Lỗ hổng trong việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Bài 5: Tham góp của Phòng ĐKKD - Sở KHĐT Hà Nội trong “vở diễn” của Công ty Tây Hồ
- 239
- Pháp luật doanh nghiệp
- 12:57 18/11/2021
DNHN - Mặc dù báo chí đã đăng tải về sai phạm trong kinh doanh, thay đổi trái phép nhân sự công ty và đã nhận được bằng văn bản của người đại diện pháp luật của Công ty đề nghị tạm dừng cấp GCN thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho Công ty Tây Hồ, nhưng Phòng Đăng ký Kinh doanh- Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội vẫn “nhiệt tình” ban hành GCN ĐKDN thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp lần thứ 9 khi hồ sơ có nhiều dấu hiệu chưa đảm bảo tính hợp lệ.
Cố ý hay vô ý tiếp tay sai phạm?
Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội (phòng ĐKKD) là đơn vị được giao chức năng thực hiện đăng ký kinh doanh và phối hợp với các các Sở, ban, ngành, quận, huyện liên quan trong quá trình thực hiện đăng ký kinh doanh và theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Mặt khác, chính Phòng ĐKKD thừa nhận đã nhận được đơn ngày 23/10/2021 của Công ty Tây Hồ do ông Hồ Đình Thịnh- Tổng Giám đốc Công ty Tây Hồ ký. Đơn này phản ánh việc một số người mạo danh Tổng Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của công ty và sử dụng con dấu giả đề lập hồ sơ đề nghị Phòng ĐKKD cấp GCN đăng ký thay đổi lần thứ 9. Tại văn bản này, Công ty Tây Hồ cũng nêu rõ, vụ việc đang được Công an Phường Quảng an, quận Tây Hồ thụ lý giải quyết và đề nghị Phòng ĐKKD tạm ngừng cấp GCN đăng ký thay đổi lần thứ 9 cho đến khi có kết quả điều tra của cơ quan có thẩm quyền.

Công văn số 26702/CT-TB ngày 22/10/2021 của Công ty Tây Hồ, có hình dấu của Phòng ĐKKD thể hiện đã nhận được công văn này ngày 25/10/2021.
Bỏ qua những phản ánh của báo chí và đề nghị của Công ty Tây Hồ, ngày 11/11/2021 Trưởng Phòng ĐKKD là ông Đỗ Văn Tình đã ký một văn bản là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần MSDN 0100105084 đăng ký thay đổi lần thứ 9 (gọi tắt là GCN ĐKDN thay đổi lần thứ 9) có nội dung phản ánh ông Phan Quốc Thắng là Tổng Giám đốc, là người đại diện theo pháp luật của Công ty Tây Hồ.
Ai là Tổng Giám đốc hợp pháp?
Công ty Tây Hồ là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và là công ty con của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP (doanh nghiệp của Bộ Xây dựng), phần vốn của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP tại Công ty Tây Hồ chiếm 50,09% và giao cho ông Hồ Đình Thịnh nắm giữ 60% phần vốn làm Tổ trưởng Tổ quản lý vốn và là người đại diện của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP phụ trách chung Công ty Tây Hồ (Quyết định số 668/QĐ-HĐQT-TCT ngày 17/6/2021 của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội), giao cho ông Nguyễn Tấn Hoàng nắm giữ 40% phần vốn và cũng là người đại diện của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội- CTCP tại Công ty Tây Hồ. Để thực hiện đúng Quy chế Người hoạt động của người đại diện Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP tại doanh nghiệp, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP đã giới thiệu ông Hồ Đình Thịnh tham gia HĐQT và giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Đại hội đồng cổ đông ngày 18/6/2021 đã bầu ra HĐQT có 3 người gồm ông Nguyễn Tấn Hoàng, ông Hồ Đình Thịnh và ông Tân Tú Hải, do ông Nguyễn Tấn Hoàng làm Chủ tịch. Đại hội đồng cổ đồng đã thông qua Quyết định bổ nhiệm ông Hồ Đình Thịnh là Tổng Giám đốc và là Người đại diện theo pháp luật của Công ty. Ngày 26/8/2021, Phòng ĐKKD- Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội đã cấp GCN đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần MSDN 0100105084 (gọi tắt là GCN ĐKDN) đăng ký thay đổi lần thứ 8, trong đó thể hiện rõ tên Người đại diện theo pháp luật của Công ty Tây Hồ là ông Hồ Đình Thịnh, chức danh Tổng Giám đốc.
Sau Đại hội đồng cổ đông ngày 18/6/2021 nhiệm kỳ 2021-2026, công ty có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, trong đó ông Nguyễn Tấn Hoàng và ông Tân Tú Hải tìm cách bãi miễn chức vụ Tổng Giám đốc của ông Hồ Đình Thịnh. Phát hiện ra sự bất thường này, Tổng Công ty Xây dựng Hà nội-CTCP đã có Công văn số 1128/CV-TCT chỉ đạo ông Nguyễn Tấn Hoàng- Chủ tịch HĐQT không được tiến hành họp HĐQT về việc bãi miễn Chức vụ Tổng Giám đốc đối với ông Hồ Đình Thịnh khi chưa có ý kiến của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội- CTCP, chỉ đạo này của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP là dựa trên quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy chế hoạt động của Người đại diện Tổng Công ty xây dựng Hà Nội-CTCP tại doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 24/9/2021.

Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp lần thứ 9 của Công ty Tây Hồ.
Bất chấp chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP, ngày 21/10/2021 Chủ tịch HĐQT Nguyễn Tấn Hoàng và thành viên HĐQT Tân Tú Hải vẫn lấy danh nghĩa HĐQT tiến hành họp khi không có ông Hồ Đình Thịnh tham dự. Từ cuộc họp này, đã ban hành Nghị quyết và ra Quyết định số 21/QĐ-HĐQT ngày 22/10/2021 về việc miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với ông Hồ Đình Thịnh. Kèm theo đó là Nghị quyết và Quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của công ty đối với ông Phan Quốc Thắng- một người ngoài Công ty và không phải do Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP giao vốn và giới thiệu. Sau đó nhóm người này đã cho khắc con dấu mới, lập hồ sơ thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp, “vội vã” gửi Phòng ĐKKD-Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật và được đơn vị này đáp ứng như đã nêu trên.
Trách nhiệm của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP
Hàng loạt dấu hiệu sai phạm xảy ra tại Công ty Tây Hồ được báo chí phanh phui và đang được các Cơ quan Tố tụng Hình sự phối hợp giải quyết, phải kể đến những dấu hiệu sai phạm gây thất thoát gần 174 tỷ đồng trong việc bán 118 lô đất; dấu hiệu gây thất thoát vài trăm tỷ đồng trong việc hợp tác đầu tư mà thực chất là chuyển nhượng trái phép dự án cho Công ty Thăng Long Land; dấu hiệu bán trái phép 43 lô đất khi chưa đủ điều kiện chuyển nhượng và “ỉm” đi số tiền gần 14 tỷ đồng khi không đưa vào hạch toán kế toán hàng năm trời; chưa kể đến những dấu hiệu “chuyển” tiền nhà nước vào túi cá nhân, quyết toán khống khi công trình chưa hoàn thành mà Doanhnghiephoinhap.vn sẽ tiếp tục công bố ở những bài tiếp theo.
Đáng chú ý, tình trạng mất đoàn kết nội bộ kéo dài nhiều năm mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa chính những người được Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP giao vốn và giới thiệu giữ chức vụ trong HĐQT và Ban điều hành Công ty. Cụ thể là trong nhiệm kỳ 2016-2021 đã xảy ra mâu thuẫn giữa ông Đặng Quang Tuấn- Chủ tịch HĐQT với ông Tân Tú Hải- Tổng Giám đốc, thành viên HĐQT. Gần đây nhất, mới bước vào đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đã xảy ra mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là ông Nguyễn Tấn Hoàng- Chủ tịch HĐQT và ông Tân Tú Hải- Thành viên HĐQT với bên kia là ông Hồ Đình Thịnh- Tổng Giám đốc, dẫn đến việc ông Nguyễn Tấn Hoàng và ông Tân Tú Hải “liên thủ” hạ bệ ông Hồ Đình Thịnh, bất chấp việc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP đã “thổi còi” bằng văn bản số số 1128/CV-TCT. Kể từ Đại hội đồng cổ đông ngày 18/6/2021 đến nay, đã có 14 báo cáo kiến nghị và đơn tố cáo của Đảng viên và người lao động gửi đến Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP, trong đó có 8 đơn có nội dung tố cáo ông Nguyễn Tấn Hoàng- Chủ tịch HĐQT.
Trước tình hình ngày càng “nóng”, ngày 12/10/2021 và ngày 26/10/2021, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP đã làm việc với ông Hồ Đình Thịnh và ông Nguyễn Tấn Hoàng. Trong đó, kết luận tại buổi làm việc ngày 26/10/2021, ông Đậu Văn Diện-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP đã kết luận, việc miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc đối với ông Hồ Đình Thịnh và việc bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc đối với ông Phan Quốc Thắng khi chưa xin ý kiến bằng văn bản với Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP là vi phạm Quy chế hoạt động của Người đại diện Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP tại doanh nghiệp.
Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực vốn và quản lý Người đại diện trong bối cảnh “bòng bong” đang xảy ra tại Công ty Tây Hồ mà chỉ bằng kết luận cuộc họp, làm việc như Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP đã làm liệu có đủ để giải quyết rốt ráo tình hình? Điều khẳng định là chưa đủ. Bởi lẽ, kiểu “thổi còi” mang tính chiếu lệ như trên chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn vi phạm tiếp theo của những người coi thường các quy chế, quy định và sự chỉ đạo của cấp trên. Minh chứng cho quan điểm này là việc ông Nguyễn Tấn Hoàng, Tân Tú Hải và những người có liên quan vẫn tiến hành lập hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp gửi Phòng ĐKKD- Sở Kế hoạch & Đầu tư để hợp pháp hóa “ghế” Tổng Giám đốc cho ông Phan Quốc Thắng trước “tiếng còi yếu ớt ngắn ngủi” của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP. Dư luận đang mong chờ một “liệu pháp” mang tính quyết định của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP là rút vốn đối với Người đại diện không đủ đức tài để Công ty Tây Hồ tiến hành Đại hội cổ đông, bầu ra HĐQT mới đủ sức, đủ tài bảo toàn và phát triển được vốn của nhà nước và của các cổ đông.
Trở lại việc Phòng ĐKKD cấp GCN ĐKKD thay đổi lần thứ 9, hồ sơ đăng ký thay đổi Người đại diện theo pháp luật mà Phòng ĐKKD đã tiếp nhận có những dấu hiệu bất thường rất dễ nhận thấy. Thứ nhất, tại điểm c Khoản 1 Điều 50 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định, trong thành phần hồ sơ phải có Nghị quyết, Quyết định và bản sao biên bản họp HĐQT của doanh nghiệp, trong trường hợp này ông Hồ Đình Thịnh là Thành viên HĐQT không được dự họp thì kết quả cuộc họp có hợp pháp và hợp lệ? Thứ hai, ông Hồ Đình Thịnh-Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc đã ký văn bản số 26702/CT-TB ngày 22/10/2021 gửi Phòng ĐKKD đề nghị tạm ngừng cấp GCN ĐKDN lần thứ 9 cho đến khi có văn bản đề nghị mới từ phía công ty và chờ kết quả điều tra của cơ quan có thẩm quyền. Với hai dấu hiệu này, liệu hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện nêu trên có hợp lệ?
Theo Khoản 3 Điều 4, Khoản 4 Điều 50 của Nghị định này, sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng ĐKKD có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ để từ đó có căn cứ cấp hay từ chối cấp GCN ĐKDN cho doanh nghiệp. Đáng tiếc, “lùm xùm” không đáng có này xảy ra trong khi toàn ngành Kế hoạch và Đầu tư đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 66 năm ngày thành lập ngành 8/10/1955 và kỷ niệm 76 năm ngày truyền thống của ngành 31/12/1945.
Nhóm Phóng viên PL
Bài liên quan
- Lỗ hổng trong việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp- Bài 4: Công ty Tây Hồ bán trái phép 43 lô đất, có dấu hiệu bỏ ngoài sổ sách hơn chục tỷ đồng
- Lỗ hổng trong việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Bài 3: Tài sản nhà nước bị "bốc hơi” hàng trăm tỉ đồng
- Lỗ hổng trong việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp
#lỗ hổng

Lỗ hổng trong việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Về công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, Chính phủ đã chỉ đạo, doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, tuân thủ nguyên tắc thị trường, không để xảy ra hiện tượng lợi ích nhóm, gây thất thoát, lãng phí. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này vẫn còn lỗ hổng, tình trạng “sân trước, sân sau”, cố tình làm trái các quy định của pháp luật nhằm trục lợi. Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập sẽ thực hiện loạt bài chuyên đề về thực trạng này...

Lỗ hổng trong việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Bài 3: Tài sản nhà nước bị "bốc hơi” hàng trăm tỉ đồng
Phát lộ tình tiết mới để nhận định thương vụ “Hợp tác đầu tư” giữa Công ty Tây Hồ và Công ty Thăng Long Land gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho nhà nước và cổ đông. Hợp đồng bị phán quyết vô hiệu là điều khó tránh khỏi nếu một trong hai bên của hợp đồng hoặc khách hàng mua BĐS của dự án này khởi kiện. Đó là khẳng định của Luật sư sau khi nghiên cứu về hai hợp đồng này, bởi có quá nhiều vi phạm về thẩm quyền khi ký kết hợp đồng.
Đọc thêm Pháp luật doanh nghiệp
Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư DHA: Dấu hiệu phát hành trái phiếu không đúng quy định?
Dùng chính cổ phần hình thành trong tương lai làm tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu, Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư DHA đã phát hành lô trái phiếu trị giá 355 tỷ đồng để mua cổ phần một doanh nghiệp khác.
Sau ngày 31/7, Dự án BOT chưa triển khai xong thu phí không dừng sẽ phải tiến hành xả trạm
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thống nhất tiến độ sau ngày 31/7, nếu dự án nào chưa triển khai xong thu phí không dừng sẽ phải tiến hành xả trạm và có chế tài xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân gây chậm tiến độ...
Thực tế hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Vốn FDI góp phần mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là kênh quan trọng để Việt Nam tiếp thu công nghệ tiên tiến... Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp FDI chưa hiện thực hóa được những ý tưởng tốt đẹp mà doanh nghiệp FDI và Chính phủ Việt Nam đã cam kết song hành. Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập thực hiện chuyên đề “Thực tế hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.”
Sẵn sàng vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm ngăn chặn sai phạm trong kinh doanh xăng dầu
Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý và điều hành xăng dầu quốc gia có đường dẫn tại http://quanlyxangdau.moit.gov.vn. Trong giai đoạn 1, có 2 thương nhân sản xuất, 38 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và khởi tạo thông tin 329 thương nhân phân phối kinh doanh xăng dầu được tạo tài khoản có thể đăng nhập, tra cứu, cấp nạp dữ liệu tại đây.
Doanh nghiệp cần biết: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư
Doanhnghiephoinhap.vn giới thiệu một số hành vi vi phạm hành chính thường gặp trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; hình thức xử phạt; mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.
Hải Dương: Đình chỉ mọi hoạt động khai thác đất cát, sỏi lòng sông và bãi sông
Yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khai thác đất, cát, sỏi lòng sông, bãi sông trên địa bàn chấp hành nghiêm các quy định của giấy phép và dừng mọi hoạt động khai thác từ ngày 15/6-31/10...
Đình chỉ lưu hành, thu hồi 2 sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Cục Quản lý dược ( Bộ Y tế ) mới đây đã có quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Dung dịch vệ sinh phụ nữ Tulise 100ml và Dung dịch vệ sinh phụ nữ tinh dầu gừng, do không đáp ứng yêu cầu chất lượng về giới hạn vi sinh vật trong sản phẩm.
Đình chỉ lưu hành, thu hồi sản phẩm sữa rửa tay sạch khuẩn Dr.Clean hương dâu
Ngày 19/5, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có Quyết định số 4080/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm sữa rửa tay sạch khuẩn Dr. Clean hương dâu (số lô: 088U1; ngày sản xuất: 23/10/2021; hạn dùng: 23/10/2024) không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu "chất bảo quản nhóm Isothiazolinon" theo quy định.
Thanh Hóa: Xây dựng nhà xưởng trái phép trên hành lang thoát lũ của đê biển, chính quyền nói... hợp pháp
Công trình trái phép của cơ sở kinh doanh chế biển hải sản Lý Hoà mọc lên từ nhiều năm trước ngay trong hành lang thoát lũ của đê biển Hải Châu (Phường Hải Châu, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa), đe dọa đến an toàn đê và hành lang thoát lũ của tuyến đê nhưng chính quyền phường lại xác nhận đó là công trình hợp pháp, được xây dựng trên đất 5% của phường cho cơ sở kinh doanh thuê.
Xử phạt Tập đoàn FLC, kiểm soát đặc biệt Chứng khoán Kenanga
Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã ban hành Quyết định số 326/QĐ-UBCK về việc đặt Công ty Cổ phần Chứng khoán Kenanga Việt Nam vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Thời hạn kiểm soát đặc biệt từ ngày 19/5/2022 đến ngày 18/9/2022.