IMF cho biết nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 6% trong năm nay khi vắc xin mở đường phục hồi hoàn toàn

09:06 07/04/2021

Các nhà kinh tế tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, các gói kích thích mới và tỷ lệ tiêm chủng được cải thiện và nâng cao trong vài tháng qua sẽ đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh nhất kể từ năm 1976.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Theo báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất của tổ chức, IMF đã nâng ước tính tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu trong năm nay từ 5,5% lên 6%. Tình hình cải thiện phần lớn gắn liền với kỳ vọng mở cửa kinh tế trở lại và tiêm chủng trên diện rộng. Bên cạnh đó, mức giảm tăng trưởng năm ngoái đã được điều chỉnh từ 4,4% xuống còn 3,3% và ước tính tăng trưởng cho năm 2022 được nâng lên từ 4,2% đến 4,4%. Nền kinh tế thế giới sau đó sẽ tăng trưởng khoảng 3,3% trong trung hạn do sự gián đoạn chuỗi cung ứng tiềm ẩn và tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động chậm ảnh hưởng một phần đến sự phục hồi.

Các nền kinh tế tiên tiến dự kiến ​​sẽ dẫn đầu quá trình phục hồi nhờ các hỗ trợ kích thích mới được thông qua trong những tuần gần đây. Tổng thống Joe Biden hồi tháng 3 đã ký một biện pháp kích thích trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la, trong đó phần lớn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm mới. IMF cho biết các khoản cứu trợ tài khóa mới ở các nền kinh tế lớn khác sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong thời gian tới. Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu và phía chính phủ các nước nên chú trọng hơn vào các quốc gia nhỏ có khả năng tụt lại phía sau. Nhóm nghiên cứu do Gita Gopinath dẫn đầu cho biết trong báo cáo chỉ ra dịch bệnh COVID-19 có khả năng để lại những hậu quả nặng nề hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Thực tế cho thấy các nền kinh tế mới nổi chưa có điều kiện vững chắc chịu ảnh hưởng sâu sắc hơn từ dịch bệnh.

Mặc dù có những tiến bộ đáng khích lệ trong việc tiêm chủng rộng rãi nhưng các nhà phân tích và chuyên gia vẫn chưa thể chắc chắn về sự phục hồi đồng đều trên phạm vi toàn cầu. Các chủng COVID-19 mới hoành hành đã khiến số ca bệnh hàng ngày tăng cao trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, nơi một số quốc gia đang tái áp dụng các biện pháp đóng cửa vì dịch bệnh. Những “vết sẹo” kinh tế tiềm tàng cũng có thể kìm hãm các nền kinh tế khôi phục sức mạnh trước đại dịch. Những ẩn số như vậy sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cách các hộ gia đình tiết kiệm chi tiêu và cân bằng kinh tế trong tình hình khó khăn.

Tổ chức cho biết thêm, sự phục hồi không đồng đều là một điều đáng lo ngại. Tổn thất đặc biệt nghiêm trọng đối với các quốc gia dựa vào du lịch và xuất khẩu hàng hóa cũng như những quốc gia có ít chính sách nhằm chống lại suy thoái kinh tế. Một số quốc gia cũng bước vào thời kỳ suy thoái với tình hình tài khóa tồi tệ hơn nhiều, giảm khả năng chống chọi với tốc độ lây lan nhanh chóng của vi rút. IMF ước tính rằng hơn 95 triệu người đã trở lại mức nghèo vào năm 2020 so với dự báo trước đại dịch. Việc đóng cửa các trường học liên quan đến khủng hoảng y tế càng làm giảm khả năng quay trở lại của các nhóm thu nhập thấp. Tổ chức cho biết, điều quan trọng là các nền kinh tế hàng đầu thế giới không quan tâm riêng đến nhóm những người người khó khăn, thay vào đó các quốc gia triển khai quy mô phục hồi trên toàn cầu một cách công bằng và đồng bộ.

Các nhà kinh tế cho biết thêm: “Hợp tác quốc tế là yếu tố rất quan trọng để đạt được những mục tiêu này và đảm bảo rằng các nền kinh tế thị trường mới nổi cũng như các nước đang phát triển có thu nhập thấp tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa mức sống giữa các quốc gia.”

TL