Thứ bảy 14/12/2024 14:39
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Tài chính

Khủng hoảng ngân hàng toàn cầu: Liệu Việt Nam có bị nguy hiểm?

10/05/2023 09:19
Liệu Việt Nam có phải chứng kiến một vụ sụp đổ ngân hàng tương tự như Ngân hàng Silicon Valley vừa qua không? Chuyên gia RMIT đã phân tích kỹ về tác động này.
Tiến sĩ Daniel Borer, Quyền chủ nhiệm chương trình Kinh doanh toàn cầu, Đại học RMIT (Australia)
Tiến sĩ Daniel Borer, Quyền chủ nhiệm chương trình Kinh doanh toàn cầu, Đại học RMIT (Australia).

Dẫu khó khăn do COVID-19, ngân hàng cũng không thể chỉ giữ tiền gửi trong kho mà phải đầu tư để tạo lợi nhuận. Do đó, nhiều ngân hàng, đặc biệt là ở Mỹ, đã quyết định mua trái phiếu chính phủ để tạo ra ít nhất một khoản lợi nhuận dù nhỏ với rủi ro thấp. Chiến lược này cũng dễ hiểu vì đây có lẽ là giải pháp thay thế đơn giản và thận trọng nhất khi đối mặt với tình trạng không mặn mà với nguồn vốn từ các công ty.

Tình hình chuyển hướng ngay khi các đợt phong tỏa kết thúc. Lạm phát bắt đầu tăng nhanh đột ngột do lượng tiền khổng lồ các ngân hàng trung ương bơm vào nền kinh tế, cùng với việc giá năng lượng tăng do cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn đang diễn ra. Mỹ ghi nhận tỉ lệ lạm phát 9,1% vào tháng 6/2022 - mức cao nhất trong 40 năm. Khu vực đồng tiền chung châu Âu đạt mốc 10% vào tháng 9/2022, tỉ lệ cao nhất từng được ghi nhận.

Trong cuộc chạy đua kiềm chế lạm phát, các ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất với tốc độ kỷ lục. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã nâng lãi suất từ 0,25% lên 5% như hiện tại trong vòng chưa đầy một năm. Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất từ 0% lên 3,5% trong vòng chưa đầy bảy tháng. Điều này thể hiện tốc độ tăng lãi suất nhanh nhất trong lịch sử của cả hai tổ chức trên.

Dẫu đây là động thái hợp lý để ngăn chặn lạm phát gia tăng, nhưng lại gây ra những thiệt hại không mong muốn khác. Ví dụ, khi trái phiếu được phát hành với lãi suất 2% mỗi năm, nó được định giá bằng 100% giá trị thị trường. Một trái phiếu giống hệt được phát hành sau đó sẽ mang lại cho trái chủ lãi suất 4%, khiến cho trái phiếu đầu tiên kém hấp dẫn hơn nhiều. Trong trường hợp kể trên, trái chủ đầu tiên sẽ phải chấp nhận giảm giá nếu muốn bán trái phiếu cũ vì cơ hội đầu tư tốt hơn đã hiển hiện.

Mức tăng 1%, tùy thuộc vào loại trái phiếu, có thể dễ dàng khiến trái phiếu cũ giảm 8% giá trị. Một số ngân hàng thương mại đã dự trữ trái phiếu Chính phủ Mỹ, loại trái phiếu có rất ít rủi ro miễn là họ giữ cho đến khi hết hạn, và được hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư cộng với tiền lãi. Tuy nhiên, nếu người gửi đến đòi tiền, như đã xảy ra với Ngân hàng Silicon Valley vào tháng 3 vừa qua, ngân hàng sẽ buộc phải bán đổ bán tháo một số tài sản để có được thanh khoản nhanh chóng.

Ngân hàng Silicon Valley đã sụp đổ vào ngày 10/3 (hình: Unplash).
Ngân hàng Silicon Valley đã sụp đổ vào ngày 10/3 (hình: Unplash).

Điều này dẫn đến sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley, khiến Ngân hàng First Republic lung lay và ngành ngân hàng toàn cầu rúng động, tác động đến châu Âu với Credit Suisse và Ngân hàng Deutsche bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng thương mại đã vượt qua cuộc khủng hoảng gần đây mà không bị tổn hại. Tình hình này, với Việt Nam, chỉ là tin tức ở nơi nào đó xa xôi và ảnh hưởng rất ít đến hoạt động kinh doanh thường nhật. Nhưng liệu các ngân hàng thương mại Việt Nam có đang gặp rủi ro và có khả năng sụp đổ như những gì vừa diễn ra với Ngân hàng Silicon Valley không?

Hiện có một vài yếu tố có lợi cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thứ nhất, các ngân hàng thương mại Việt Nam nắm giữ ít trái phiếu chính phủ hơn nhiều so với các ngân hàng Mỹ. Bên cạnh đó, Việt Nam đã vượt qua đại dịch nhờ một cộng đồng doanh nghiệp khá lành mạnh vẫn vay vốn ngân hàng cho các dự án kinh doanh của họ, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất.

Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không tăng lãi suất nhanh và mạnh như các nước phương Tây, thậm chí còn giảm 0,5% sau một cuộc họp giữa tháng 3. Trên thực tế, NHNN vẫn còn dư địa để giảm lãi suất nhiều hơn, do tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam không tăng nhanh như các nước khác. Vì vậy, ngay cả nếu các ngân hàng thương mại Việt Nam nắm giữ trái phiếu, họ sẽ chịu thiệt hại ít hơn rất nhiều. Ngoài ra, trong khi trái phiếu Chính phủ Mỹ có thể có thời gian đáo hạn lên đến ba mươi năm thì trái phiếu Chính phủ Việt Nam thường đáo hạn chỉ sau ba đến năm năm.

Trong quá khứ, các cuộc khủng hoảng ngân hàng, bao gồm cả cuộc khủng hoảng lớn vào năm 2012, đã khiến NHNN thắt chặt các quy định giúp ngành này ổn định hơn. Ngoài ra, một số bên cho vay hiện đã tuân thủ theo các quy định ngân hàng chuẩn mực quốc tế như Basel 3. Cuối cùng, NHNN đã nhiều lần thể hiện rằng sẽ can thiệp và đưa ra giải pháp lập lại trật tự với bất kỳ ngân hàng thương mại nào có dấu hiệu gặp nguy hiểm.

Trong khi các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể không gặp rủi ro, lĩnh vực bất động sản lại đang bị rung chuyển (hình: Pexels).
Trong khi các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể không gặp rủi ro, lĩnh vực bất động sản lại đang bị rung chuyển (hình: Pexels).

Tuy nhiên, trong khi các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể không gặp rủi ro, lĩnh vực bất động sản lại đang bị rung chuyển do lãi suất tăng khiến tình hình trở nên căng thẳng. Hơn nữa, lĩnh vực tài chính Việt Nam thường là ngắn hạn. Hầu hết các công ty chỉ có thể đầu tư thông qua tín dụng ngắn hạn. Khi các khoản này đáo hạn, họ cần tái cấp vốn với lãi suất cao hơn bình thường, gây áp lực lên cơ cấu chi phí của họ. Tín dụng dài hạn sẽ giúp củng cố sức mạnh tài chính cho các tập đoàn, và hơn thế nữa, còn cho toàn bộ nền kinh tế.

Một áp lực khác là nợ khó đòi. Để ứng phó với đại dịch, NHNN cho phép các ngân hàng thương mại bớt khắt khe hơn với nợ xấu. Điều này cho phép các ngân hàng thương mại không phải xóa nợ đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch. Trong khi một số doanh nghiệp đã phục hồi, nhiều ngân hàng vẫn còn khoản nợ xấu đáng kể. Tỉ lệ nợ có rủi ro cao, có thể phải chuyển thành nợ xấu, hiện ở mức 7,42%.

Nhìn chung, dẫu ngành ngân hàng tại Việt Nam hiện không có nguy cơ phải đóng cửa bất kỳ ngân hàng nào, áp lực hiện tại có thể là một cơ hội tốt để củng cố lĩnh vực tài chính hơn nữa. Cho phép các công ty bắt tay vào các dự án dài hạn và không phải bận tâm về việc tái cấp vốn nợ trong thời gian ngắn sẽ là một bước đi đúng hướng. Ngoài ra, giải phóng dòng vốn sẽ giúp thị trường vốn Việt Nam hấp dẫn hơn đối với vốn nước ngoài.

Dù điều này có vẻ đi ngược lại quan niệm thông thường, nhưng cho phép tiền chảy ra khỏi đất nước sẽ dẫn đến dòng vốn rót vào cao hơn vì các nhà đầu tư quốc tế được đảm bảo rằng họ có thể thu hồi vốn nếu cần.

Tiến sĩ Daniel Borer - Quyền chủ nhiệm chương trình Kinh doanh toàn cầu, Đại học RMIT (Australia)

Tin bài khác
Lãi suất ngân hàng ngày 14/12: PVcomBank dẫn dắt thị trường, HDBank cạnh tranh mạnh

Lãi suất ngân hàng ngày 14/12: PVcomBank dẫn dắt thị trường, HDBank cạnh tranh mạnh

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/12: PVcomBank vươn lên dẫn đầu với mức 10,5%/năm, HDBank đứng thứ hai. Cùng khám phá các ngân hàng có lãi suất cao nhất hiện nay.
VCBS: Tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng sẽ phân hóa mạnh trong năm 2025

VCBS: Tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng sẽ phân hóa mạnh trong năm 2025

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo lợi nhuận trước thuế của ngành ngân hàng trong hai năm 2024 và 2025 sẽ tích cực nhưng có sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm ngân hàng.
Moody

Moody's Ratings đưa dự báo triển vọng ngân hàng toàn cầu từ tiêu cực sang ổn định

Moody's Ratings đang kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế ổn định và chính sách nới lỏng tiền tệ, những yếu tố sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng toàn cầu.
Điều hành chính sách tiền tệ năm 2024: Chuyển dịch ưu tiên chính sách theo từng giai đoạn

Điều hành chính sách tiền tệ năm 2024: Chuyển dịch ưu tiên chính sách theo từng giai đoạn

Trong những tháng đầu năm, NHNN điều hành chính sách tiền tệ tập trung vào mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, bước sang nửa cuối năm, ưu tiên chuyển sang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.
Tín dụng cuối năm đổ mạnh vào sản xuất, kinh doanh

Tín dụng cuối năm đổ mạnh vào sản xuất, kinh doanh

Tín dụng cuối năm tăng trưởng mạnh mẽ, các ngân hàng đẩy mạnh vốn vào sản xuất và xuất khẩu. Nhiều gói tín dụng hấp dẫn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Lãi suất ngân hàng ngày 13/12: Xu hướng tăng mạnh, cơ hội gửi tiền sinh lời tốt

Lãi suất ngân hàng ngày 13/12: Xu hướng tăng mạnh, cơ hội gửi tiền sinh lời tốt

Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh vào ngày 13/12/2024, với nhiều ngân hàng điều chỉnh mức huy động.
Khách hàng SHB cần bổ sung thông tin sinh trắc học trước ngày 31/12/2024

Khách hàng SHB cần bổ sung thông tin sinh trắc học trước ngày 31/12/2024

Chỉ còn khoảng 3 tuần, Thông tư 17 & 18 của Ngân hàng Nhà nước sẽ chính thức có hiệu lực, để các hoạt động giao dịch tài chính không bị gián đoạn, SHB một lần nữa khuyến nghị khách hàng nhanh chóng bổ sung thông tin sinh trắc học sớm nhất có thể và trước ngày 31/12/2024.
Yêu cầu chuyển giao 2 ngân hàng kiểm soát đặc biệt trước 20/12

Yêu cầu chuyển giao 2 ngân hàng kiểm soát đặc biệt trước 20/12

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trình phương án chuyển giao 2 ngân hàng kiểm soát đặc biệt trước 20/12/2024, nhấn mạnh vai trò quan trọng trong ổn định thị trường tài chính.
SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đã chủ động triển khai những chính sách riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả trong dịp cuối năm 2024.
Lãi suất ngân hàng ngày 12/12/2024: Những ngân hàng nào giảm lãi suất?

Lãi suất ngân hàng ngày 12/12/2024: Những ngân hàng nào giảm lãi suất?

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 12/12/2024, ngân hàng NCB (ngân hàng Quốc dân) bất ngờ điều chỉnh giảm nhẹ với kỳ hạn từ 6-11 tháng, giữ nguyên các kỳ hạn khác.
OceanBank sắp thay tên, MB công bố nhân sự sau 2 tháng tiếp nhận

OceanBank sắp thay tên, MB công bố nhân sự sau 2 tháng tiếp nhận

Sau 2 tháng tiếp nhận OceanBank, MB bổ nhiệm nhân sự cấp cao mới và sắp đổi tên ngân hàng này thành MBV. Liệu những thay đổi này sẽ đưa OceanBank phát triển mạnh mẽ?
Tự do tận hưởng, thoải mái chi tiêu với thẻ tín dụng miễn 100% phí của SHB.

Tự do tận hưởng, thoải mái chi tiêu với thẻ tín dụng miễn 100% phí của SHB.

Với thông điệp “Tự do tận hưởng”, thẻ SHB Mastercard Truly Free của SHB giúp khách hàng gạt bỏ những bận tâm về các loại chi phí và thoải mái trong chi tiêu, chắp cánh người trẻ Việt Nam sống tự do theo đuổi đam mê và tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống.
Lãi suất ngân hàng ngày 11/12/ 2024: Cơ hội gửi tiết kiệm lãi cao

Lãi suất ngân hàng ngày 11/12/ 2024: Cơ hội gửi tiết kiệm lãi cao

Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh trong tháng 12, với nhiều ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động, đặc biệt ở các kỳ hạn dài. Đây là cơ hội tốt cho nhà đầu tư và người tiết kiệm.
Tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng thiệt hại do bão

Tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng thiệt hại do bão

Thông tư Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành không giới hạn số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ, với thời gian áp dụng kéo dài đến ngày 31/12/2025.
HDBank tỏa sáng tại Hội nghị Thành viên NAPAS 2024 với 02 giải thưởng danh giá

HDBank tỏa sáng tại Hội nghị Thành viên NAPAS 2024 với 02 giải thưởng danh giá

Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank) tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực ngân hàng và thanh toán số với hai giải thưởng danh giá tại Hội nghị Thành viên NAPAS 2024.