Mập mờ các khoản vay margin
- 96
- Chứng khoán
- 10:01 05/10/2019
Tính chất tài sản lưu động liên tục khiến các khoản vay ký quỹ (margin) có thể biến đổi mạnh dẫn đến gặp khó khăn trong công tác công bố thông tin chuẩn của các báo cáo tài chính. Vấn đề đặt ra là phải làm sao minh bạch hơn trong thuyết minh các khoản trích lập dự phòng đối với các công ty chứng khoán.
Giao dịch margin vốn được xem là một trong những hoạt động kinh doanh hái ra tiền của các công ty chứng khoán (CTCK). Với tài sản đảm bảo là cổ phiếu, các CTCK được nhìn nhận như người cầm chuôi trong giao dịch. Tuy nhiên, đôi lúc người cầm chuôi vẫn bị “đứt tay” do cầm nhầm phần “lưỡi dao”.
Thời gian qua, vụ việc cổ phiếu FTM của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex) bị bán giải chấp, giảm sàn liên tục trong gần một tháng khiến 11 CTCK phải ngậm đắng do cho vay margin gây chấn động thị trường. Theo đó, những trường hợp tương tự FTM có thể gây ra những khoản nợ xấu cho CTCK.
Cho vay lớn, dự phòng nhỏ
Thực tế, dòng tiền margin của các CTCK biến động theo từng thời kỳ nhưng gần đây dao động trong khoảng 40.000-50.000 tỷ đồng. Để đẩy mạnh thị phần, gia tăng doanh thu môi giới thì chính sách margin cũng phải song hành.
Lãi suất margin, thủ tục vay và độ đa dạng của danh mục ký quỹ là những công cụ cạnh tranh của các CTCK. Trong hoạt động bơm vốn ra ngoài thị trường, các CTCK có 100% vốn ngoại như KIS Việt Nam, Yuanta Việt Nam, KB Việt Nam… đang chiếm ưu thế với chi phí sử dụng vốn rẻ hơn hẳn so với các đơn vị trong nước.
Cho vay margin có thể hái ra tiền cho CTCK nhưng cũng để lại những rủi ro không nhỏ. Hiện, chưa rõ những CTCK nào thiệt hại trong vụ việc FTM nhưng con số 11 công ty chiếm một phần không nhỏ trong tổng số các CTCK trên thị trường. Đồng thời cũng để lộ ra khoảng hở trong công tác quản trị rủi ro của các công ty.
Đáng chú ý, hầu hết các CTCK đều chỉ trích lập một khoản dự phòng suy giảm giá trị tài sản tài chính ở mức khá nhỏ, dao động quanh mức vài chục tỷ đồng, trong khi cho vay tới hàng nghìn tỷ đồng.
Chẳng hạn như, theo Báo cáo tài chính (BCTC) soát xét bán niên của công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2019, giá trị cho vay margin của công ty đạt mức 4.861 tỷ đồng, là CTCK có dư nợ cho vay margin mạnh nhất trong vòng 5 năm qua với mức tăng gấp 63 lần.
Tuy nhiên, dự phòng rủi ro cho khoản này lại chỉ ghi nhận 5,8 tỷ đồng, tương đương 0,1% tổng dư nợ margin, giảm dần qua các năm.
Theo Mirae Asset Việt Nam, đây là khoản dự phòng cho vay giao dịch margin đã bị quá hạn từ năm 2015 và 2016. Công ty thực hiện trích lập dự phòng 100% cho các khoản cho vay này và không có biến động từ năm 2017 đến nay.
Tương tự, “ông lớn” SSI cũng có mức cho vay margin tính đến 30/6 là 6.256 tỷ đồng, dự phòng suy giảm ở mức 30 tỷ đồng, tăng nhẹ không đáng kể so với hồi đầu năm 2019.
Một đặc điểm chung khác nữa của CTCK trong nghiệp vụ cho vay margin là khoản trích lập dự phòng suy giảm thường được ước tính theo sự chênh lệch của giá thị trường của cổ phiếu so với giá trị ban đầu, mà ít khi trích lập dự phòng chung.
![]() |
Rất khó để nhận diện được nợ xấu tại các CTCK |
Khó nhận diện nợ xấu
Nhìn vào tổng giá trị cho vay mua cổ phiếu của các CTCK được đề cập ở trên có thể thấy còn cao hơn quy mô tín dụng của nhiều ngân hàng quy mô nhỏ như NamA Bank, VietBank, KienLong Bank…
Tuy nhiên, khác với tín dụng ngân hàng, các khoản cho vay margin không được thuyết minh chi tiết về tình trạng cho vay, hoặc các khoản nợ xấu không thể thu hồi nếu có trên BCTC.
Trong khi đó, các khoản cho vay margin đều được bảo đảm bằng giá trị các cổ phiếu hình thành từ chứng khoán vay. Rõ ràng, các CTCK đang “nắm đằng chuôi” khi được bán giải chấp nếu cổ phiếu của doanh nghiệp lao dốc, nhưng thực tế việc xử lý margin lại không phải là chuyện dễ dàng, bởi khi có một lệnh bán ra được thực hiện thì cũng phải có một lệnh mua vào tương xứng.
Một cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh hàng trăm nghìn cổ phiếu mỗi phiên nhưng đến khi gặp “vận xấu” chỉ có vài nghìn cổ phiếu được khớp lệnh mỗi ngày sẽ không thể thực hiện giải chấp được lượng cổ phiếu mà các CTCK đang “ôm”, lãi dự thu cứ thế mà tăng lên, nợ càng phình to thì càng khó xử lý.
Rất khó để nhận diện được nợ xấu tại các CTCK
Về nguyên tắc, khi giá trị cổ phiếu khi thu hồi tài sản chênh lệch lớn so với giá trị cho vay thì đó sẽ là trích lập dự phòng phải thu, nợ xấu quá thì buộc trích lập 100% dự phòng.
Khi giá trị đảm bảo không đủ, CTCK được quyền bán cho đến khi thu hồi được đủ tài sản, đến khi không bán được nữa thì số cổ phiếu đó sẽ được chuyển sang mục tự doanh. Lúc này, các mã cổ phiếu sẽ được công bố nhưng không thể hiện rõ đã được cấp margin bao nhiêu, trích lập dự phòng bao nhiêu?
Đã có ý kiến cho rằng dự phòng rủi ro suy giảm nên trích lập theo một tỷ lệ nhất định trong tổng dư nợ cho vay giống như ngân hàng để tránh thực trạng cho vay nhiều, dự phòng ít. Tuy nhiên, theo lãnh đạo của một CTCK, điều này là bất hợp lý bởi còn phụ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của từng doanh nghiệp.
Có nên chăng vào các cuối kỳ BCTC sẽ công bố các mã đang cấp margin tương tự như tự doanh. Thế nhưng, cổ phiếu là một loại hàng hóa phải thu phải trả đối với từng đối tượng khách hàng do thị trường chứng khoán biến động mỗi ngày, đồng nghĩa với việc những thông tin công bố sẽ không đồng nhất, khác với yếu tố tự doanh là công bố các khoản đầu tư.
Linh Đan
Bài liên quan
- Chủ tịch VINASME: "Đẩy mạnh tuyển dụng, hỗ trợ đào tạo nghề góp phần khôi phục hoạt động sản xuất – kinh doanh"
- Cần gỡ 4 “nút thắt” trong cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước
- Nhiều khuyến nghị cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ứng phó với phòng vệ thương mại
- Đề xuất 7 giải pháp phát triển, lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
- Săn tìm nhân tài là thực tế mới của ngành du lịch Việt Nam
- Muốn doanh nghiệp phát triển bền vững hãy ứng dụng tư tưởng đạo phật
- Honda nhắm vào tầng lớp trung lưu của Trung Quốc
- 80% giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp thuộc nhóm chưa niêm yết trên TTCK
- Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia: Việt Nam cần làm gì để cải thiện sức mạnh quản trị và thể chế?
- HSBC: Lạm phát của Việt Nam duy trì ở mức thấp trong khu vực ASEAN
- Trung Quốc có thể phải "gồng gánh" thêm nợ khi các lệnh phong tỏa ảnh hưởng đến nền kinh tế
- Nhật Bản lần đầu tiên ra mắt sàn giao dịch khí thải carbon
- Sri Lanka: Quân domino đầu tiên bị đổ do khủng hoảng nợ toàn cầu
- Các doanh nghiệp Hoa Kỳ coi Việt Nam là thị trường mang tính chiến lược
- Ưu tiên giải pháp ngắn hạn để ổn định thị trường chứng khoán
- Mỹ cấp phép công nghệ vắc xin Covid quan trọng cho WHO để các quốc gia khác có thể tự sản xuất
- TS Cấn Văn Lực: Kịch bản tiêu cực, GDP năm 2022-2023 chỉ tăng trưởng 4,5-5%
- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chân thành, lòng tin và trách nhiệm, vì một thế giới tốt đẹp hơn
#khoản vay

Châu Âu gánh khoản nợ chồng chất khi kéo dài thời gian hỗ trợ cho các doanh nghiệp
Một số biện pháp sẽ gây thêm gánh nặng cho các chính phủ, vốn chứng kiến nợ đã tăng vọt kể từ năm ngoái lên mức cao hơn trong cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra vào năm 2011.
Đọc thêm Chứng khoán
80% giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp thuộc nhóm chưa niêm yết trên TTCK
TS. Vũ Đình Ánh chỉ rõ 8 rủi ro của việc phát triển trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Ưu tiên giải pháp ngắn hạn để ổn định thị trường chứng khoán
Trong năm nay sẽ có những thay đổi theo chiều hướng tích cực, kỳ vọng sẽ hỗ trợ thị trường tăng thanh khoản cũng như minh bạch thông tin trên thị trường.
Cổ phiếu VXB của Vật liệu Xây dựng Bến Tre có nguy cơ bị hủy niêm yết
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ xem xét tiến hành hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu VXB. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng đề nghị Công ty CP Vật liệu Xây dựng Bến Tre có văn bản phản hồi chậm nhất vào ngày 16/05/2022.
Cổ phiếu thế giới hồi phục nhẹ dù triển vọng tiêu cực vẫn duy trì
Các chỉ số chứng khoán châu Âu mở cửa ở mức cao hơn vào 5/10, với khẩu vị rủi ro cho thấy một số thị trường đã phục hồi sau khi giảm mạnh vào ngày hôm qua. Tương tự với thị trường châu Á, đã chống lại được đà giảm vào phiên giao dịch 5/10 với thị trường Việt Nam đóng cửa tăng mạnh vượt trội thị trường chung. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết lo ngại về mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn trong thời gian tới vẫn đang đè nặng lên thị trường.
Chứng khoán Việt Nam là điểm sáng trong khu vực châu Á
Thị trường châu Á đang đánh mất dần sự quan tâm của nguồn vốn ngoại trong tháng 4, đánh dấu tháng thứ tư liên tục nguồn vốn chảy ra khỏi thị trường do lo ngại việc phong tỏa do đại dịch Covid-19 tại Trung Quốc làm giảm tăng trưởng kinh tế trong khu vực và làn sóng siết chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn có những thị trường đã thể hiện sự hấp dẫn với khối ngoại, chứng kiến dòng vốn mới chảy vào như thị trường Việt Nam.
6 giải pháp làm lành mạnh hoá thị trường chứng khoán
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, đối với những việc thao túng thị trường chứng khoán, thời gian qua, các Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã giám sát và thực hiện cảnh báo, xử lý các vụ vi phạm theo phạm vi thẩm quyền.
Cổ phiếu thế giới mong manh, tỉ giá đô la tăng mạnh do lo sợ về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và FED
Chứng khoán thế giới tạm ổn định vào 26/3 sau khi thị trường Mỹ đóng cửa một phiên tích cực vào hôm trước đó, mặc dù lo ngại tăng trưởng toàn cầu gây ra bởi các biện pháp hạn chế Covid-19 của Trung Quốc và lo ngại về việc Fed thắt chặt mạnh mẽ đã làm các nhà đầu tư lo ngại rủi ro, nâng tỉ giá đồng đô la lên mức cao mới trong hai năm gần đây.
Chuyên gia World Bank: 6 yếu tố thiết lập nền tảng thị trường vững chắc
Theo đại diện World Bank, Việt Nam cần có nền tảng vững chắc để thị trường hoạt động hiệu quả, từ đó có thể đạt được những kết quả đầy hứa hẹn trên. Theo đó, Việt Nam cần quan tâm sát sao 6 yếu tố của nền tảng thị trường.
"Guru chứng khoán đầu bạc" Đào Phúc Tường chỉ ra ba yếu tố rủi ro cần đánh giá trước khi đưa ra kế hoạch hành động
Ông Đào Phúc Tường, CFA, chuyên gia tài chính - cũng là người thường được giới đầu tư nhắc đến với biệt danh "Guru (bậc thầy) chứng khoán đầu bạc" cho rằng, thị trường đang trong giai đoạn thiếu định hướng, không phản ánh tăng trưởng của doanh nghiệp.
Thị trường chứng khoán đầu tư hay đen đỏ
Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) - chuyên khai thác thương mại thị trường châu Á - được coi là công ty cổ phần đầu tiên trong lịch sử kinh tế hiện đại. Được thành lập vào đầu thế kỷ 17 với phương thức huy động vốn theo kiểu phân quyền sở hữu, VOC đã tạo ra khái niệm mà nhờ đó chủ nghĩa tư bản tránh được sự sụp đổ tất yếu khi người công nhân từ chỗ là kẻ bị bóc lột có cơ hội trở thành ông chủ của công ty: cổ phần. Amsterdam, thủ đô của Hà Lan, nhờ đó trở thành sở giao dịch chứng khoán quốc tế đầu tiên trên thế giới.