Miễn, giảm thuế cần công bằng
- 12
- Luật sư của doanh nghiệp
- 09:54 20/09/2021
Bốn nhóm giải pháp liên quan đến miễn, giảm thuế vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua thể hiện sự quan tâm, đồng hành, hỗ trợ của nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp
Xung quanh các nhóm giải pháp này, chúng tôi muốn góp một số ý kiến nhằm xây dựng, hoàn thiện chính sách.
Thứ nhất, giảm 30% thuế GTGT áp dụng từ ngày 1-10 đến hết 31-12 với doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh thuộc một số lĩnh vực.
Hoạt động của một DN, một ngành luôn có mối liên hệ mật thiết với một số ngành, DN khác. Do đó, khi một ngành bị ảnh hưởng thì nhiều ngành khác bị tác động gián tiếp. Ngoài ra, ngành được giảm thuế sẽ hưởng thuế suất đầu ra 7% trong khi thuế đầu vào từ các ngành liên quan vẫn là 10% khiến phát sinh chênh lệch thuế suất 3% phải hoàn lại cho DN hưởng ưu đãi. Việc này làm gia tăng chi phí xã hội về kê khai thuế và ảnh hưởng đến ngân sách vốn đang khó khăn.
Chưa kể, các ngành kinh tế hiện nay rất đa dạng, nhiều trường hợp khó nhận dạng là DN thuộc lĩnh vực nào, dẫn đến việc xác định ưu đãi khó rành mạch và chính xác, dễ phát sinh vi phạm. Vì vậy, nên xác định cụ thể những ngành không hưởng được ưu đãi nhằm tạo thuận lợi và đơn giản hóa việc thực hiện chính sách.

Mễn tiền chậm nộp thuế do dịch Covid-19 nên thực hiện theo quy định để bảo đảm nguyên tắc công bằng. (Ảnh minh họa)
Thứ hai, giảm 30% số thuế thu nhập DN phải nộp năm 2021 với DN có tổng doanh thu năm 2021 không quá 200 tỉ đồng hoặc tổng doanh thu 2021 giảm so với năm 2020.
Giải pháp này thực chất là cụ thể hóa Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa 2017 với quy định nhóm DN này được áp dụng có thời hạn thuế suất thuế thu nhập DN thấp hơn thuế suất thông thường áp dụng cho DN. Tuy nhiên, tiêu chí xác định DN nhỏ và vừa theo luật là "tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỉ đồng" trong khi chính sách hỗ trợ lần này chỉ áp dụng với DN có tổng doanh thu năm 2021 không quá 200 tỉ đồng. Do đó, chúng tôi đề xuất áp dụng ưu đãi với đối tượng DN có tổng doanh thu năm 2021 không quá 300 tỉ đồng.
Thứ ba, miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất - kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV/2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Dịch bệnh khiến tất cả các đối tượng trong xã hội đều bị ảnh hưởng. Nhiều gia đình chỉ có một thành viên có thu nhập và phải gánh chi phí sinh hoạt cho tất cả thành viên khác. Với lý do đó, chính sách hỗ trợ thuế thu nhập cá nhân cần xem xét đến nhóm đối tượng làm công ăn lương.
Thứ tư, miễn tiền chậm nộp thuế, tiền chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền chậm nộp tiền thuê đất phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 đối với DN, tổ chức phát sinh lỗ trong năm 2020; không áp dụng với trường hợp đã nộp tiền chậm nộp.
Luật Quản lý thuế quy định xóa tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt với các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã quá hạn 10 năm; trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh phạm vi rộng và đã được xem xét miễn tiền chậm nộp, gia hạn nộp thuế nhưng vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi và không có khả năng nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt. Vì thế, việc miễn tiền chậm nộp thuế do dịch Covid-19 nên thực hiện theo quy định trên để bảo đảm nguyên tắc công bằng.
Theo nld.com.vn
Bài liên quan
#đồng hành cùng doanh nghiệp

Ngành Hải quan đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua tác động của đại dịch Covid-19
Mới đây, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan -Doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2021...

TP.HCM đồng hành cùng doanh nghiệp FDI tháo gỡ khó khăn
TP.HCM sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine mũi 2 cho người lao động...

Chính phủ cầu thị lắng nghe, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn
Tiếp tục chương trình làm việc với Đại sứ các nước và đại diện các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19, chiều ngày 14/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Đại sứ Hàn Quốc, hiệp hội doanh nghiệp và kết nối trực tuyến với gần 30 doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
Đọc thêm Luật sư của doanh nghiệp
Ảnh hưởng của Luật sửa đổi, bổ sung năm 2022 một số điều của Luật sở hữu trí tuệ tới xác lập quyền sáng chế
Luật năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ (Luật SHTT 2022) đã được quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/6/2022 nhằm đáp ứng các khiếm khuyết của Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019 (Luật SHTT 2019), và nhằm phù hợp với các hiệp định thương mại Việt Nam ký kết với các nước như EVFTA, RCEP, CPTPP ...Nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng, tác động tới toàn bộ các thủ tục SHTT, như vấn đề xác lập quyền SHTT, bảo hộ quyền SHTT, chuyển giao quyền SHTT...
Khu nhà ở PLAND Ruby Triệu Sơn và PLAND Ruby Sao Vàng không phải “dự án”
Vừa qua, bạn đọc là những khách hàng kinh doanh bất động sản có đặt câu hỏi: Khu nhà ở PLAND Ruby Triệu Sơn và Khu nhà ở PLAND Ruby Sao Vàng có phải “dự án” hay không?
Lưu ý về việc đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của doanh nghiệp chế xuất
Pháp luật Việt Nam về chế định doanh nghiệp chế xuất đã có 40 năm nay, góp phần đáng kể vào việc thu hút tổng vốn đầu tư FDI (vốn đăng ký và vốn giải ngân) của cả nước trong từng thời kỳ phát triển kinh tế, góp phần đáng kể vào việc chuyển cán cân thương mại của Việt Nam từ nhập siêu, đến cân bằng và sang xuất siêu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn đang tồn tại nhiều vấn đề pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc thành lập và hoạt động đầu tư kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này.
Lưu ý khi áp dụng nghĩa vụ hạn chế thiệt hại của bên bị vi phạm hợp đồng
Theo quy định của pháp luật khi một bên chủ thể trong hợp đồng vi phạm nghĩa vụ thì sẽ phải chịu những chế tài pháp lý như buộc thuộc hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng, buộc bồi thường thiệt hại, tạm dừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng.
Sản phẩm dinh dưỡng y tế phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Trước thắc mắc của Công ty TNHH Thương mại Thuận Phát Food liên quan đến phân loại các mặt hàng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng y tế, Tổng cục Hải quan cho rằng, để được coi là sản phẩm dinh dưỡng y tế thì sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu tối thiếu theo quy định.
Quy định chi tiết về mua bảo hiểm bắt buộc đối với bên thứ ba trong xây dựng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Về tính bảo mật trong trọng tài
Tính bảo mật là một trong những ưu điểm chính nổi trội và là thuộc tính cần thiết của trọng tài, là lý do quan trọng để các bên tranh chấp lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, làm cho trọng tài thương mại trở thành phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến trong đầu tư kinh doanh quốc tế.
Chế định hợp đồng trong Bộ Luật Dân sự Trung Quốc năm 2020
Ngày 28 tháng 5 năm 2020, kỳ họp thứ ba Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc lần thứ 13 và kỳ họp thứ ba của Ủy ban toàn quốc Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc lần thứ 13 đã thông qua Bộ luật Dân sự đầu tiên của Trung Quốc. Bộ luật Dân sự bao gồm 1.260 điều và được chia thành 8 phần sau: (1) Các quy định cơ bản, (2) Quyền tài sản, (3) Hợp đồng, (4) Quyền nhân thân, (5) Hôn nhân và gia đình, (6) Quyền thừa kế và (7) Quyền sở hữu trí tuệ; và (8) các phụ lục.
Về vấn đề rà soát lại phán quyết trọng tài
Theo Luật trọng tài thương mại 2010 (LTTTM), Phán quyết Trọng tài (PQTT) là quyết định của Hội đồng Trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.
Tái khởi động đầu tư kinh doanh trong và sau đại dịch Covid 19 – Một số lưu ý pháp lý cho doanh nghiệp
Đại dịch nào rồi cũng qua đi. Môi trường và cơ hội kinh doanh sẽ ngày càng tốt hơn, rộng lớn hơn. Nhằm góp phần nhỏ bé cùng doanh nghiệp chuẩn bị tâm, thế và lực trong tái khởi động đầu tư kinh doanh trong và sau đại dịch Covid 19, bài viết này đề cập một số lưu ý về pháp lý cho doanh nghiệp trong gia nhập chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu