Thứ tư 16/07/2025 03:50
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Kinh nghiệm của Đà Nẵng trong quá trình triển khai chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

02/12/2022 15:34
Riêng về phát triển đô thị thông minh, đánh giá sơ bộ về thí điểm các dịch vụ đô thị thông minh của 18 địa phương của Bộ TT&TT cho thấy, Đà Nẵng là địa phương đã đạt được kết quả nổi bật.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Trong cả ba lần giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam được tổ chức, Đà Nẵng đều được ghi nhận và vinh danh là thành phố thông minh xuất sắc nhất. Cùng với đó, địa phương này còn giành giải trong các lĩnh vực giao thông và logistics thông minh; khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; ứng dụng thông minh phục vụ công dân và doanh nghiệp.

Không những thế, liên tiếp trong 2 năm Bộ TT&TT thực hiện đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương – DTI, Đà Nẵng đều dẫn đầu khối địa phương. Trong đó, năm 2021, thứ hạng của Đà Nẵng về các hoạt động chính quyền số, kinh tế số và xã hội số lần lượt là 2, 2 và 1.

Riêng về phát triển đô thị thông minh, đánh giá sơ bộ về thí điểm các dịch vụ đô thị thông minh của 18 địa phương của Bộ TT&TT cho thấy, Đà Nẵng là địa phương đã đạt được kết quả nổi bật.

Bài học kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện thành phố thông minh

Trao đổi tại hội nghị thành phố thông minh Việt Nam 2022 diễn ra mới đây, Tiến sĩ Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã chia sẻ về bài học kinh nghiệm của địa phương trong việc triển khai thực hiện thành phố thông minh.

Trước hết, đó là quyết tâm chính trị, cam kết của lãnh đạo thành phố thông qua các chủ trương nghị quyết, chính sách vĩ mô; các kế hoạch cụ thể của từng cơ quan, địa phương. Cùng với đó, thành phố đã xác định mục tiêu hướng đến 1 hệ thống thông minh toàn diện với 1 chiến lược tổng thể về công nghệ bền vững, mà mỗi trụ cột phát triển sẽ hỗ trợ, thúc đẩy, tạo ra các sáng kiến và động lực phát triển mới một cách tuần hoàn.

Ông Lê Quang Nam - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - phát biểu tại hội nghị TP thông minh Việt Nam 2022
Ông Lê Quang Nam - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - phát biểu tại hội nghị TP thông minh Việt Nam 2022 diễn ra mới đây.

Một bài học kinh nghiệm nữa của Đà Nẵng là hiểu rõ thế mạnh, hạn chế của địa phương, từ đó xác định những vấn đề cần ưu tiên thực hiện phù hợp với nguồn lực nhằm đảm bảo khả năng và tiến độ đạt được mục tiêu đề ra. Ban hành Kiến trúc kỹ thuật Thành phố thông minh và triển khai đảm bảo tuân thủ theo Kiến trúc để có lộ trình đồng bộ, kế thừa, tương thích và hiệu quả.

Đại diện UBND thành phố Đà Nẵng cũng cho rằng, cần lựa chọn triển khai thí điểm trong phạm vi hẹp, đánh giá kết quả làm cơ sở triển khai nhân rộng, không làm dàn trải, quy mô lớn.

Mặt khác, một dự án thành phố thông minh cần tính đến khía cạnh nhân văn, xã hội và môi trường và cần phải kết hợp đầy đủ các khía cạnh liên quan đến quản trị, cơ sở hạ tầng, con người và xã hội. Bên cạnh đó, cần huy động hợp tác quốc tế và trong nước; triển khai phát triển đô thị thông minh gắn với phát triển sản phẩm “Made in Việt Nam” và phát triển kinh tế số của thành phố.

3 giai đoạn trong lộ trình triển khai thành phố thông minh

Ông Lê Quang Nam cho rằng, để trở thành đô thị lớn, thông minh, sáng tạo, kết nối đồng bộ với khu vực và thế giới, Đà Nẵng đã và đang quyết tâm, nỗ lực, chủ động triển khai, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm hướng đến xây dựng TP thông minh một cách bền vững.

Bên cạnh đó, cách tiếp cận của Đà Nẵng trong xây dựng TP thông minh được xác định hạ tầng pháp lý là nền tảng quan trọng làm động lực thúc đẩy, Đà Nẵng đã chủ động ban hành các chủ trương, chính sách và Khung Kiến trúc để định hướng phát triển TP thông minh.

“Điều này thể hiện ở Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 khi xác định 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá là: “Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao và CNTT, gắn với xây dựng đô thị khởi nghiệp sáng tạo, TPTM, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực mới, nhất là kinh tế số, xã hội số và chính quyền số. Đà Nẵng đã điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn đến 2045, lồng ghép các giải pháp xây dựng TP thông minh trong phát triển đô thị; bổ sung ứng dụng ICT trong hạng mục quy hoạch đô thị và phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đô thị và cung cấp các dịch vụ, tiện ích thông minh cho người dân”- ông Nam cho hay.

Ông Nam cho biết, từ những năm 2000, Đà Nẵng đã bắt đầu triển khai chính quyền điện tử. Năm 2010, TP đã ban hành Kiến trúc tổng thể Chính quyền điện tử và năm 2014 đưa vào sử dụng chính thức Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử TP.

Xây dựng TP thông minh là bước tiếp theo của Chính quyền điện tử được Đà Nẵng triển khai theo 3 trục: hạ tầng - dữ liệu - thông minh, với nguyên tắc “một nền tảng, đa đối tác, đa ứng dụng, người dân làm trung tâm”, trong đó vai trò của dữ liệu là nền tảng chính. Năm 2018, thành phố ban hành Kiến trúc tổng thể TP thông minh và ban hành, chính thức triển khai Đề án xây dựng TP thông minh giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030.

Và cho đến nay, Đà Nẵng xác định chuyển đổi số là “chìa khóa” để giải quyết “điểm nghẽn” của TP, mở ra không gian phát triển mới, toàn diện và bền vững; là công cụ, phương tiện xây dựng thành công TP thông minh.

“Lộ trình triển khai TP thông minh được Đà Nẵng thực hiện theo 3 giai đoạn: Giai đoạn đến 2020: Sẵn sàng hạ tầng, nền tảng và dữ liệu thông minh; Giai đoạn đến 2025: Thông minh hóa các ứng dụng; Giai đoạn đến 2030: Thông minh hóa ứng dụng cộng đồng; và hoàn thành xây dựng đô thị thông minh, kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN theo mục tiêu tại Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị.

"Để đảm bảo thống nhất cách tiếp cận và mô hình triển khai, kết nối đồng bộ, liên thông và triển khai hiệu quả, Đà Nẵng triển khai TP thông minh theo Khung Kiến trúc với 6 trụ cột gồm: quản trị thông minh, kinh tế thông minh, giao thông thông minh, môi trường thông minh, đời sống thông minh, công dân thông minh; với 16 lĩnh vực chuyên ngành ưu tiên triển khai”- ông Nam chia sẻ thêm.

Hà Trang (t/h)

Bài liên quan
Tin bài khác
Chủ tịch Tập đoàn CMC: Đổi mới tư duy về AI là chìa khóa chuyển đổi số

Chủ tịch Tập đoàn CMC: Đổi mới tư duy về AI là chìa khóa chuyển đổi số

Ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Tập đoàn công nghệ CMC cho rằng, muốn chuyển đổi số bứt phá, Việt Nam cần đổi mới tư duy về AI và chính phủ thông minh.
Hỗ trợ người khuyết tật tham gia hệ sinh thái kinh tế số

Hỗ trợ người khuyết tật tham gia hệ sinh thái kinh tế số

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp Việt Nam (SYS Việt Nam), Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX) – Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Hội Thanh niên Khuyết tật Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình đào tạo, hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp kinh tế số dành cho người khuyết tật.
Ngành Ngân hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính

Ngành Ngân hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính

Ngân hàng Nhà nước cho biết ngành ngân hàng đã hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính, thúc đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng.
Ngành Hải quan hướng tới tỷ lệ phân luồng Xanh đạt 70%: Tăng số hóa, giảm kiểm tra thủ công

Ngành Hải quan hướng tới tỷ lệ phân luồng Xanh đạt 70%: Tăng số hóa, giảm kiểm tra thủ công

Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan (nay là Cục Hải quan) tại công văn số 128/TCHQ-TCCB ngày 8/1/2025, ngành Hải quan đang đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hóa quy trình thông quan, nhằm tạo thuận lợi thương mại, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI

Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI

Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập phối hợp cùng Unica.vn tổ chức tọa đàm "Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI" vào ngày 9/7/2025.
Hoàn thiện hệ thống khấu trừ và nộp thuế thay trên sàn thương mại điện tử

Hoàn thiện hệ thống khấu trừ và nộp thuế thay trên sàn thương mại điện tử

Một nội dung quan trọng được quy định tại Nghị định số 117/2025/NĐ-CP là trách nhiệm kê khai và nộp thuế thay của các tổ chức quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử và các tổ chức cung cấp nền tảng số có chức năng hỗ trợ thanh toán.
Vai trò, cơ hội và chiến lược đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái tài chính số

Vai trò, cơ hội và chiến lược đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái tài chính số

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức công bố triển khai Nghị định 94/2025/NĐ-CP – văn bản đầu tiên đặt nền móng cho một sandbox tài chính có kiểm soát tại Việt Nam.
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới

Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới

Nhằm trang bị cho doanh nghiệp những công cụ thực tiễn, chiến lược chuyển đổi hiệu quả, ngày 28-29/6, Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AIT Việt Nam) phối hợp với VietinBank tổ chức chuỗi Hội thảo chuyên đề “ESG - Chuyển đổi số - Đổi mới sáng tạo - Tài chính xanh”.
Chính phủ cấp 1.000 tỷ cho Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ cấp 1.000 tỷ cho Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia

Nghị định 160/2025/NĐ‑CP (29/6/2025) thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia, quỹ tài chính ngoài ngân sách, do Bộ Công an quản lý, với vốn khởi điểm 1.000 tỷ đồng. Quỹ hỗ trợ ứng dụng AI, Big Data, IoT… bảo đảm an toàn dữ liệu và thúc đẩy chuyển đổi số cả nước.
Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia: Động lực mới cho chuyển đổi số

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia: Động lực mới cho chuyển đổi số

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 160/2025/NĐ-CP về việc thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia – bước đi chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển, khai thác và ứng dụng dữ liệu trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
Niềm tin đổ vỡ, truyền thông bế tắc: Start-up Việt phải tự mình bán sản phẩm

Niềm tin đổ vỡ, truyền thông bế tắc: Start-up Việt phải tự mình bán sản phẩm

Startup Việt đang “gãy” vì không kịp thích nghi thì việc tối ưu chi phí, củng cố nhân hiệu trở thành chiến lược sinh tồn bắt buộc
Kinh doanh thương mại điện tử: Phải hiểu luật và tuân thủ pháp luật

Kinh doanh thương mại điện tử: Phải hiểu luật và tuân thủ pháp luật

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy nếu người bán không nắm rõ quy định pháp luật. Câu chuyện không chỉ là đăng bán hàng online, mà là hiểu luật, tuân thủ luật – yếu tố sống còn để phát triển bền vững trong môi trường số.
Triển khai thẻ vé điện tử liên thông tàu điện – xe buýt

Triển khai thẻ vé điện tử liên thông tàu điện – xe buýt

Từ ngày 2/9/2025, Hà Nội sẽ chính thức khai trương hệ thống thẻ vé điện tử liên thông giữa các phương tiện vận tải công cộng như tàu điện và xe buýt, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lộ trình xây dựng giao thông đô thị hiện đại, không dùng tiền mặt.
Hỗ trợ về thuế với hộ kinh doanh trong quá trình chuyển đổi: Sapo hiến kế gì?

Hỗ trợ về thuế với hộ kinh doanh trong quá trình chuyển đổi: Sapo hiến kế gì?

Nhiều nhà cung cấp dịch vụ cam kết xây dựng gói dịch vụ hợp lý, miễn phí phần mềm kế toán, hỗ trợ hóa đơn điện tử... nhằm hỗ trợ hộ kinh doanh trong quá trình chuyển đổi từ khoán thuế sang kê khai thuế.
Chuyển đổi hộ kinh doanh: Từ “nỗi sợ thuế” đến hệ sinh thái số minh bạch

Chuyển đổi hộ kinh doanh: Từ “nỗi sợ thuế” đến hệ sinh thái số minh bạch

Tại Hội nghị “Trao đổi giải pháp hỗ trợ người nộp thuế triển khai Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân”, đại diện các tập đoàn viễn thông lớn như Viettel và VNPT đã khẳng định cam kết đồng hành với ngành Thuế trong việc hỗ trợ hộ kinh doanh (HKD) chuyển đổi từ mô hình thuế khoán sang tự kê khai.