn, tiếp tục lấy đà, tiếp tục bứt phá, tìm “cơ” trong “nguy”. Nền kinh tế toàn cầu năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng chậm lại, từ đó mà gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn. Thêm vào đó là các vấn đề địa chính trị, xung đột vũ trang, thiên tai, dịch bệnh…Là nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam khó tránh khỏi ảnh hưởng của những biến động từ bên ngoài.

Ngày 15-11-2022, một sự kiện lớn ghi dấu mốc lịch sử toàn cầu: dân số thế giới chạm mốc 8 tỷ người. Dự kiến, Ấn Độ vượt qua Trung Quốc, trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong năm 2023. Việt Nam cũng sẽ đạt ngưỡng 100 triệu dân vào đầu năm này. Mối quan hệ giữa gia tăng dân số và phát triển bền vững rất phức tạp và đa chiều. Dân số tăng nhanh khiến cho việc xóa đói giảm nghèo, ngăn chặn nạn đói và suy dinh dưỡng gặp khó khăn hơn rất nhiều. Ở chiều ngược lại, nếu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, nhất là các mục tiêu liên quan đến y tế, giáo dục và bình đẳng giới, sẽ góp phần giảm mức sinh và làm chậm tốc độ tăng dân số toàn cầu.

Với tầm nhìn xa, kiên định các chủ trương, chính sách lớn đã hoạch định, chúng ta tiếp tục phục hồi và phát triển bền vững. Cần lưu ý rằng, không phát triển bằng mọi giá. Vừa chú ý đến những giải pháp cấp bách trước mắt để duy trì các động cơ tăng trưởng, các động lực tăng trưởng, để kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ cho phục hồi và tăng trưởng, vừa bám sát mục tiêu dài hạn trong việc tái cơ cấu lại nền kinh tế, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh, vững chắc. Chủ trương, chính sách lại phải sát cuộc sống, từ cuộc sống mà đề ra các chính sách phù hợp, thường xuyên bổ sung, thay đổi, như ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội trong kỳ họp cuối năm 2022. Nếu các chính sách, nhất là chính sách vĩ mô mà xa rời thực tiễn thì dễ bị sai lệch. Nếu thực tiễn cuộc sống không được phản ánh trong chính sách thì không thể đi vào cuộc sống trôi chảy và hiệu quả được. Càng trong gian khó, càng phải thể hiện ý chí, khát vọng và bản lĩnh Việt Nam. Ngoại lực là quan trọng, nhưng nội lực là quyết định. Bước vào năm mới, công việc rất cần trong lúc này, thiết lập chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, trước mắt là hai năm 2023-2024. Các doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ, cùng các ngành hữu quan làm nòng cốt trong thực hiện chương trình phát triển kinh tế bền vững. Muốn vậy phải có chiến lược kinh doanh phù hợp; đi sâu cải cách và tạo dựng thể chế mới; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hoàn thiện môi trường kinh doanh với những mô hình mới. Tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn, bắt kịp xu thế của các quốc gia phát triển.

Bước vào năm mới, công việc rất cần trong lúc này, thiết lập chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, trước mắt là hai năm 2023-2024
Bước vào năm mới, công việc rất cần trong lúc này, thiết lập chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, trước mắt là hai năm 2023-2024.

Bước sang năm mới, quá trình phục hồi kinh tế có thể diễn ra với nhịp độ khác nhau, thể hiện qua mô hình đồ thị tăng trưởng GDP theo hình các chữ V, hay chữ U. Nhưng dù phục hồi theo mô hình nào thì cũng đòi hỏi phải đưa các doanh nghiệp vào hoạt động có hiệu quả. Trước những diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu, Việt Nam cần khai thác tối đa nội lực, huy động và thu hút làn sóng đầu tư, tận dụng mọi cơ hội tham gia sâu, rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu để tiếp tục phát triển, khẳng định vị thế và uy tín của đất nước.

Bàn về chặng đường kiến tạo đất nước trong thời kỳ mới, chúng ta có niềm tin vững chắc vào “sức mạnh cứng” được nhận diện bởi thế mạnh về tiềm lực kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, sức mạnh quốc phòng, an ninh, và “sức mạnh mềm” của văn hóa. Nhìn sang một số nước châu Á có những nét lịch sử văn hóa tương đồng với nước ta, thấy rằng họ đã phát triển rất nhanh chóng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Các quốc gia đó đặc biệt coi trọng văn hóa dân tộc nói chung, ngành công nghiệp văn hóa nói riêng, coi đó là cầu nối gần gũi nhất, phương tiện quảng bá sức mạnh, vị thế, hình ảnh dân tộc ra thế giới. Đặc biệt những nước có nền kinh tế-văn hóa phát triển thì văn hóa trong kinh tế được hết sức coi trọng. Các giá trị văn hóa thẩm thấu, trở thành nền tảng tinh thần cho hoạt động kinh tế, là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế. Đối với nước ta, phát triển kinh tế luôn gắn với định hướng phát triển đất nước, văn hóa trở thành “vốn kinh tế”, trong đó con người là vốn quý. Nguồn lực con người là nhân tố quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác và tạo dựng môi trường văn hóa trong hoạt động kinh tế.

Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đa dạng, độc đáo và hấp dẫn. Một dân tộc được yêu mến, tôn trọng, trước hết là sự tôn trọng nền văn hóa của dân tộc đó. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ghi rõ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Diễn đạt một cách cô đúc thì: sức mạnh mềm là khả năng đạt được những gì mà một quốc gia mong muốn thông qua việc gây ảnh hưởng, tạo sự hấp dẫn bởi những yếu tố tạo nên nó.

Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đa dạng, độc đáo và hấp dẫn
Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đa dạng, độc đáo và hấp dẫn.

Trước thềm xuân mới, lòng ta rạo rực, mê say đón những luồng gió tốt lành thời mở cửa. Gian nan thêm một lần thử sức. Dẫu còn lắm thác nhiều ghềnh, nhưng với bản lĩnh và niềm tin của những người kiến tạo xã hội thời kỳ mới, nhất định chúng ta sẽ về đích thành công. Thành công ấy có được là nhờ ở sức mạnh vật chất và tinh thần, trong đó sức mạnh tinh thần trước những biến thiên lịch sử lại biến thành sức mạnh vật chất vô cùng to lớn.

Hải Đường