Lỗ hổng trong việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp- Bài 4: Công ty Tây Hồ bán trái phép 43 lô đất, có dấu hiệu bỏ ngoài sổ sách hơn chục tỷ đồng
- 295
- Pháp luật doanh nghiệp
- 09:25 16/11/2021
DNHN - Phớt lờ thông báo của cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh về 43 lô đất chưa đủ điều kiện chuyển nhượng tại Dự án KĐT mới Quế Võ, Công ty Tây Hồ vẫn chuyển nhượng đối với những lô đất này và bỏ ngoài sổ sách hạch toán kế toán số tiền thu được hơn chục tỷ đồng trong thời gian dài.
Chuyển nhượng đất nền khi chưa đủ điều kiện
Đối với 118 lô đất của dự án đã được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp Giấy chứng nhận QSD đất, bằng văn bản số 211/TB-STNMT ngày 13/9/2017, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bắc Ninh chỉ rõ, có 75 lô đất đã đủ điều kiện chuyển nhượng QSD đất. Như vậy, trong số 118 lô đất nêu trên có 43 lô đất còn lại chưa đủ điều kiện chuyển nhượng. Lý do được xem xét đến là do Công ty Tây Hồ chưa xây dựng phần thô và chưa hoàn thiện kiến trúc mặt ngoài theo Công văn số 209/SXD-QLN ngày 22/8/2017 của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh.
Phớt lờ 02 văn bản của Sở Tài nguyên & Môi trường và văn bản của Sở Xây Dựng tỉnh Bắc Ninh nêu trên, Công ty Tây Hồ mà trực tiếp là ông Phan Việt Anh- Phó Tổng Giám đốc được sự ủy quyền của ông Tân Tú Hải -Tổng Giám đốc đã ký hàng loạt các hợp đồng mua bán nhà ở đối với 43 lô đất này. Cụ thể, theo các bảng danh mục xuất hóa đơn do ông Nguyễn Tấn Hoàng-Trưởng phòng Kinh doanh (nay là Chủ tịch HĐQT-PV) ký, năm 2017 Công ty Tây Hồ đã ký 20 Hợp đồng mua bán nhà ở, năm 2018 ký 2 Hợp đồng mua bán nhà ở với Công ty CP kinh doanh BĐS Tây Hồ do bà Chu Thị Ngọc Ngà là Tổng Giám đốc (bà Ngà đồng thời là Trưởng ban Kiểm soát của Công ty Tây Hồ-PV), năm 2019 ký nốt 21 Hợp đồng mua bán nhà ở đối với các lô đất còn lại trong số 43 lô đất chưa đủ điều kiện chuyển nhượng nêu trên.

Văn bản số 76/BC-STNMT của Sở TNMT tỉnh Bắc Ninh thể hiện đất liền kề có giá từ10.346.000 đồng/m2 đến14.632.200 đồng/m2; đất biệt thự có giá 10.842.429 đồng/m2 đến11.926.671 đồng/m2.
Hoạt động này của Công ty tây Hồ có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng Khoản 2 Điều 5 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014. Tuy nhiên, trong các văn bản của công ty gửi các cơ quan chức năng và Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP, Công ty Tây Hồ vẫn liên tục khẳng định chỉ ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai nên không có vi phạm gì, thậm chí còn cho rằng báo chí đã đăng tải sai sự thật về việc chuyển nhượng 43 lô đất này.
Dấu hiệu gây thiệt hại gần 174 tỷ đồng và thu tiền nhưng để ngoài sổ sách
Như các bài trước đã đăng tải, đối với 118 lô đất tổng diện tích gần 3ha này, cuối năm 2017 Công ty Tây Hồ bán ra với giá 5.400.000đồng/m2 đất liền kề, 4.500.000 đồng/m2 đất biệt thự. Đây là giá “rất mềm” một cách bất thường, thậm chí thấp hơn nhiều giá bán công ty xây dựng trước đó 6 năm (năm 2011 công ty đã định giá bán theo Thông báo công khai số 284/CT-PKDN ngày 22/8/2011) và giá bán của các giao dịch đã thành công ở cùng thời điểm và cùng khu vực. Ngoài ra, việc xây dựng giá bán này, công ty cũng không thuê đơn vị vị thẩm định giá, không thông qua Đại hội đồng cổ đông và Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP là đơn vị sở hữu 50,09% vốn tại Công ty Tây Hồ.
Theo nội dung trình bày ý kiến của cổ đông gửi cho Tòa án TP Hà Nội năm 2019, trong 118 lô đất này có 52 lô biệt thự = 21.394,2 m2; 66 lô đất liền kề = 7.721 m2, như vậy 118 lô đấy này có tổng giá trị là (21.394,2 m2x4.500.000 đ/m2) + (7.721m2 x 5.400.00 đ/m2) =137.967.300.000 đồng. Cũng với cách tính này, nếu công ty bán với giá thị trường vào thời điểm cuối năm 2017 như văn bản số 76/BC-STNMT của Sở Tài nguyên &Môi trường tỉnh Bắc Ninh ngày 18/3/2019 là 10.346.000 đồng/m2 đất liền kề ở vị trí xấu nhất (vị trí đẹp nhất là 14.632.200 đồng/m2) và 10.842.429 đồng/m2 đất biệt thự ở vị trí xấu nhất (vị trí đẹp nhất là 11.926.671 đồng/m2) thì số tiền sẽ thu được ít nhất là 311.846.560.511,8 đồng.
Theo cách tính này, với kiểu “thuận tay” áp giá “rất mềm” như trên đã có dấu hiệu gây thiệt hại ít nhất khoảng 173.879.260.511,8 đồng (gần 174 tỷ đồng-PV) cho nhà nước và cổ đông của Công ty Tây Hồ. Nhưng điều khó hiểu là, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có ý kiến “phàn nàn” gì về những dấu hiệu thất thoát này (?) khiến các cổ đông khác phải tốn giấy mực, công sức để tố cáo và cơ quan Cảnh sát Điều tra đã vào cuộc để làm rõ trắng đen.
Hợp đồng mua bán nhà ở ngày 20/9/2017 và Hóa đơn GTGT ngày 13/12/2018.
Một vấn đề nữa liên quan đến 118 lô đất, trong đó có 43 lô đất chưa đủ điều kiện chuyển nhượng. Nhưng để mua được các lô đất này, người mua phải nộp số tiền rất lớn cho các “cò đất” và chênh lệch trên dưới một tỷ đồng mỗi lô so với số tiền ghi trong hóa đơn GTGT do Công ty Tây Hồ xuất ra. Đáng lưu ý, ngay sau khi ký hợp đồng đối với các lô đất này, người mua đã phải nộp ngay một khoản tiền tương đương giá trị diện tích đất theo hợp đồng, số tiền còn lại sẽ tiếp tục nộp theo tiến độ xây dựng công trình nhà ở. Nhưng phải một năm sau, công ty mới xuất hóa đơn GTGT, số tiền ghi trong hóa đơn lại thấp hơn số tiền người mua phải bỏ ra trên dưới một tỷ đồng mỗi căn.
Cụ thể như trường hợpông Trần Văn Hải mua lô đất ô số 5 diện tích 511 m2, ông Hải nộp cho bà Nguyễn Thị Hương Giang (không phải cán bộ nhân viên của Công ty Tây hồ-PV) số tiền là 2.785.000.000 đồng (xấp xỉ 5.450.000 đồng/m2-PV) ngay tại Công ty Tây Hồ. Liền sau đó, Công ty Tây Hồ đã ký Hợp đồng mua bán nhà ở. Hơn một năm sau, Công ty Tây Hồ xuất hóa đơn GTGT ghi giá trị là 1.585.310.000 đồng (tương đương 3.102.000 đồng/m2-PV), tạm thời chưa quan tâm đến số chênh lệch 1.199.690.000 đồng những ai được hưởng lợi, dư luận đặt câu hỏi số tiền 1.585.310.000 đồng trước khi được ghi trong hóa đơn GTGT đã đi những đâu? Tương tự, trường hợp ông Trịnh Đăng Trường mua nhà diện tích 239m2 của dự án, sau khi thống nhất giá với bà Nguyễn Thị Hương Giang, ông Trường đã giao cho bà Giang 2.050.000.000 đồng và được Công ty Tây Hồ ký Hợp đồng, hơn một năm sau, Công ty Tây Hồ mới giao lại Hóa đơn GTGT ghi số tiền chỉ là 1.123.300.000 đồng (tức 4,7 triệu đồng/m2-PV), chênh lệch 926.700.000 đồng và số tiền 1.123.300.000 đồng ghi trong hóa đơn được ai quản lý sử dụng trong hơn một năm?
Tìm hiểu về bất thường này, PV được biết, người mua đã nộp tiền cho “cò”, “cò” nộp tiền cho phòng Kinh doanh của Công ty Tây Hồ lúc đó do ông Nguyễn Tấn Hoàng làm Trưởng phòng (nay là Chủ tịch HĐQT công ty-PV), phòng Kinh doanh có trách nhiệm chuyển bộ hồ sơ hợp đồng sang phòng Kế toán Tài chính để vào sổ sách kế toán và xuất hóa đơn GTGT theo quy định. Cụ thể, đối với 20 hợp đồng mua bán ký kết năm 2017 tổng giá trị gần 14 tỷ đồng, đến cuối năm 2018 mới xuất hóa đơn GTGT. Dư luận đang đặt câu hỏi số tiền này đã lưu lạc ở những đâu trong năm 2018? Ai đã quản lý sử dụng số tiền này? Ai phải chịu trách nhiệm về việc để ngoài sổ sách này? Có hay không việc vụ lợi khi để tình trạng này xảy ra? Vai trò của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban Kiểm soát của công ty như thế nào? Và dư luận cũng đặt câu hỏi về trách nhiệm của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP đối với hàng loạt các vụ việc xảy ra liên tục, có hệ thống, gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng của nhà nước và cổ đông như thế nào?
Được biết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP lúc đó là ông Bùi Xuân Dũng (nay là Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất Động sản thuộc Bộ Xây Dựng), Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP thời kỳ này là ông Đậu Văn Diện (nay ông Diện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP).
Liên quan đến các dấu hiệu sai phạm xảy ra tại Công ty Tây Hồ, doanhnghiephoinhap.vn đã liên hệ và đặt nội dung làm việc với lãnh đạo Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP về quan điểm, các biện pháp giải quyết của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP đối với những diễn biến ngày càng “lộn xộn” tại Công ty Tây Hồ.
Tạp chí sẽ tiếp tục phản ánh về những vấn đề mà dư luận quan tâm liên quan đến Công ty Tây Hồ.
Nhóm PV Pháp luật
Bài liên quan
- Lỗ hổng trong việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Bài 3: Tài sản nhà nước bị "bốc hơi” hàng trăm tỉ đồng
- Lỗ hổng trong việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Bài 2: Công ty Tây Hồ: “Thẩm lậu” tài sản do cố ý?
- Lỗ hổng trong việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp
#Công ty Tây Hồ

Lỗ hổng trong việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Bài 3: Tài sản nhà nước bị "bốc hơi” hàng trăm tỉ đồng
Phát lộ tình tiết mới để nhận định thương vụ “Hợp tác đầu tư” giữa Công ty Tây Hồ và Công ty Thăng Long Land gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho nhà nước và cổ đông. Hợp đồng bị phán quyết vô hiệu là điều khó tránh khỏi nếu một trong hai bên của hợp đồng hoặc khách hàng mua BĐS của dự án này khởi kiện. Đó là khẳng định của Luật sư sau khi nghiên cứu về hai hợp đồng này, bởi có quá nhiều vi phạm về thẩm quyền khi ký kết hợp đồng.

Lỗ hổng trong việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Bài 7: Phát hiện tài liệu giả mạo của Công ty Tây Hồ trong hồ sơ lưu tại Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đăng ký thay đổi lần thứ 9 của Công ty Tây Hồ, có tên ông Phan Quốc Thắng là Người đại diện theo pháp luật và Tổng Giám đốc công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp chóng vánh, bỏ qua tố cáo và đề nghị về việc hồ sơ không hợp lệ. Mới đây, đã phát hiện hồ sơ xin cấp GCN ĐKDN lần này lưu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội có tài liệu giả mạo, gây sốc cho người trong cuộc.

Lỗ hổng trong việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Bài 6: Từ Luật sư tư vấn hợp đồng thành Tổng Giám đốc Công ty Tây Hồ
Công ty Tây Hồ ký kết với Công ty Thăng Long Land Hợp đồng hợp tác đầu tư nhưng nội dung có dấu hiệu chuyển nhượng dự án, gây thất thoát nhiều trăm tỷ đồng của nhà nước và cổ đông. Điều bất ngờ, tư vấn cho hợp đồng này là một Luật sư, sau đó chính người này trở thành Tổng Giám đốc của Công ty Tây Hồ.
Đọc thêm Pháp luật doanh nghiệp
Hòa Bình: Phát hiện, bắt giữ, xử lý 283 vụ vi phạm sản xuất - kinh doanh
Thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, 6 tháng đầu năm nay, các lực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 283 vụ vi phạm; tổng số tiền xử phạt và truy thu thuế là 18.458 triệu đồng; trị giá hàng hóa tịch thu 358 triệu đồng.
Tạm dừng hoạt động 4 đại lý hải quan tại Bắc Ninh
Việc thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan do hết thời hạn sử dụng mà đại lý không thực hiện thủ tục gia hạn. Cùng với đó việc Tổng cục Hải quan tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan do không đảm bảo điều kiện về nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định.
Bộ Công an: Bác bỏ thông tin ông Nguyễn Thanh Long và ông Nguyễn Quang Tuấn đã tử vong trong trại giam!
"Thông tin ông Nguyễn Thanh Long và ông Tuấn tự tử là hoàn toàn không chính xác. Hai bị can đang được giam giữ, chế độ giam giữ đúng quy định. Tâm lý của hai bị can là hoàn toàn bình thường".
Kiên Giang: Đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự vụ Công ty TNHH MTV C.H.G mua bán phân bón giả
Trước đó, ngày 17/5, Đội QLTT số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Kiên Giang kiểm tra đột xuất Công ty CHG có trụ sở tại xã Bình Giang (huyện Hòn Đất). Tại thời điểm kiểm tra, Công ty chưa xuất trình được Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Thanh tra phát hiện 33 gói thầu có dấu hiệu vi phạm tại CDC Đà Nẵng
Ngày 29/6, Thanh tra TP. Đà Nẵng có thông báo kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng chống dịch COVID-19 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng).
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Điện Tây Bắc bị nộp phạt và truy thu hơn 387 triệu đồng
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Điện Tây Bắc đã khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hơn 255 triệu đồng, gồm thuế GTGT và thuế TNCN của năm 2020 và 2021.
Cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội lừa đảo chiếm đoạt hơn 27,9 tỷ đồng
Sáng 27/6, TAND TP. Hà Nội đã xử phạt bị cáo Nguyễn Phương Mai (SN1960, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội mức án chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"...
Huyện Đan Phượng- Hà Nội: Dấu hiệu sai phạm khi cấp Giấy CNQSD đất cho hộ ông Nguyễn Trọng Sâm
Không chỉ cấp Giấy CNQSD đất khi thửa đất đang có tranh chấp, UBND xã Liên Trung và các phòng ban chức năng của huyện Đan Phượng đã “bỏ sót”, không thu tiền sử dụng đất đối với 120m2 nằm trong thửa đất số 858 của hộ ông Nguyễn Trọng Sâm.
Bài 4: Dự án Roxana Plaza, Chủ đầu tư ngừng thi công nhưng không ngừng phát ngôn gây sốc
Liên quan đến việc Dự án Roxana Plaza ngừng thi công, khách hàng mua căn hộ và dư luận đang hoang mang về lý do ngừng thi công và bất ngờ trước những “phát ngôn” của Chủ đầu tư.
Cưỡng chế thuế Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình số tiền 850 tỷ đồng
Trong kỳ công khai nợ thuế mới đây của Cục Thuế Hà Nội, Khu Liên hợp thể thao quốc gia nợ thuế lên tới gần 860 tỉ đồng, trong đó nợ thuế là 26,6 tỉ đồng, số nợ liên quan đến đất là 832,6 tỉ đồng.