Thứ năm 19/09/2024 23:51
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Loay hoay tìm lời giải nguồn cung nguyên liệu cho ngành thực phẩm trong nước

03/10/2022 10:34
Vài năm trở lại đây, sản xuất công nghiệp của ngành chế biến lương thực thực phẩm Việt Nam tăng lên đáng kể, tuy nhiên bài toán đi tìm nguồn nguyên liệu tốt, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của nhà máy sản xuất vẫn chưa giải xong.
aa

Nghịch lý bài toán nguồn cung nguyên liệu

Số liệu thống kê cho thấy, 8 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành chế biến lương thực thực phẩm Việt Nam tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng tại TP. Hồ Chí Minh trong 8 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành lương thực thực phẩm tăng 11,9%.

Ông Phạm Ngọc Hưng – Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh cho biết, 8 tháng vừa qua, các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm đang dần phục hồi trở lại. Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp trong ngành này đã linh hoạt chuyển hướng về thị trường nội địa và khai thác khá tốt thị trường nội địa.

Ảnh minh họa
Ông Phạm Ngọc Hưng- Phó Chủ tịch HH Doanh nghiệp TPHCM.

TS. Nguyễn Đăng Nghĩa - nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam cho rằng, chất lượng thực phẩm được sản xuất tại Việt Nam ngày càng được nâng cao. Hiện các công ty sản xuất thực phẩm tại Việt Nam đã đòi hỏi chất lượng nguyên liệu đầu vào khắt khe hơn. Đây là điều đáng mừng cho các doanh nghiệp Việt.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm hiện nay là nguồn cung nguyên liệu. Mặc dù Việt Nam có nguồn nguyên liệu thực phẩm dồi dào nhưng các doanh nghiệp chế biến vẫn phải nhập đến 90%. Mỗi năm, các doanh nghiệp trong nước phải chi nhiều tỷ USD cho nhập khẩu nguyên liệu. Điều này khiến cho giá bán sản phẩm thực phẩm Việt rất khó cạnh tranh với các quốc gia có sản phẩm tương tự và mất lợi thế ngay trên “sân nhà”.

Số liệu thống kê từ Hải quan cho thấy, tính đến giữa tháng 9/2022, Việt Nam đã chi hơn 13,2 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng thủy sản, rau quả, nguyên phụ liệu chế biến thực phẩm. Trong đó, nhiều nhất là các mặt hàng ngô, hạt điều, thủy sản, rau quả…

TS. Nguyễn Đăng Nghĩa
TS. Nguyễn Đăng Nghĩa.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ông Lê Nguyễn Đoan Duy - Giám đốc phát triển kinh doanh Tập đoàn Nguyên Liệu Á Châu cho biết, hiện nay nông sản của Việt Nam còn khá manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết bền vững. Điều này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến.

“Công ty muốn xây dựng nhà máy chế biến công suất 100.000 tấn thì nguyên liệu đầu vào ít nhất cũng phải 200.000 – 300.000 tấn. Tuy nhiên, để đảm bảo được khối lượng nguyên liệu đầu vào này không dễ do các vùng nguyên liệu không đáp ứng được”, ông Lê Nguyễn Đoan Duy nêu dẫn chứng.

Đồng thởi, cũng bởi sản xuất manh mún, nên người nông dân chưa có được lợi ích tương xứng với công sức bỏ ra, các hình thức cánh đồng mẫu lớn hay hợp tác xã kiểu mới chưa thực sự toàn diện...

Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững

Các diễn giả trả lời phỏng vấn chủ đề

Các diễn giả trả lời phỏng vấn chủ đề chuỗi cung ứng, nguyên phụ liệu để sản xuất cho DN.

Đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất nên nhiều doanh nghiệp hiện nay phải hoạt động cầm chừng, tức khoảng từ 70 đến 80% công suất nhà máy. Thậm chí nhiều doanh nghiệp hiện nay đang đứng trước nguy cơ lỗ vốn, đền bù hợp đồng do chi phí sản xuất tăng cao.

Đứng trước những thách thức trên đòi hỏi các doanh nghiệp phải cắt giảm tối đa chi phí, áp dụng khoa học công nghệ, mở rộng thị trường nhập khẩu. Việc đầu tư nguồn nguyên liệu từ nội địa cũng là giải pháp được các doanh nghiệp hướng đến. Ông Lê Nguyễn Đoan Duy cho biết, hiện doanh nghiệp đang xây dựng những vùng nguyên liệu riêng, tạo ra những nguyên liệu đầu vào để cung cấp cho hoạt động sản xuất chế biến trong nước và xuất khẩu. Điển hình như các sản phẩm đường từ tinh bột sắn, sữa bột nguyên kem… đây là những nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất bánh kẹo…

Ông Lê Nguyễn Đoan Duy -  Giám đốc phát triển kinh doanh Tập đoàn Nguyên Liệu Á Châu
Ông Lê Nguyễn Đoan Duy - Giám đốc phát triển kinh doanh Tập đoàn Nguyên Liệu Á Châu.

“Hiện tại, doanh nghiệp đang xây dựng những vùng nguyên liệu riêng, ví dụ như vùng nguyên liệu về dừa, hay là vùng nguyên liệu sắn ở Nghệ An. Thông qua những vùng nguyên liệu này, doanh nghiệp sẽ kiểm soát và đảm bảo chất lượng đầu vào, đồng thời dần tự chủ nguồn cung nguyên liệu”, ông Duy thông tin thêm.

Cũng theo ông Duy, Việt Nam có nguồn nông sản phong phú, nếu các doanh nghiệp Việt kết hợp với sự đầu tư của các công ty chế biến nguyên liệu thực phẩm sẽ có cơ hội để tăng thêm giá trị cho nông sản. Điều này cũng đòi hỏi việc mở rộng quy mô sản xuất, với mức độ kiểm soát vệ sinh cao hơn tiêu chuẩn quốc tế và tiếp thị chuyên nghiệp.

Ông Phạm Ngọc Hưng – Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp TP.Hồ Chí Minh cho biết, với những biến động về chuỗi cung ứng nguyên liệu trên thế giới, hiện một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã hướng đến sản xuất nguyên liệu thực phẩm trong nước, tận dụng nguồn tài nguyên nông sản sẵn có.

“Hy vọng thời gian tới xu hướng mới trong lĩnh vực này sẽ phát triển mạnh. Bởi vì ngành nguyên liệu thực phẩm được xem như ngành công nghiệp phụ trợ và Chính phủ rất ủng hộ. Trước những biến động, nỗi lo đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, khủng hoảng năng lượng… Các công ty thực phẩm rất muốn có nguồn cung ổn định, nhất là cần có sự chủ động về nguồn nguyên liệu ngay tại Việt Nam”, ông Phạm Ngọc Hưng nói.

Tuy nhiên, để các doanh nghiệp có nguồn lực để xây dựng được vùng nguyên liệu bền vững, về phía nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ đi sâu, đi sát với người nông dân. Đồng thời xây dựng những đầu mối liên kết, để người nông dân thấy được giá trị gia tăng của việc cung cấp cho những doanh nghiệp chế biến để sản xuất ra các nguyên liệu, từ đó đảm bảo cho sự phát triển bền vững cho cả một vùng.

La Hằng- Mỹ Dung

Bài liên quan
Tin bài khác
Gỡ nút thắt cho nhà đầu tư nước ngoài mua cố phiếu tại Việt Nam

Gỡ nút thắt cho nhà đầu tư nước ngoài mua cố phiếu tại Việt Nam

Bộ Tài chính thông báo sẽ gỡ bỏ yêu cầu về việc nhà đầu tư nước ngoài phải ký quỹ 100% khi giao dịch mua cổ phiếu kể từ ngày 2 tháng 11.
97% ô tô nhập khẩu vào Việt Nam đến từ Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc

97% ô tô nhập khẩu vào Việt Nam đến từ Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc

Phần lớn ô tô nhập khẩu qua các cửa khẩu tại TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng, trong đó TP. Hồ Chí Minh có 6.936 chiếc và Hải Phòng có 5.092 chiếc.
Quảng Trị: Hỗ trợ kết nối sản phẩm OCOP, ký kết tiêu thụ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Trị: Hỗ trợ kết nối sản phẩm OCOP, ký kết tiêu thụ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sáng ngày 13/9, Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị phối hợp với Siêu thị Co.opmart Đông Hà đã tổ chức chương trình hỗ trợ kết nối các sản phẩm đặc trưng, OCOP và công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh vào hệ thống siêu thị và cửa hàng nông sản trên địa bàn năm 2024.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh từ 15h ngày 12/9

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh từ 15h ngày 12/9

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa công bố giảm giá xăng dầu từ 15h ngày 12/9, mức giảm sâu lên đến 1.192 đồng/lít.
Ngày 7/9: Siêu thị, chợ truyền thống ổn định, nguồn cung đảm bảo trước bão số 3

Ngày 7/9: Siêu thị, chợ truyền thống ổn định, nguồn cung đảm bảo trước bão số 3

Theo Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương), ​tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu lương thực, thực phẩm, xăng dầu đảm bảo phục vụ người dân chống bão số 3.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son