Chủ nhật 20/07/2025 08:59
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Khơi thông rào cản pháp lý trong thương mại điện tử cho doanh nghiệp

Thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển nhanh nhưng hành lang pháp lý còn chồng chéo, gây khó cho doanh nghiệp. Việc khơi thông rào cản là bước đi tất yếu.
Thương mại điện tử “leo núi”: Còn nhiều thách thức cản đường Trợ lý mua sắm AI: Cuộc cách mạng mới trong thương mại điện tử

Thương mại điện tử tăng tốc, pháp lý còn nhiều rào cản

Báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi năm. Năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử sớm vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Tỷ trọng về thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị của nền kinh tế số Việt Nam.

Tốc độ tăng như vậy nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phản ánh việc vận hành trên môi trường số không hề dễ dàng. Có thể kể đến như rắc rối với quy trình đăng ký website, hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới...

Khơi thông rào cản pháp lý trong thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Hội nghị tập huấn “Quản lý nhà nước về thương mại điện tử” thu hút sự quan tâm của cán bộ quản lý, doanh nghiệp

Ngoài ra, doanh nghiệp còn “ngại” thương mại điện tử vì lo rủi ro pháp lý liên quan đến quản lý dữ liệu người dùng, giải quyết tranh chấp với khách hàng và chế tài đối với hành vi gian lận trên sàn. Cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn chưa rõ ràng, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp.

Giới chuyên gia cho rằng, thương mại điện tử là một lĩnh vực có tính biến đổi nhanh, do đó cần một khung pháp lý linh hoạt, vừa đủ kiểm soát nhưng không cản trở sáng tạo.

Bộ Công Thương cũng đã thẳng thắn nhìn nhận, văn bản pháp lý về thương mại điện tử mặc dù đã có quy định về việc rà soát, kiểm soát, xử lý các thông tin vi phạm nhưng hoạt động vi phạm trong không gian mạng diễn ra ngày một tinh vi, đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu cần có công cụ quản lý hiệu quả hơn.

Mô hình thương mại điện tử phát triển ngày càng phức tạp, đa dạng và chưa có quy định pháp luật điều chỉnh riêng biệt. Đặc biệt, đối với hoạt động livestreams bán hàng, hiện đang là xu hướng phát triển nhanh của thương mại điện tử nhưng các quy định pháp lý về thương mại điện tử mới chỉ điều chỉnh chung giống như một hoạt động quảng cáo đi kèm với bán hàng, chưa có các quy định riêng về các chủ thể tham gia livestream (người chủ tài khoản, người tham gia livestream), các trường thông tin tối thiểu phải cung cấp cho người xem, trình độ chuyên môn của người thực hiện livestreams, định danh chủ tài khoản và các vấn đề về kiểm soát thông tin trong quá trình phát livestreams…

Gỡ rào cản càng sớm càng tốt

Thương mại điện tử là động lực tăng trưởng kinh tế số song nếu không nhanh chóng khơi thông các rào cản pháp lý, “động cơ tăng trưởng” này có thể bị ghìm lại bởi sự lạc hậu của cơ chế quản lý.

Nhằm trang bị cho cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp kiến thức sâu rộng về các quy định và thực tiễn trong thương mại điện tử; đồng thời giúp họ nắm bắt xu hướng và công nghệ mới để tăng cường hiệu quả quản lý, phát triển thương mại điện tử tại địa phương, ngày 30/5, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) - eComDX đã phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị tập huấn “Quản lý nhà nước về thương mại điện tử”.

Phát biểu tại hội nghị, ông La Văn Nam - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang - cho biết, hiện nay, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế số và chuyển đổi số. Sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng tham gia và quy trình hoạt động cùng sự hỗ trợ của hạ tầng internet và công nghệ hiện đại đã đưa thương mại điện tử trở thành trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang cũng như của cả nước.

Tuy nhiên, để quản lý thương mại điện tử hiệu quả cần phát huy và nghiên cứu các chính sách pháp lý, đảm bảo vận hành, áp dụng chúng một cách hiệu quả, bao gồm các chính sách đối với người bán, người tiêu dùng, chính sách thuế trong môi trường mạng. Việc quản lý nhà nước về pháp luật thương mại điện tử là yếu tố then chốt để ngành thương mại điện tử phát triển bền vững.

Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo một môi trường thương mại điện tử công bằng, minh bạch, tại hội nghị, chuyên gia đã chia sẻ những quy trình, thủ tục cần thiết để đăng ký và thông báo website thương mại điện tử bán hàng với Bộ Công Thương; các hành vi vi phạm phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử như bán hàng giả, cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi gian lận qua các nền tảng thương mại điện tử.

Việc xử lý các vi phạm này được thảo luận kỹ lưỡng, cùng với các biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; phương thức nhận diện lừa đảo và gian lận trong thương mại điện tử, đặc biệt là trong các hoạt động livestream và bán hàng qua mạng xã hội; các kỹ thuật và phương pháp để nhận diện, ngăn chặn, xử lý hiệu quả những hành vi này.

Ông Nguyễn Hữu Tuấn - Giám đốc eComDX - cho biết, thương mại điện tử không chỉ thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu, thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao năng suất lao động.

Tin bài khác
Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước: Tương lai ngân hàng nằm trong hệ sinh thái số mở

Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước: Tương lai ngân hàng nằm trong hệ sinh thái số mở

Ngành ngân hàng đang chuyển mình mạnh mẽ, xây dựng hệ sinh thái số thông minh, kết nối liền mạch từ dịch vụ công đến đời sống hàng ngày, thay cho mô hình truyền thống.
Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025: Phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025: Phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025 với chủ đề chuyên sâu về nâng cấp sản xuất thông minh, phát triển hệ sinh thái bán dẫn và tăng trưởng bền vững. Đây là sự kiện nhằm cụ thể hóa các định hướng của Nghị quyết 57-NQ/TW, tạo cầu nối giữa chính sách của Chính phủ và thực tiễn triển khai tại doanh nghiệp.
Xuất khẩu công nghệ tăng tốc vượt trội tại châu Á

Xuất khẩu công nghệ tăng tốc vượt trội tại châu Á

Xuất khẩu công nghệ tại châu Á đã tăng vượt trội so với nhóm phi công nghệ, với khoảng cách lớn nhất ghi nhận ở Thái Lan, theo báo cáo mới nhất của Nomura.
Kinh tế số và công nghệ chiến lược: Lối đi tất yếu cho mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam

Kinh tế số và công nghệ chiến lược: Lối đi tất yếu cho mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam

Kinh tế số và công nghệ chiến lược đang trở thành hai trụ cột then chốt trong mô hình tăng trưởng mới, dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trong giai đoạn 2026–2030.
Huawei trở lại ngôi vương thị trường smartphone Trung Quốc

Huawei trở lại ngôi vương thị trường smartphone Trung Quốc

Lần đầu tiên sau hơn bốn năm, Huawei đã vượt qua các đối thủ nội địa để dẫn đầu thị trường smartphone Trung Quốc, bất chấp sức mua yếu và tổng lượng tiêu thụ toàn ngành giảm sút.
Giao hàng hỏa tốc: Cuộc đua của những “ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc

Giao hàng hỏa tốc: Cuộc đua của những “ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc

Alibaba và JD.com đang đổ hàng tỷ USD vào cuộc chiến giành ngôi vương thị trường bán lẻ tức thời tại Trung Quốc, trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và cạnh tranh khốc liệt với Meituan.
AI đang làm sụt giảm nhu cầu tuyển dụng tại Anh

AI đang làm sụt giảm nhu cầu tuyển dụng tại Anh

Nhiều doanh nghiệp tại Anh đang giảm tuyển dụng ở các vị trí dễ dàng bị thay thế bởi AI, cho thấy công nghệ này đang tác động rõ nét đến thị trường lao động và chiến lược nhân sự.
Chủ tịch Tập đoàn CMC: Đổi mới tư duy về AI là chìa khóa chuyển đổi số

Chủ tịch Tập đoàn CMC: Đổi mới tư duy về AI là chìa khóa chuyển đổi số

Ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Tập đoàn công nghệ CMC cho rằng, muốn chuyển đổi số bứt phá, Việt Nam cần đổi mới tư duy về AI và chính phủ thông minh.
Hỗ trợ người khuyết tật tham gia hệ sinh thái kinh tế số

Hỗ trợ người khuyết tật tham gia hệ sinh thái kinh tế số

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp Việt Nam (SYS Việt Nam), Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX) – Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Hội Thanh niên Khuyết tật Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình đào tạo, hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp kinh tế số dành cho người khuyết tật.
Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá 4000 tỷ USD

Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá 4000 tỷ USD

Nvidia trở thành công ty đầu tiên chạm mốc vốn hóa 4.000 tỷ USD, phản ánh vai trò dẫn đầu trong làn sóng AI toàn cầu và niềm tin mạnh mẽ từ Phố Wall.
"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

Tại buổi toạ đàm: “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI" diễn ra sáng nay (9/7), ông Trần Khánh Tư đã chia sẻ 5 bước ứng dụng AI giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tăng trưởng vượt bậc.
Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Shark Hưng nhận định AI là cơ hội lớn, dữ liệu là “vàng mới”, doanh nghiệp nào làm chủ được công nghệ, sẽ chiến thắng trong kỷ nguyên chuyển đổi số toàn diện.
Ngành Ngân hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính

Ngành Ngân hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính

Ngân hàng Nhà nước cho biết ngành ngân hàng đã hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính, thúc đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng.
Ngành Hải quan hướng tới tỷ lệ phân luồng Xanh đạt 70%: Tăng số hóa, giảm kiểm tra thủ công

Ngành Hải quan hướng tới tỷ lệ phân luồng Xanh đạt 70%: Tăng số hóa, giảm kiểm tra thủ công

Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan (nay là Cục Hải quan) tại công văn số 128/TCHQ-TCCB ngày 8/1/2025, ngành Hải quan đang đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hóa quy trình thông quan, nhằm tạo thuận lợi thương mại, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI

Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI

Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập phối hợp cùng Unica.vn tổ chức tọa đàm "Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI" vào ngày 9/7/2025.