Thứ tư 02/07/2025 09:32
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra

08/09/2024 08:51
Hôm nay 8/9, các lực lượng, đơn vị, tại các địa phương đã tích cực, khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.

Thống kê sơ bộ, đã có 8 người chết do ảnh hưởng của bão số 3 - cơn bão được đánh giá là mạnh nhất 30 năm qua - ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ. Còn thiệt hại về tài sản, hiện vẫn chưa thể kiểm đếm.

Hà Nội:

Theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, đến 5 giờ sáng ngày 8/9, các đơn vị quản lý cây xanh đã huy động toàn bộ lực lượng và phương tiện để dọn dẹp được hơn 570 cây đổ và khoảng 500 cành cây bị gãy. Hiện nay, các đơn vị đang tiếp tục công tác giải tỏa, ưu tiên các khu vực đảm bảo giao thông như các tuyến đường trọng điểm, trục chính, và các khu vực cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện. Dự kiến, trong vòng 24 giờ tới, công tác giải tỏa sơ bộ sẽ hoàn thành để đảm bảo giao thông thông suốt. Sau đó, các đơn vị sẽ tiếp tục thu dọn cây đổ, dựng lại cây, vệ sinh môi trường và thu hồi củi gỗ. Công việc này dự kiến hoàn tất trong 7 đến 10 ngày.

Ảnh minh họa
Các lực lượng của Hà Nội luôn ứng trực, kịp thời xử lí ngay các sự cố do bão số 3 gây ra.

Củi gỗ sau khi thu dọn sẽ được tập kết tại các địa điểm thuận lợi cho việc vận chuyển như Vườn ươm Yên Sở, Vườn ươm Cổ Nhuế, bãi tập kết tại dốc La Pho, và Công viên Tuổi trẻ. Hiện tại, trên địa bàn thành phố đang có mưa lớn với lượng mưa phổ biến từ 150 đến 300 mm. Thành phố đã xuất hiện 19 điểm úng ngập cục bộ, và đến 5 giờ sáng ngày 8/9, đã khắc phục được 14 điểm, còn 5 điểm ngập ở lưu vực sông Cầu Bây và sông Nhuệ vẫn đang được xử lý. Các điểm ngập này dự kiến sẽ được giải quyết xong vào lúc 8 giờ sáng cùng ngày.

Đại diện Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội cho biết, các lực lượng đang tập trung xử lý cây đổ tại các kênh mương, sông hồ, đồng thời dọn dẹp rác và lá cây tại các ga thu nước. Các sự cố liên quan đến hệ thống chiếu sáng công cộng do bão số 3 gây ra, bao gồm 181 sự vụ như chập điện, mất pha, gãy cột thép và vỡ hỏng đèn, đang được khắc phục. Tính đến hiện tại, đã xử lý được 106 sự vụ và dự kiến hoàn tất công tác chiếu sáng đô thị trong ngày 8/9.

Trong buổi trao đổi tối ngày 7/9 với Báo Hànộimới về tình hình ứng phó với cơn bão số 3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, cho biết đã trực tiếp chỉ đạo 30/30 bí thư quận, huyện và thị ủy tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để đảm bảo an toàn cho người dân trong bão số 3. Bí thư Thành ủy cũng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, chiến sĩ lực lượng quân đội, công an, cùng cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong việc chủ động triển khai các phương án phòng, chống bão từ sớm. Nhờ sự hợp tác chặt chẽ của người dân và các lực lượng chức năng, thành phố đã giảm thiểu được thiệt hại do bão gây ra.

Trong những ngày tới, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp chính quyền và các ngành tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của mưa bão, triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời theo phương châm "bốn tại chỗ", đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân và tài sản của nhà nước cũng như của người dân. Các lực lượng chức năng phải tập trung cao độ, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống để giảm thiểu tối đa thiệt hại. Bí thư Thành ủy cũng nhấn mạnh rằng đây là thời điểm người dân cần được hỗ trợ và tất cả các lực lượng phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất để bảo vệ sự an toàn của người dân.

Hải Phòng:

Sáng ngày 8/9, Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức một cuộc họp nhằm thảo luận về thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra và đề ra các phương án khắc phục hậu quả. Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu chủ trì cuộc họp, cùng sự tham gia của các Ủy viên Ban Thường vụ, lãnh đạo các sở, ngành, và quận huyện trên địa bàn.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, ông Nguyễn Đức Thọ, thay mặt Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố, cho biết cơn bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Cụ thể, có 2 người tử vong (một ở huyện Tiên Lãng, một ở huyện Thủy Nguyên) và 13 người bị thương. Ngoài ra, 5.000 ha lúa đang trổ bông có nguy cơ thiệt hại do ngập úng, hơn 1.750 ha rau màu bị ngập nước, và 1.000 cây ăn quả bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng chưa thể đánh giá hết thiệt hại.

Tại Hải Phòng, nhiều tuyến đường, cây xanh, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông, biển báo, và đường dây thông tin bị hư hỏng do ngập nước, gây ách tắc nghiêm trọng và làm gián đoạn hoạt động giao thông.

Đại diện huyện Thủy Nguyên cho biết, trên địa bàn huyện có 100 trường học bị tốc mái và 30 trụ sở làm việc bị hư hỏng. Đặc biệt, tại xã Kênh Giang đã xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng, khiến hai vợ chồng bị tốc mái nhà. Người vợ, sinh năm 1972, bị thương nặng và sau đó đã qua đời tại bệnh viện.

Thái Bình:

Một số tuyến phố tại thị trấn Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, đã bị ngập nặng do mưa lớn sau khi bão số 3 đổ bộ. Cụ thể, các khu vực như đường Vũ Trọng, đường Chu Đình Ngạn, và phố Tân Hưng ngập nước đến đầu gối, khiến nhiều phương tiện ôtô và xe máy bị chết máy vào đêm qua và sáng nay. Toàn bộ thị trấn Tiền Hải hiện đang mất điện do hệ thống cột điện và đường dây điện bị đứt gãy, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân. Đa số các quán ăn sáng không thể mở cửa phục vụ.

Lực lượng chức năng thành phố Thái Bình thu dọn cây đổ trên đường Lê Lợi, thành phố Thái Bình. (Ảnh: TTXVN)
Lực lượng chức năng thành phố Thái Bình thu dọn cây đổ trên đường Lê Lợi, thành phố Thái Bình. (Ảnh: TTXVN).

Ông Ngô Đình, chủ một doanh nghiệp tại thị trấn Tiền Hải, chia sẻ: "Sáng nay, tôi đi một vòng quanh thị trấn và thấy rằng thiệt hại chủ yếu là cây cối bị đổ và dây điện bị đứt, gây mất điện. Khu vực tổ hợp nhà hàng, khách sạn và gara ôtô của tôi hôm qua bị đổ mất ba cây lớn, nhưng rất may mái tôn của gara ôtô không bị tốc."

Ông Phạm Ngọc Kế, Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải kiêm Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện, cho biết: "Hiện chúng tôi đang tiếp tục thống kê thiệt hại sau bão. Theo báo cáo sơ bộ, chủ yếu là thiệt hại liên quan đến hệ thống dây và cột điện hạ áp tại một số khu vực. Nhiều cột điện và cây xanh bị đổ, và huyện đang nỗ lực khắc phục. Tuy nhiên, may mắn là tàu thuyền tại các bến đều an toàn, không có nhà cửa hay công trình xây dựng nào bị sập, và không có thiệt hại về người. Ngay sau đây, huyện sẽ tổ chức ba đoàn kiểm tra thiệt hại và công tác khắc phục sau bão, do tôi và hai đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện trực tiếp dẫn đầu."

Quảng Ninh:

Bão số 3 đã đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đạt cấp 12-13 (118-149km/h), giật cấp 16, gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho các địa phương trên toàn tỉnh. Ngay trong sáng ngày 8/9, các lực lượng, đơn vị và địa phương tại Quảng Ninh đã khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả. Tại huyện Vân Đồn, các tổ công tác đã được thành lập và nhanh chóng chia thành nhiều nhóm để trực tiếp xuống các khu vực nuôi trồng thủy sản trên biển, kiểm tra tình hình và thực hiện các biện pháp khắc phục. Mặc dù công tác này đang diễn ra tích cực, tuy nhiên, trên biển, sóng lớn và gió mạnh đã gây không ít khó khăn cho việc rà soát, kiểm tra.

Công an Vân Đồn triển khai kiểm tra, khắc phục hậu quả trên biển
Công an Vân Đồn triển khai kiểm tra, khắc phục hậu quả trên biển.

Tối ngày 7/9, ngay sau khi bão số 3 quét qua, Công an tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến khẩn cấp dưới sự chủ trì của Đại tá Trần Văn Phúc, Giám đốc Công an tỉnh, để triển khai các nhiệm vụ khắc phục thiệt hại do cơn bão gây ra. Công an tỉnh đã xác định các địa bàn trọng điểm cần tập trung khắc phục, bao gồm Hạ Long, Cẩm Phả, Quảng Yên, Vân Đồn và Cô Tô. Những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bao gồm các điểm sạt lở đất, cây xanh, cột điện bị đổ chặn giao thông, các khu vực dân cư vùng trũng bị ngập úng sau bão, và các địa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa. Nhiều trụ sở Công an cấp huyện, xã cũng bị thiệt hại nặng nề về tài sản.

Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các đơn vị, địa phương cần tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, đánh giá chính xác mức độ thiệt hại và các khu vực có nguy cơ chịu thiệt hại lớn. Công tác dự báo tình hình tại từng địa bàn cần được thực hiện chặt chẽ để bố trí nhân lực và phương tiện một cách hiệu quả. Năm đoàn công tác đã được phân công do các lãnh đạo Công an tỉnh trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo tại các đơn vị, địa phương chịu thiệt hại. Các đoàn công tác có nhiệm vụ nắm bắt thông tin về tình hình hậu quả của cơn bão, những địa điểm có nguy cơ ngập úng, lũ lụt, sạt lở đất, và các khó khăn liên quan đến lực lượng, phương tiện và trang thiết bị.

Công an tỉnh cũng phải kịp thời phát hiện và tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông, an ninh kinh tế các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, an toàn hồ đập, đê điều, và an ninh nguồn nước, điện. Đồng thời, Công an tỉnh cũng đang gấp rút rà soát và đánh giá thiệt hại đối với gia đình các cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng, đề ra các phương án hỗ trợ đối với những gia đình bị thiệt hại nặng vượt quá khả năng tự khắc phục của họ.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sau khi đi sâu vào đất liền khu vực đồng bằng Bắc Bộ, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, có thể gây mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 70-150mm, có nơi trên 400mm.

Lúc 1 giờ ngày 8/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21 độ Vĩ Bắc; 105,2 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61 km/giờ), giật cấp 9, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 10-15 km/giờ.

Đến 1 giờ ngày 9/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 101,8 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Thượng Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh dưới cấp 6, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15 km/giờ và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Khu vực chịu ảnh hưởng là khu vực phía Tây vịnh Bắc Bộ, khu vực Bắc Bộ, độ rủi ro cấp 3.

Anh Nguyên

Bài liên quan
Tin bài khác
Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hôm nay (1/7/2025) cả 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Thời điểm này đánh dấu cuộc chuyển mình to lớn về quản trị quốc gia để phù hợp với kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Sau khi hoàn tất sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Đà Nẵng đã hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, với đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn và lý lịch chính trị vững vàng.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Sáng ngày 30/6, Tại Hội trường Thành ủy Nha Trang, diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, khởi đầu cho chính quyền hai cấp mới từ 1/7/2025. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
TP. Hồ Chí Minh: 107 đồng chí uỷ viên được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố

TP. Hồ Chí Minh: 107 đồng chí uỷ viên được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính tại TP. Hồ Chí Minh.
Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Từ 1/7/2025, Quảng Trị và Quảng Bình hợp nhất thành tỉnh Quảng Trị. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt hành chính - phát triển, mở ra cơ hội liên kết vùng và phát triển bền vững.
Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
Bước ngoặt lịch sử: Phú Thọ vận hành bộ máy mới sau sáp nhập 3 tỉnh

Bước ngoặt lịch sử: Phú Thọ vận hành bộ máy mới sau sáp nhập 3 tỉnh

Lễ công bố tổ chức hành chính mới của tỉnh Phú Thọ diễn ra ngày 30/6, đánh dấu bước chuyển lịch sử với mô hình phát triển đa trung tâm, tích hợp cao.
Hân hoan trong ngày vui lớn

Hân hoan trong ngày vui lớn

Hôm nay 30/6/2025 đã được xác định là thời điểm trọng đại, khi các tỉnh thành công bố sự kiện hợp nhất địa giới, chung hòa đơn vị hành chính. Nhiều hoạt động chào mừng, ghi nhận đang sôi nổi diễn ra.
Hải Phòng – Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập hành chính: Dấu ấn cải cách từ Trung ương đến cơ sở

Hải Phòng – Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập hành chính: Dấu ấn cải cách từ Trung ương đến cơ sở

Sáng 30/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã; kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện; thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, xã, phường, đặc khu đã diễn ra trọng thể.
Giang sơn được sắp xếp lại: Không chỉ gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn

Giang sơn được sắp xếp lại: Không chỉ gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn

Sau Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu, từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động, giảm 29 đơn vị so với trước. Cuộc “sắp xếp lại giang sơn” được nhìn nhận “không chỉ để gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn…”.
Sáp nhập tinh giản hành chính có làm đánh mất địa danh?

Sáp nhập tinh giản hành chính có làm đánh mất địa danh?

Có một nhận định chung đang rất được lan tỏa với cộng đồng, là từ ngày 01/7, nhiều địa danh tỉnh thành sẽ mất đi, khi chính quyền thay đổi cấp bậc quản lý hành chính và tinh giản địa giới một số địa phương. Song điều đó có thật không, hay chúng ta cần cởi mở góc nhìn để nhìn nhận vấn đề?
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập thành phố, Đảng bộ và lãnh đạo TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập thành phố, Đảng bộ và lãnh đạo TP.HCM

8h sáng nay 30-6, tất cả các tỉnh, thành cả nước đồng loạt tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.